Chế biến bông cải xanh không đúng cách sẽ mất sạch chất dinh dưỡng
Nhiều bạn do không tuân thủ cách nấu sau nên dinh dưỡng mất đi khá nhiều mà hóa chất độc hại vẫn còn lưu lại trong bông cải.
Bông cải xanh (rau súp lơ xanh) là một loại rau thuộc họ cải, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa do đó có thể giúp ngăn ngừa các loại bệnh khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều đặc tính quý trong phòng và điều trị bệnh của rau súp lơ xanh như: giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, đây thực sự là loại thực phẩm mang đến lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe con người.
Bông cải xanh chế biến không đúng cách sẽ mất chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên điều quan trọng là một số chất dinh dưỡng trong rau bông cải xanh có thể bị biến mất khi không được nấu chín đúng cách. Một trong những cách chế biến sai phổ biến là nấu quá chín khiến nhiều thành phần vi lượng trong rau bị phân hủy hoặc tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm.
Không cắt trước khi rửa
Súp lơ thường hay có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn ở bên trong, vì vậy không nên cắt nhỏ rau rồi mới rửa. Cần rửa trực tiếp dưới vòi nước hoặc bạn có thể ngâm chúng trong nước muối 5 – 10 phút để loại bỏ sâu bọ dễ dàng hơn.
Thời điểm chọn ăn súp lơ
Bạn nên mua đúng loại súp lơ vào mùa chúng nở rộ để có được những cây súp lơ tươi ngon nhất. Súp lơ xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm.
Không chế biến ở nhiệt độ cao
Đối với súp lơ, bạn không nên nấu quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Theo các chuyên gia, nếu chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm hoặc mất hết tác dụng.
Video đang HOT
Cứ tưởng nấu cơm bằng nồi điện là "dễ nhất quả đất" nhưng nếu không biết cách sau thì cơm vẫn sống, nát, mất hết dinh dưỡng
Nếu nấu cơm bằng nồi cơm điện theo cách sau và cho thêm thứ gia vị này vào, cơm không những dẻo, thơm, mà còn giữ nguyên dinh dưỡng.
Nguyên liệu nấu cơm ngon từ nồi cơm điện (Cho khoảng 2 người)
Gạo: 160 gr (1 cốc); Nước: 280 ml; Muối 1 muỗng cà phê; Giấm ăn 1/2 muỗng cà phê
Cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện
Đong gạo: Bạn dùng cốc đi kèm nồi cơm điện đong gạo, đong 1 cốc gạo khoảng 160gr cho 2 chén cơm. Nếu không có cốc bạn có thể sử dụng lon sữa bò hoặc chén để đong gạo. Thông thường lon sữa bò sẽ có dung tích khoảng 320gr và chén sẽ có dung tích khoảng 240gr.
Vo gạo: Cho nước vào nồi cơm đã có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắt nước ra rồi tiếp tục chế nước sạch vào.
Nhiều người thường vo gạo quá nhiều lần trước khi nấu để gạo sạch hơn, nhưng không biết rằng khi vo gạo nhiều sẽ làm chất dinh dưỡng, chất khoáng sẽ bị hao hụt.
Do đó, thay vì vo gạo nhiều lần, chúng ta chỉ nên vo 1 lần, nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất trôi ra là được.
Đong nước: Tùy loại gạo bạn nấu và tùy bạn muốn ăn cơm nhão, khô hay vừa mà thêm nước sao cho phù hợp. Trong nồi cơm thường có nấc chia độ, cho thấy nên cho thêm bao nhiêu nước và gạo, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Gạo trắng, hạt dài: 1 cốc gạo cho 1.75 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 280ml nước.
Gạo trắng, hạt vừa: 1 cốc gạo cho 1.5 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 240ml nước.
Gạo trắng, hạt ngắn: 1 cốc gạo cho 1.25 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 200ml nước
Gạo lứt, hạt dài: 1 cốc gạo cho 2.25 cốc nước tương đương 240gr gạo cho 360ml nước.
Gạo đồ (gạo từ thóc ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô): cứ 1 cốc gạo cho 2 cốc nước.
Bạn có thể ngâm gạo 15 phút trước khi nấu để vừa rút ngắn thời gian nấu và làm cơm dẻo, mềm và thơm hơn.
Thêm vài nguyên liệu để nấu cơm ngon hơn
Để cơm được ngon hơn bạn nên cho gia vị vào nước trước khi bạn bắt đầu nấu cơm, như vậy, gạo mới hấp thu được gia vị trong quá trình nấu. Bạn thêm 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê giấm vào nồi cơm hoặc nhỏ 2 - 3 giọt dầu oliu hay dầu mè vào gạo trước khi nấu.
Muối ăn có tác dụng diệt và kháng khuẩn, giấm trắng có tính axit, kết hợp với tính kiềm trong gạo, có thể làm mềm độ cứng bên trong gạo, cho vào sẽ giúp cơm dẻo, đậm đà và thơm hơn. Ngoài ra, giấm còn giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính và mùi của giấm sẽ bay khi cơm sôi.
Việc nhỏ một vài giọt dầu oliu hay dầu mè, bơ vào gạo trước khi nấu sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng, hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị ngon hơn rất nhiều. Đây đều là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn.
Nấu cơm:
Trước khi nấu bạn cần để ý rải đều gạo sao cho gạo nằm dưới mực nước. Bạn có thể dùng đũa cả hay muôi nhựa để gạt những hạt gạo còn dính xung quanh thành nồi xuống nước. Không để gạo bám ở thành nồi, có thể gây cháy khi nấu.
Bạn cũng có thể nấu cơm bằng nước nóng để giúp rút ngắn thời gian và cơm sẽ nở mềm hơn.
Khi gạo đã ngập trong nước, bạn không cần khuấy. Làm vậy có thể giải phóng tinh bột dư thừa và khiến cơm nhão nhoét hay vón cục.
Lau bên ngoài lòng nồi bằng khăn khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.
Ủ cơm
Khi cơm chín, công tắc sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm. Lúc này, bạn nên để nồi nấu thêm khoảng 10 - 15 phút nữa, việc này sẽ giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
Sau đó dùng muỗng hay đũa cả xới cơm lên sẽ giúp cơm tơi và cho ra bát để thưởng thức.
Xào rau không đúng cách mất hết chất dinh dưỡng Xào rau tưởng dễ những nhiều bà nội trợ vẫn đang sai lầm khiến vitamin trong rau mất hết. Thời gian xào nấu quá lâu Thói quen xào rau quá lâu rất nhiều bà nội trợ đang mắc phải. Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ...