[Chế biến] – Hoành thánh dễ ăn cho ngày nắng nóng
Những cơn mưa nhỏ tháng 4 chỉ càng làm tiết trời thêm oi bức. Cho những ngày nắng nóng, hoành thánh là món có thể ăn sáng, ăn xế hoặc dùng thay cơm cho bữa trưa đều ngon.
Nguyên liệu
400g thịt nạc dăm
200g lá hoành thánh
5 tép hành lá
1 củ tỏi
Hẹ, ớt
Nước dùng: 500g xương heo, 50g củ cải mặn, 10g tôm khô (hoặc khô mực).
Gia vị: Muối, nước mắm, đường, đường phèn, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn.
Thực hiện
Nước dùng: Xương heo rửa qua nước muối, xả sạch, trụng nước sôi, rửa lại nước sạch. Cho xương vào nồi, đổ nước ngập mặt, dằn thêm ít muối, nấu sôi. Cho tiếp củ cải muối và tôm khô (nếu là khô mực thì nướng sơ cho thơm) vào, hầm cho ra nước ngọt, vớt bọt để nước trong. Lược lại nước dùng.
Thịt nạc băm hoặc xay nhuyễn. Hành lá lấy phần lá xắt nhỏ. Tỏi băm nhỏ, lấy 1/2 phi thơm với dầu ăn cho vừa vàng. Trộn thịt nạc với 1/2 hành lá, dầu tỏi phi, cho 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/4 muỗng cà phê tiêu vào trộn đều.
Trải một miếng lá hoành thánh ra, cho một ít hỗn hợp thịt vào giữa, gói lại. Làm tương tự với những lá hoành thánh còn lại, chừa lại một ít thịt.
Nấu nước thật sôi, thả hoành thánh vào trụng 3-5 phút. Vớt ra, cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào xóc đều để không bị dính.
Phi thơm ít tỏi băm, trút phần thịt còn lại vào xào sơ, đổ nước dùng vào nấu sôi, nêm ít đường phèn, thêm muối, hạt nêm, bột ngọt vừa ăn.
Video đang HOT
Phần tỏi băm còn lại phi vàng với dầu ăn. Xếp hoành thánh vào tô, cho hẹ cắt khúc, hành lá xắt nhỏ, tỏi phi lên, chan nước dùng vào, rắc tiêu lên. Dùng nóng.
Nếu thích ăn hoành thánh khô thì không cần nấu nước dùng. Sau khi luộc hoành thánh cho vào đĩa, rắc hành lá, tiêu lên, dùng kèm với nước tương pha với tỏi phi, ớt băm và sa tế.
Mách nhỏ: Có nhiều cách gói hoành thánh. Cách đơn giản nhất là đặt lá hoành thánh lên tay, cho nhân vào giữa, bẻ một góc lên đậy phần nhân lại, 2 góc bên cạnh gấp đứng, sau đó nắm 3 góc xoắn nhẹ lại. Hoành thánh gói kiểu này khi nấu sẽ không bị bung.
Theo PNO
Các món lẩu ngon mời gọi ngày trở gió
Trời trở lạnh, những nồi lẩu nóng hổi với nhiều hương vị khác nhau sẽ đem lại cảm giác thích thú và ngon miệng.
Lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn
Để làm được món lẩu đầu hấp dẫn này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây nhé.
- Cua đồng: 500g - 1kg (tùy theo số lượng người ăn)
- Sườn sụn: 500g
- Bắp bò: 500g
- Đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa
- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.
- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt... Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.
- Bún sợi nhỏ.
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Cách pha chế nước dùng, sơ chế nguyên liệu như thế nào, bạn có thể xem tại đây
Lẩu nấm
Món lẩu nấm thanh ngọt sẽ giúp cân bằng lại cơ thể, chuẩn bị năng lượng tràn đầy cho nhịp sống ngày càng hối hả và bận rộn.
Nguyên liệu cho món lẩu nấm không cần quá cầu kì, bạn chỉ việc chuẩn bị như dưới đây. Tuy nhiên, nếu đông người bạn có thể tăng số lượng nguyên liệu sao cho phù hợp là được.
- 300g xương heo
- 100g nấm kim châm; 100g nấm đông cô; 100g tôm tươi; 100g tàu hũ tươi (váng đậu); 100g chả xoắn của Nhật; 100g bắp non
- 1 bó nhỏ rau tần ô (cải cúc); 10g muối; 50g bột nêm; 1kg bún
Để xem cách làm chi tiết lẩu nắm như thế nào, xem tại đây nhé.
Lẩu nướng
Làm lẩu nướng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian để ninh nước dùng như ăn lẩu nước, chỉ cần bạn lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, khéo léo tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng sẽ có một bữa ăn vô cùng hấp dẫn.
Lẩu nướng là một loại hình ăn uống khá mới mẻ và sáng tạo trong vài năm gần đây với sự xuất hiện của rất nhiều nhà hàng lẩu nướng từ sang trọng cho đến các quán nướng bình dân vỉa hè.
Trời lành lạnh được ngồi quay quần bên bếp nướng ấm áp, tự tay gắp thức ăn đặt lên bếp, lật qua lật lại vài ba lần là đã được thưởng thức những miếng nướng vừa đậm đà vừa thơm ngon. Cách làm lẩu nướng không khó.
Chuẩn bị:
Thực đơn cho món nướng khá đa dạng, tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình. Thông thường lẩu nướng sẽ gồm có những thứ sau:
- Thịt ba chỉ, sườn thăn non
- Lòng non, dạ dày
- Thịt bò
- Các loại hải sản như tôm, mực trứng, ngao, sò
- Nấm sò, nấm kim châm...
- Các loại củ quả nướng kém: bí đỏ, hành tây, cà chua, đậu bắp, ngô...
- Gia vị: xì dầu (nước tương), gia vị chanh ớt.
- Rau thơm, dưa chuột để ăn kèm. Đồ nướng có thể ăn cùng với bánh mỳ.
- Chảo gang, bếp cồn hoặc bếp ga. Bạn có thể dùng vỉ nướng nướng trên bếp than hoa.
Xem tại đây để được hướng dẫn cách làm chi tiết.
Lẩu nấm chim câu
Chim câu là loại thực phẩm bổ dưỡng không chỉ nấu được các món ăn ngon như hầm, quay, tần, nấu cháo, nướng... mà còn có thể trở thành nguyên liệu lẩu rất hấp dẫn.
Nguyên liệu làm lẩu nấm bao gồm:
- Xương cục hoặc xương ống: 500g
- Chim bồ câu: 2-3 con tùy số lượng người ăn
- Nấm các loại
- Một gói các vị thảo mộc mua trong siêu thị
-Cà rốt, cà chua, củ cải, hạt sen, củ sen, dứa (thơm), ngô ngọt, khoai môn, gừng, sả, tỏi,ớt.
- Rau muống hoặc ngải cứu, cải thảo, đậu bắp... đậu phụ.
Xem tại đây để được hướng dẫn cách làm chi tiết.
Theo T.H
Khám phá
[Chế biến] - Súp cua dễ nấu Súp cua rất dễ ăn, có thể ăn sáng, trưa hay chiều tối đều được. Trong bàn tiệc, súp cua cũng là món khai vị rất được chuộng. Nấu súp cua không khó, chỉ hơi nhiều nguyên liệu và muốn ngon thì phải có cua "xịn" bởi chắc chắn rằng, nếu bạn tạt mua súp cua ở một quán ven đường thì chẳng...