Chè trôi nước chùm ngây
Chè trôi nước là món truyền thống trong các dịp cúng kiếng, lễ Tết, giỗ chạp; đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ ( mùng 5 tháng 5 âm lịch). Tại Cần Thơ, chè trôi nước chùm ngây mang hương vị mới cho món ngon này.
Ngày nay, nhu cầu “ăn để khỏe” ngày càng phổ biến, với sự lên ngôi của những món ăn cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nguyên, hương liệu tự nhiên. Chè trôi nước chùm ngây cũng bắt nguồn ý tưởng từ đây: sử dụng nguyên liệu chùm ngây – một loại thực vật giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là góp phần ổn định đường huyết, giảm cholesterol, bảo vệ gan. Bà Lê Thị Bé Bảy, người nghĩ ra ý tưởng này, cho biết: “Chè trôi nước là món ngọt, nên có thêm chùm ngây sẽ làm cho món ăn cân bằng hơn về dinh dưỡng, vừa tạo vị mới, màu sắc cũng hấp dẫn hơn”.
Lá và bột chùm ngây có tính nhẫn, do đó khi sử dụng phải có kỹ thuật tách nhẫn để không còn vị đắng, mùi cũng bớt hăng hơn. Nguyên liệu này sẽ pha cùng bột nếp, thêm chút muối để tạo thành da bánh. ể bánh dẻo, mềm và thơm, bà Lê Thị Bé Bảy sử dụng phương pháp thủ công xây nếp ủ bột trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưn chè trôi nước ở Nam Bộ thường sử dụng đậu xanh trút vỏ nấu chín, cà nhuyễn và vo tròn; có khi thêm nước cốt dừa, hay sữa tươi để tăng vị béo, thơm cho viên chè. Khi da bánh đã ủ đến thời điểm nhất định, có độ dẻo vừa tay thì mang ra chia nhỏ từng viên, cán mịn và bọc nhưn. Viên chè sẽ được thả vào nước sôi, khi chín sẽ nổi lên. Lúc này, bánh sẽ được vớt để sang nồi nước đường đang nóng bên cạnh. Nước đường này có thêm gừng, mè, hay đậu phộng rang cà nhuyễn, tạo thêm vị thơm cho chè.
Chè trôi nước chùm ngây sẽ có màu xanh đậm của lá, thoang thoảng mùi thơm thảo mộc từ chùm ngây. Chùm ngây làm cho vị ngọt của chè dịu hơn, da bánh cũng trở nên mềm dẻo hơn, chè vì thế khi ăn không ngán. ể thưởng thức món chè này, khách có thể đặt trước qua bà Lê Thị Bé Bảy, điện thoại: 0912 302 575.
Cách làm chè trôi nước gấc nhân sầu riêng thơm lừng mới lạ hấp dẫn
Chè trôi nước - món chè quen thuộc từ ngày thường cho đến các ngày lễ đều không thể vắng mặt. Hiểu được điều đó nên hôm nay Điện máy XANH sẽ mách nhỏ thêm 1 công thức đó là chè trôi nước gấc nhân sầu riêng để bạn có thể trổ tài cho cả gia đình thưởng thức. Nào cùng vào bếp ngay thôi!
Nguyên liệu làm Chè trôi nước gấc nhân sầu riêng
Nếp sáp 1.5 kg
Đậu xanh không vỏ 400 gr
Sầu riêng 200 gr (2 múi)
Gấc 1 trái
Dừa nạo 200 gr
Gừng 50 gr (1 củ)
Mè rang 1 ít
Rượu trắng 1 muỗng canh
Đường 560 gr Muối 1 ít
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện:
Máy xay sinh tố, thau, dao, thớt, chén,...
Cách chế biến Chè trôi nước gấc nhân sầu riêng
1
Video đang HOT
Chuẩn bị nếp
Lấy 1 cái thau ngâm 1.5kg nếp sáp cùng 1 lít nước từ 6 - 8 tiếng.
Sau đó lấy máy xay sinh tố cho hỗn hợp nếp đã ngâm vào xay ở mức cao đến khi nhuyễn rồi cho vào túi vải sạch treo lên hoặc để lên một cái rổ cao 4 - 5 tiếng đợi cho bột ráo hẳn.
Mách nhỏ:
Bạn có thể sử dụng bột nếp đóng gói sẵn để tiết kiệm thời gian nhưng nếu sử dụng nếp xay ra sẽ giúp chè dẻo thơm hơn.Tránh không đủ thời gian ngâm bột bạn có thể ngâm trước đó 1 đêm rồi mới tiến hành sơ chế.Để bột khô lại nhanh hơn bạn chỉ cần dùng vật có khối lượng nặng đặt lên tấm vải.
2
Chuẩn bị nước cốt và nấu đậu
Lấy 1 cái thau khác đem 200gr dừa nạo cùng 150ml nước ấm tiến hành vắt lấy nước cốt cho vào nồi có chứa 400gr đậu xanh không vỏ. Cứ tiếp tục vắt nước cốt thêm 2 - 3 lần nữa đến khi sâm sấp mặt đậu là được.
Sau đó bắt nồi đậu lên bếp với lửa vừa nấu đậu trong vòng 15 - 20 phút. Nước cốt cạn dần thì giảm xuống lửa nhỏ thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Mách nhỏ: Tránh đậu bị cháy không nên nấu với lửa quá lớn.
3
Làm nhân đậu sầu riêng
Cũng với nồi đậu xanh, bạn tán nhuyễn đậu rồi cho 4 muỗng canh đường cùng phần thịt của 200gr sầu riêng (2 múi) tiến hành đảo đều hỗn hợp lên với nhau rồi đem vo viên vừa ăn.
Mách nhỏ: Tùy theo sở thích bạn có thể cho thêm sầu riêng tuy nhiên cũng không nên cho quá nhiều sẽ làm cho nhanh ngán.
4
Lấy màu gấc
Lấy trái gấc cắt đôi dùng muỗng tách phần thịt bên trong ra. Sau đó bỏ hạt đem thịt gấc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ở mức vừa rồi cho ra dĩa cùng 1 muỗng canh rượu trắng trộn đều lên.
5
Trộn bột
Khi bột đã khô bạn chia làm 2 phần để tiến hành trộn bột. Với phần đầu tiên thêm 100ml nước ấm còn phần thứ 2 cho phần nước gấc vào.
Sau đó dùng tay nhào cả 2 khối bột đến khi thấy mịn dẻo không còn dính tay nữa là được.
Mách nhỏ: Nếu bột quá ướt bạn có thể thêm bột nếp để điều chỉnh.
6
Nấu nước đường
Gừng mua về cạo vỏ cắt sợi. Sau đó bắc 1 cái nồi khác lên bếp với số đường còn lại, 500ml nước và 1 ít muối nấu với lửa nhỏ 10 phút. Thấy đường tan cho nốt 50gr gừng đã cắt vào nấu thêm 10 phút.
7
Tạo hình chè
Lấy 1 lượng bột vừa phải dàn mỏng ra rồi cho nhân sầu riêng vào giữa tiến hành vo viên lại. Cứ như vậy cho đến khi hết hoàn toàn bột và nhân nhé.
Mách nhỏ:
Tránh làm chè dễ nứt khi luộc bạn nên miết bột thật kín không cho không khí lọt vào trong được.Đối với phần bột dư bạn có thể vo thành các viên nhỏ và luộc chung ăn kèm cũng rất ngon luôn đó.Để tránh làm bột bị khô bạn nên vừa tạo hình vừa luộc.
8
Luộc chè
Bắc 1 nồi khác lên bếp cùng 1 lít nước với lửa vừa. Nước sôi cho chè vào luộc 10 - 15 phút. Thấy chè nổi lên trên mặt nước thì vớt ra cho qua nồi nước đường nấu thêm 10 phút nữa là dùng được rồi nhé.
Mách nhỏ:
Để tránh làm đục nước đường khiến chè mất ngon bạn nên luộc chè riêng.Tránh màu gấc bị ra màu bạn nên luộc chè gấc sau cùng.
9
Thành phẩm
Múc viên chè trôi nước ra chén, rắc thêm 1 ít mè và gừng vậy là bạn đã thưởng thức được cùng cả gia đình rồi đấy.
Món chè trôi nước gấc nhân sầu riêng có 1 màu sắc thật bắt mắt và cuốn hút. Lớp vỏ thì dai dai, phần nhân thì thơm mùi đậu xanh và sầu riêng thật khó cưỡng. Còn chần chừ gì nữa mà hãy dùng ngay thành phẩm của mình đi nhé.
2 cách làm bánh ú bá trạng người Hoa thơm ngon mới lạ cho Tết Đoan Ngọ Bánh ú bá trạng là một món bánh truyền thống của người Hoa thường xuất hiện vào dịp Tết Đoan Ngọ. Bánh khá giống với bánh ú của người Việt, nhưng phần nhân được làm từ nhiều nguyên liệu và vị cũng đậm đà hơn. 1. Bánh ú bá trạng chóp Nguyên liệu làm Bánh ú bá trạng chóp Đậu xanh cà vỏ...