Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão

Theo dõi VGT trên

Cùng với việc đang phải đối mặt với việc quay trở lại của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế như sởi, ho gà…, sau bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương lại đứng trước nguy cơ các dịch bệnh sẽ bùng phát do điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão - Hình 1

Khám bệnh cho người dân sau bão số 3. Ảnh: BV Bãi Cháy.

Nhiều dịch bệnh trở lại

Việc TPHCM công bố dịch sởi cuối tháng 8 vừa qua, cùng đó số ca mắc ho gà tăng nhanh ở nhiều địa phương đã khiến cho người dân lo lắng. Bởi đã nhiều thập kỷ qua, những bệnh dịch này tưởng như đã không còn nguy cơ bùng phát khi trẻ em được tiêm chủng mở rộng. Thực tế này đặt ra một vấn đề rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với sự “trỗi dậy” của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế.

Trong đó, sốt rét, sởi, ho gà…Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những căn bệnh như sốt xuất huyết (SXH), bệnh phong, bệnh dại, các loại bệnh liên quan đến nấm, giun sán… đều là những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Thống kê của Bộ Y tế, năm 2023, nước ta ghi nhận hơn 172.000 ca mắc SXH, 43 trường hợp tử vong. Tính đến giữa tháng 8/2024, cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc SXH, 6 ca tử vong. Đến cuối tháng 8/2024, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Cùng đó, chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số ca mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023… Điều đáng nói là lâu nay dịch bệnh chỉ xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện tiếp cận y tế còn thiếu thốn. Song vừa qua ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, TPHCM nhiều trẻ em đã mắc ho gà, sởi…

Trước đó, ghi nhận từ các ca bệnh sởi tới điều trị, BS Dư Tuấn Quy – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, hầu hết các trẻ mắc sởi có biến chứng nặng do có bệnh nền như: teo đường mật bẩm sinh, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhi này đều chưa được tiêm vaccine phòng sởi do chưa đến tuổi hoặc phụ huynh chưa cho đi tiêm.

Lấp khoảng trống miễn dịch

Lý giải về nguyên nhân khiến những dịch bệnh nói trên gia tăng trở lại, các chuyên gia y tế cho rằng chúng ta đang có “khoảng trống miễn dịch” trong cộng đồng. Đơn cử, TPHCM luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của khu vực phía Nam về tỷ lệ tiêm chủng vaccine.

Video đang HOT

Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine nói chung và vaccine sởi nói riêng tại TPHCM trong những năm gần đây ở mức thấp. Tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi đối với lứa trẻ sinh từ năm 2018 đến 2021 trên địa bàn lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu mà TPHCM đề ra là trên 95%. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của WHO.

BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TPHCM cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp là nguyên nhân bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine quay trở lại. Theo BS Khanh, khi tiêm phòng không đúng, không đủ thì chỉ cần một vài ca bệnh thì nguy cơ sẽ lây lan thành dịch. Virus sởi lây lan rất nhanh và sẽ tấn công những người chưa được tiêm phòng như trẻ em chưa đủ tháng để tiêm, những người không thể tiêm phòng như trẻ bị bệnh tim, trẻ mắc bệnh mạn tính…

Nỗ lực lấp khoảng trống miễn dịch, cho đến trước thềm năm học mới 2024 – 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin đã có khoảng 17.000 trẻ em trên địa bàn đã được tiêm vaccine phòng sởi. ThS.BS Nguyễn Đình Qui – Phó Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM nhấn mạnh: Kháng thể không thể bảo vệ trọn đời cho bệnh nhân, nên trẻ đã bị mắc sởi rồi vẫn có thể mắc lại. Trường hợp trẻ đã mắc bệnh sởi, sau 5 – 10 năm nên cho trẻ tiêm lại vaccine phòng sởi là tốt nhất. Đối với những trường hợp tiêm vaccine phòng sởi, sau khoảng 10 năm nên cho trẻ tiêm nhắc lại 1 lần.

Cùng đó, ghi nhận quá trình điều trị cho bệnh nhi mắc ho gà tại các cơ sở y tế thời gian qua, các chuyên gia y tế cảnh báo người lớn không nên chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh này. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, không có miễn dịch đầy đủ nguy cơ mắc bệnh và lây lan rất cao. Theo BS Bùi Thu Phương – Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho tới nay, bệnh ho gà vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới dù tiêm chủng đã được phủ rộng. Chu kỳ dịch khoảng 2-5 năm, xảy ra lẻ tẻ ở tất các các nước, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi, các ca bệnh nặng và tử vong hay gặp ở trẻ độ tuổi bú mẹ, tỉ lệ tử vong tăng cao hơn ở các nước đang phát triển.

Đề phòng bệnh ho gà cho trẻ, theo BS Phương, trẻ nhập viện cần được thực hiện các biện pháp dự phòng chuẩn, các biện pháp dự phòng lây qua đường hô hấp được khuyến cáo ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

Nên cách ly trẻ 3 – 4 tuần để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, giảm các kích thích cho trẻ và tránh các mối lo lắng bị lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra cần dự phòng sau phơi nhiễm bằng kháng sinh cho những người trong gia đình tiếp xúc gần với trẻ và những người chăm sóc trẻ ở bất kỳ tuổi nào, tiền sử tiêm phòng và có triệu chứng hay không. Thực hiện đúng và đầy đủ khuyến cáo về tiêm phòng ho gà trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Mũi 1 lúc trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2, 3, 4 lần lượt khi trẻ được 3, 4 và 18 tháng tuổi.

Chủ động ngừa dịch bệnh sau bão, lũ

Theo các chuyên gia y tế, sau bão lũ sẽ là nguy cơ dịch bệnh bùng phát. PGS.TS Trần Đắc Phu – cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa bão rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp. Đồng thời, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng như lốp xe, vỏ chai lọ, chậu cây, chum vại… cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bệnh SXH rất dễ lây lan và bùng phát. Mùa mưa bão hằng năm cũng là đỉnh dịch SXH ở nhiều nơi.

Cách phòng, chống bệnh SXH là tiêu diệt nơi muỗi có thể đẻ trứng và hình thành loăng quăng. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ ao tù nước đọng để không cho muỗi sinh sản. Đặc biệt, không để rác chất đống quanh nhà và hãy đậy kín thùng rác.

Ghi nhận trên địa bàn TP Hà Nội, ngay sau mưa bão, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh. Ông Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho hay: Ngành y tế sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đồng thời yêu cầu các đơn vị triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường. Cụ thể, nước rút đến đâu, khơi thông dòng chảy, tổng vệ sinh môi trường đến đó, với mục tiêu không để dịch bệnh lây lan và bùng phát. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa bão, nhất là người dân sinh sống trong vùng ngập lụt có nguy cơ bùng phát các bệnh dịch thường gặp trong và sau mưa bão (tiêu hóa, da liễu, SXH, đau mắt đỏ…).

Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ

Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,...

Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Sau mưa lũ, nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm tăng cao.

Bộ Y tế lo ngại, sau mưa lũ lại trùng vào thời điểm cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Dự báo thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tại các địa phương khác trong cả nước cũng xuất hiện rải rác các ca bệnh sốt xuất huyết, sởi, ho gà...

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.

TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.

Đặc biệt, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là các bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân...

Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.

Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn...

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Theo bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, để hạn chế dịch bệnh lây lan trong tình hình mưa bão, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài
21:31:17 08/11/2024
7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh
13:56:43 08/11/2024
Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg
13:54:37 08/11/2024
3 điều cần tránh khi ăn trứng vịt lộn
11:20:07 09/11/2024
Con bị suy tuyến thượng thận do thói quen nhiều người lớn hay mắc phải
10:47:39 10/11/2024
Máy tạo nhịp tim dạng tiêm
13:46:32 08/11/2024
Hiếm gặp răng mọc trong mũi
11:07:14 09/11/2024
Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh
11:10:43 09/11/2024

Tin đang nóng

Từ khóa 'ca sĩ Chi Dân' tăng vọt trên top tìm kiếm
06:26:40 10/11/2024
Sao nam bị 200 đoàn phim từ chối vì "đôi môi như xúc xích", giờ là siêu sao được các minh tinh giành giật
07:30:40 10/11/2024
Chi Dân phản ứng thế nào về bức ảnh gây sốc MXH?
05:56:45 10/11/2024
Kỳ Duyên phải bỏ phần thi quan trọng ở Miss Universe?
06:20:33 10/11/2024
Đưa vợ về ngoại trả, bố vợ dùng mảnh đất trị giá 2 tỷ để vỗ về con rể nhưng tôi nói một câu khiến cả nhà ngây người
08:00:29 10/11/2024
Chồng thường xuyên chuyển tiền cho "người đặc biệt", biết danh tính mà tôi tức điên người, đưa ra quyết định khiến chồng xám ngoét mặt mày
07:47:16 10/11/2024
Tài tử "Trái tim mùa thu" lịch lãm, bảnh bao xuất hiện tại Hà Nội
08:11:39 10/11/2024
MC quốc dân lộ phát ngôn phân biệt giới tính?
05:59:53 10/11/2024

Tin mới nhất

Dinh dưỡng can thiệp - 'trợ thủ' đắc lực trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em

10:51:05 10/11/2024
Hội thảo được diễn ra vào ngày 9/11/2024 tại Viện Dinh dưỡng quốc gia, thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của hàng trăm bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa đến từ các cơ sở y tế của các tỉnh, thành khu vực miền Bắc.

Nước dùng từ xương lợn có bổ không?

06:52:06 10/11/2024
Nước dùng xương có thể chế biến từ lợn, gà, bò nhưng loại ninh từ xương lợn vẫn phổ biến nhất, được sử dụng trong một số món ăn khác nhau (canh, cháo, bún, miến, phở, lẩu).

4 cách cực đơn giản để phòng cảm cúm

06:15:06 10/11/2024
Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh. Vì thế, việc phòng ngừa cảm cúm hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Bé trai bị viêm phổi, suy hô hấp vì uống dầu thắp đèn

06:06:20 10/11/2024
Tại bệnh viện, bệnh nhi G.B. được đặt nội khí quản hỗ trợ thở, sử dụng kháng sinh, dịch truyền, điều chỉnh điện giải, điều trị toan kiềm, an thần, giãn cơ và đặt ống thông dạ dày để dẫn lưu hóa chất còn sót lại trong đường tiêu hóa ra n...

Chọn thuốc cảm cúm an toàn

06:04:00 10/11/2024
Đối với đau họng, đau đầu và đau nhức cơ, thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen sẽ có tác dụng. Những loại thuốc này cũng sẽ hạ sốt.

Chế độ ăn cho người bệnh đau thắt ngực

06:00:32 10/11/2024
Mỗi người bệnh sẽ có một chế độ ăn cụ thể tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các bệnh lý kèm theo. Do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn phù hợp.

Ăn tiết canh có cải thiện được tình trạng thiếu máu?

05:57:47 10/11/2024
Người mắc bệnh thiếu máu nên hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

Bụng đói nên tránh tiêu thụ những thực phẩm này

05:52:34 10/11/2024
Cà phê làm tăng sản xuất axit dạ dày, có thể gây trào ngược axit khi uống vào buổi sáng. Uống cà phê mà không ăn gì có thể khiến bạn dễ bị ợ nóng và khó tiêu hơn.

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

05:50:30 10/11/2024
Bộ Y tế cho rằng việc đưa vắc-xin phòng, chống SXH vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cần được thực hiện theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, đó là bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm có vắc-xin bảo đảm tiêm miễn phí cho dân.

Cứu sống bệnh nhân sốc tim do tràn dịch màng ngoài tim

05:48:22 10/11/2024
Đây là trường hợp tràn dịch màng ngoài tim mức độ nhiều gây ra tình trạng sốc tim nếu không xử lý có thể gây tình nguy hiểm tính mạng. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn, chọc hút dịch, dẫn lưu màng tim cấp cứu.

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

05:46:26 10/11/2024
Bạn lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.

Loại trà dân dã, vài nghìn đồng 1 cốc nhưng đủ tác dụng

11:25:23 09/11/2024
Nhân trần là loại cây mọc hoang được dùng làm trà, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, hỗ trợ chữa viêm gan, vàng da, sốt.

Có thể bạn quan tâm

Set đồ đồng bộ, điểm nhấn cho phong cách mùa đông

Thời trang

12:16:14 10/11/2024
Tông màu tươi sáng rạng rỡ mang đến hình ảnh quý cô tràn đầy sức sống và trẻ trung. Các thiết kế chú trọng đến những phom dáng cổ điển, chi tiết và chất liệu tuyển chọn tinh tế mang đến những góc nhìn đầy duyên dáng và thu hút.

Thà nghỉ làm chứ không chịu áp lực công sở: Gen Z nuông chiều cảm xúc thái quá?

Netizen

11:26:15 10/11/2024
Thời gian gần đây khi nhắc đến gen Z, nhiều người cho rằng đây là thế hệ bông tuyết (snowflake generation). Khái niệm này xuất hiện trong Từ điển Oxford từ năm 2018, chỉ những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương,

Lở đất tại Cameroon, ít nhất 12 người thiệt mạng

Thế giới

11:19:30 10/11/2024
Đầu tháng 9, một xe đầu kéo chở khách đã lao khỏi cung đường vách đá xuống khe núi gần thị trấn Dschang khiến 8 người thiệt mạng và 62 người bị thương, trong đó có 8 trẻ em.

Món bánh nhất định chị em phụ nữ nên ăn trong mùa đông này, vừa tốt cho khí huyết lại giúp dưỡng da trắng mịn

Ẩm thực

11:14:08 10/11/2024
Khám phá công thức làm bánh hạt óc chó và táo đỏ - một sự kết hợp tinh tế của vị ngọt và hương thơm quyến rũ giúp chị em dưỡng da hiệu quả từ sâu bên trong.

Hé lộ không gian sống và cơ ngơi đồ sộ của ca sĩ Vy Oanh

Sáng tạo

11:07:36 10/11/2024
Nữ ca sĩ Vy Oanh và ông xã đại gia Lê Thiện sở hữu nhiều bất động sản khác nhau, trong đó cặp đôi chủ yếu sinh sống ở căn biệt thự trắng 4 tầng nằm tại quận 2 (TP.HCM).

Messi thăng hoa, Inter Miami vẫn bị loại ở MLS Cup

Sao thể thao

11:03:18 10/11/2024
Messi thăng hoa với 1 bàn thắng cùng cú sút tạo nên bàn thắng còn lại nhưng Inter Miami vẫn phải nhận trận thua 2-3 trước Atlanta United và bị loại ở MLS Cup 2024.

Jennifer Lopez luôn có vệ sĩ điển trai bên cạnh

Sao âu mỹ

10:04:30 10/11/2024
Ngôi sao điện ảnh Jennifer Lopez được chụp ảnh ở London, Anh hôm 7.11 khi bước ra khỏi một chiếc xe màu đen và nắm lấy tay người đàn ông tóc vàng cơ bắp để giúp cô giữ thăng bằng.

Toàn cảnh phiên toà phúc thẩm bà Trương Mỹ Lan sau 1 tuần xét xử

Pháp luật

09:55:00 10/11/2024
Ngày 12-11, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiến hành đề nghị mức hình phạt đối với bà Trương Mỹ Lan cùng 47 người khác trong vụ án.

3 xe máy va chạm, 2 học sinh tử vong ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:49:24 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra tai nạn, 2 xe máy (chưa rõ biển kiểm soát) đi cùng chiều đã va chạm với 1 xe lưu thông hướng ngược lại, các nạn nhân bị văng ra xa, phương tiện hư hỏng nặng.

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 10/11/2024: Bạch Dương có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

09:45:57 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 10/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Lộ thiệp cưới của Hoa hậu Khánh Vân với chồng hơn 17 tuổi

Sao việt

09:40:42 10/11/2024
Thiệp cưới cặp đôi có màu trắng kem, được thiết kế sang trọng và tỉ mỉ, bên ngoài có dòng chữ Long - Vân để tạo nét ấn tượng riêng.