Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm não Nhật Bản
Chế độ nuôi dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
Dinh dưỡng hợp lý cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân hồi phục và giảm thiểu các di chứng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm não Nhật Bản là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Không có phương pháp điều trị kháng virus nào cho bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản.
Phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ và bao gồm ổn định và làm giảm các triệu chứng. Những người đã trải qua bệnh viêm não Nhật Bản thường có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, đòi hỏi phải điều trị và chăm sóc lâu dài bao gồm cả phục hồi chức năng.
Người bệnh viêm não cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh viêm não Nhật Bản
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh viêm não Nhật Bản. Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Cung cấp năng lượng: Bệnh nhân viêm não Nhật Bản thường bị sốt cao, mất nước, chán ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể, do đó cần một chế độ ăn giàu năng lượng để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng.
Hỗ trợ quá trình phục hồi: Các chất dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các tế bào thần kinh bị tổn thương, giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ phục hồi tế bào thần kinh: Các chất dinh dưỡng như vitamin B, omega-3, protein có vai trò quan trọng trong việc tái tạo và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương.
Video đang HOT
Giảm thiểu các biến chứng: Dinh dưỡng hợp lý giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo.
2. Một số dưỡng chất cần thiết với người bệnh viêm não Nhật Bản
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh viêm não Nhật Bản. Bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ và cân đối, người bệnh có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và rút ngắn thời gian hồi phục.
Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng cho các tế bào, giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh.
Nguồn cung cấp protein có trong nhiều thực phẩm như: Thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành.
Carbohydrate : Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Nguồn cung cấp: Gạo, mì, khoai, các loại củ.
Chất béo: Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu. Chất béo tốt acid béo omega-3 có trong một số thực phẩm như dầu ô liu, dầu cá, các loại hạt (hạt chia, hạt lanh…), cá béo như cá hồi, cá ngừ giúp giảm viêm và bảo vệ hệ thần kinh.
Vitamin và khoáng chất:
Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, vitamin C, vitamin E, kẽm, selen giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tế bào thần kinh.
Vitamin nhóm B: (B1, B6, B12) cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng và chức năng thần kinh.
Vitamin C, E: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào.
Kẽm: Cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương mô.
Tăng cường các thực phẩm từ các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào.
Trái cây, rau củ là thực phẩm tốt cho người viêm não Nhật Bản.
3. Một số nguyên tắc cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm não Nhật Bản
Dễ tiêu hóa: Chọn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, thịt bằm.
Đa dạng: Kết hợp nhiều loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất.
Uống đủ nước : Nước giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đào thải độc tố, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.
Đảm bảo đủ năng lượng: Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn thường xuyên để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa.
Hạn chế các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Tránh các thực phẩm khó tiêu: Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có gas.
Lấp 'khoảng trống' tiêm chủng vắc-xin
Sau hàng chục năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố căn bệnh gần như bị xóa sổ, dịch bạch hầu đã xuất hiện trở lại với diễn biến phức tạp và lây lan với tốc độ rất nhanh ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng thời gian gần đây là do khoảng trống miễn dịch vì thiếu vắc-xin, tỷ lệ tiêm chủng ở một số loại dịch bệnh còn khá thấp.
Tiêm chủng đầy đủ để trẻ được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.
Trong 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát gồm 1 thai phụ, 1 trẻ nhỏ và 1 người cao tuổi, thì 2 người lớn có lịch sử tiêm chủng không rõ ràng, còn cháu bé thì chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Mặc dù thời gian qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của huyện Mường Lát đã nỗ lực tuyên truyền cũng như mang vắc-xin đến tận thôn bản song người dân chưa chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng. Đây cũng là một trong những địa bàn thuộc "vùng lõm" của tiêm chủng.
Theo bác sĩ Hà Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, là địa phương khó khăn nhất của tỉnh, đường sá đi lại khó khăn, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, không có điều kiện về kinh tế nên việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ chỉ trông chờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng không được cung cấp đầy đủ, tình trạng thiếu vắc-xin đã kéo dài mấy năm nay. Cùng với đó, do hạn chế về nhận thức của một bộ phận người dân cũng là nguyên nhân lớn khiến nhiều trẻ em trên địa bàn huyện Mường Lát chưa được tiêm vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh bạch hầu nói riêng.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Bình Yên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng bạch hầu những năm gần đây của thị trấn Mường Lát chưa đạt yêu cầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tình trạng khan hiếm vắc-xin có thành phần bạch hầu. Với tỷ lệ tiêm chủng còn thấp thì không chỉ bạch hầu mà các dịch bệnh khác vẫn đang là mối lo ngại lớn đối với ngành y tế địa phương. Từ đầu năm đến nay, mặc dù tình trạng khan hiếm vắc-xin đã được cải thiện dần nhưng vẫn chưa được cung cấp đầy đủ đến các trạm y tế, vì thế khi người dân đến tiêm thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Địa phương đang nỗ lực đấu mối để có vắc-xin tiêm bù, tiêm vét và tiêm nhắc lại cho người dân để tạo miễn dịch trong cộng đồng.
Tại Thanh Hóa, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai đã khẳng định được hiệu quả và tính ưu việt trong việc phòng tránh các bệnh nói chung, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nói riêng theo thời điểm, theo mùa như lao, viêm gan B, bại liệt, sởi-rubella, tả, thương hàn, viêm não Nhật Bản, uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng của tỉnh liên tục tăng cao. Để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ em, nhất là những loại vắc-xin mới được đưa vào tiêm chủng, định kỳ, ngành y tế chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, thực hiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, truyền thông tư vấn trực tiếp đến người dân và cộng đồng về lợi ích của một số loại vắc-xin mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trong từng năm, lịch tiêm chủng, tính an toàn của vắc-xin... nhằm triển khai hiệu quả, đạt tỷ lệ cao trong công tác tiêm chủng mở rộng. Cùng với công tác tuyên truyền, hàng năm, Sở Y tế thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã về kỹ năng giám sát phản ứng sau tiêm, quản lý, tổ chức, thực hành tiêm chủng, quản lý dây chuyền lạnh và triển khai các quyết định mới của Bộ Y tế về quy định sử dụng vắc-xin trong phòng và điều trị bệnh. Do nguồn cung ứng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của cả nước bị gián đoạn, năm 2023, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng của tỉnh Thanh Hóa đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 và chưa đạt mục tiêu trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Cụ thể, tỷ lệ tiêm viêm gan B sơ sinh 24 giờ đầu đạt 76,3%, trong khi chỉ tiêu là 85%; tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng lao đạt 70,3% trong khi chỉ tiêu là 95%; tỷ lệ tiêm mũi 3 vắc-xin 5 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, viêm gan B) đạt 46,9%, thấp hơn 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2022 và thấp so với chỉ tiêu là 95%. Tỷ lệ trẻ được tiêm vắc-xin sởi - rubella đạt 76,2%; tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản mũi 3 đạt 80,1% trong khi chỉ tiêu của 2 loại vắc-xin này là 90%. 7 tháng năm 2024, số trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng vắc-xin cơ bản là 54.077 trẻ (tăng 207 trẻ so với cùng kỳ năm 2023). Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện các "vùng lõm" về tiêm chủng khi tỷ lệ tiêm chủng không đạt như mục tiêu.
Theo các chuyên gia y tế, việc không tiêm đủ mũi, đúng lịch vắc-xin đã làm giảm khả năng phòng bệnh. Khi miễn dịch cộng đồng không còn đủ mạnh là cơ hội tốt cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển và bùng phát.
Điều này lý giải vì sao thời gian qua, nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm đã được ngăn ngừa và loại bỏ trong cộng đồng từ trước đó như sởi, bạch hầu, ho gà đã quay trở lại đe dọa sức khỏe và tính mạng của nhiều người.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin thấp sẽ khiến các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát. Nhiệm vụ đặt ra lúc này là cần tăng cường trang bị "tấm lá chắn hữu hiệu" cho nhiều trẻ em cũng như lấp khoảng trống "miễn dịch", để mọi trẻ em đều được tiêm chủng đầy đủ và được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.
Yếu tố quan trọng trong công tác phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm chính là ý thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định có liên quan đến tiêm chủng. Nên tiêm đủ, tiêm đúng lịch các liều vắc-xin được Bộ Y tế khuyến cáo cho cả người lớn lẫn trẻ em. Không đợi đến khi dịch bệnh bùng phát mới đổ xô đi tiêm chủng mà việc phòng bệnh là cả một quá trình. Đợi đến khi dịch bùng phát mới đi tiêm, hiệu quả sẽ không đạt như mong muốn, khả năng mắc bệnh vẫn có thể xảy ra... Đặc biệt, với vắc-xin phải tiêm nhắc lại, người dân cần ghi nhớ lịch để tiêm đủ mũi, đủ liều.
Ngoài ra, y tế các địa phương cần rà soát danh sách trẻ nào chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi thì vận động để phụ huynh đưa con đi tiêm vét, hạn chế tối đa các "khoảng trống" tiêm chủng.
6 tác dụng đáng ngạc nhiên của dầu óc chó đối với sức khỏe Óc chó được biết là một trong những loại hạt lành mạnh và tốt cho sức khỏe nhất giờ giàu omega-3, selen, protein, chất xơ,... Dầu óc chó được chiết xuất từ hạt óc chó thông qua quá trình ép tinh chế hoặc ép lạnh. Dầu óc chó được chiết xuất từ quả óc chó, có mùi nhẹ nhàng, vị bùi,... rất được...