[Chế biến]- Bánh Cống miền Nam
Có tên gọi khá đặc biệt: bánh Cống – món bánh này là sự kết hợp giữa các mùi vị của thịt, hành lá, tôm cùng với vị béo đậu xanh và mềm xốp của phần vỏ có đậu nành nên vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu:
100gr đậu xanh nguyên hạt
200gr bột gạo
200gr thịt heo bằm có lẫn mỡ
25gr đậu nành
200gr tôm
250ml nước
5 cọng hành lá
Hành tím
1/2 muỗng cà phê muối
1 muỗng cà phê đường
Dầu ăn.
Cách làm:
Đậu nành ngâm qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước.
Cho đậu nành vào máy xay sinh tố, thêm 50ml nước rồi xay nhuyễn.
Đậu xanh cũng ngâm qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra đem hấp chín.
Video đang HOT
Đậu bạn chỉ hấp cho vừa chín tới, bở như hình là được, không hấp quá lâu đậu nát.
Hành tím và hành lá thái nhỏ.
Làm nóng ít dầu ăn trong chảo rồi cho hành tím vào phi thơm, sau đó thêm thịt heo bầm vào xào cùng với 1 thìa cà phê hạt nêm.
Dùng một tô to bỏ toàn bộ bột gạo, bột đậu nành với lượng nước còn lại và muối vào, khuấy cho hỗn hợp tan đều, hỗn hợp bột sẽ sền sệt, đặc hơn bột bánh xèo một chút.
Chuẩn bị chảo loại sâu lòng hoặc nồi chiên, dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập muôi chiên bánh. Chờ cho dầu sôi, nhúng muôi vào cho nóng thì lấy ra .
Hình bên là loại muôi chuyên để làm bánh này – thường được gọi là cái cống – có bán ở những nơi bán dụng cụ làm bánh, nếu không có dụng cụ này bạn có thể dùng cái muôi múc canh (miền Nam gọi là vá múc canh) cũng được.
Cho một ít bột vào muôi.
Sau đó thêm một ít đậu xanh vào.
Tiếp theo cho thịt bằm vào và thêm một ít đậu phủ lên trên thịt.
Chế tiếp hỗn hợp bột vào cho đầy muôi. Bạn có thể gõ nhẹ đáy muôi xuống tấm thớt hay nơi nào đó cứng để bột có thể chảy sâu xuống, kết chặt với các hỗn hợp phía dưới.
Lựa 1 con tôm, để nhẹ nhàng lên trên.
Nhúng từ từ cái muôi vào chảo dầu đang sôi với lửa nhỏ.
Chờ khi bánh chín thì dùng 1 đầu nhọn con dao lấy bánh ra khỏi muôi, vẫn để bánh trong dầu sôi cho tới khi bánh vàng đều thì vớt ra. Bánh này chiên thì hơi tốn dầu vì dầu phải ngập muôi, và dầu sau khi chiên sẽ đen, không dùng lại được.
Khi nhắc đến những đặc sản Miền nam thì có rất nhiều món ăn đặc trưng và phổ biến. Một trong những món ăn không thể không nhắc đến đó là món bánh Cống vùng đồng bằng Sông Cửu Long – một món ăn dân dã nhưng không kém phần đặc biệt.
Món bánh này ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau sống như cải bẹ xanh, xà lách, diếp cá rất hợp. Khi ăn lúc bánh nóng vừa chiên xong giòn thơm kết hợp giữa các mùi vị của thịt, hành lá, tôm cùng với vị béo đậu xanh và mềm xốp của phần vỏ có đậu nành thì không ai không muốn thử một lần!
Theo BĐVN
Ngọt Thơm Bánh Pía Sóc Trăng
Ẩm thực Sóc Trăng rất đa dạng phong phú với các đặc sản lạp xưởng, nhãn Vĩnh Châu, bánh cống, bánh pía... Những ai đã từng một lần nếm bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua khi mang về biếu người thân.
Theo lời kể của người địa phương từ thế kỷ 17, bánh pía đã xuất hiện nơi đây. Là một loại bánh do người Hán di cư mang sang Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian bánh pía đã được biến tấu, thay đổi theo khẩu vị người Việt và trở thành đặc sản của vùng Nam bộ. Qua tìm hiểu, mới thấy được tiếng thơm này không phải ngẫu nhiên mà có.
Nguyên liệu cũng chỉ bột mì, khoai môn, đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng nhưng bánh pía Sóc Trăng có hương vị, cách trình bày riêng, không giống bất kì loại bánh nào.
Có thể nói để có những chiếc bánh pía đạt chuẩn người ta phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu làm bột cho đến khâu nướng. Bánh pía có 2 phần, phần nhân và vỏ. Nhân làm từ khoai môn, đậu xanh, trứng. Đậu xanh đã đãi, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch tất cả cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn. Sau đó tiếp tục xào cùng với đường, nhân sầu riêng theo tỷ lệ vừa phải. Để hỗn hợp trên nguội, lần lượt bọc nhân quanh từng lòng đỏ hột vịt. Ngoài ra, muốn tăng vị béo đậm đà có thể thêm thịt heo vào phần nhân.
Tuy có nhân thịt nhưng do xử lý kỹ nên bánh có thể giữ được lâu. Tiếp theo là một chuỗi thao tác cán, cuộn bột mì, gấp nhiều lần để tạo nên vỏ bọc với những lớp "bột nước" và "bột dầu" chồng lên nhau. Cuối cùng là khâu nướng giúp bánh chín, màu ươm vàng quyện mùi sầu riêng thơm ngon.
Những chiếc bánh màu vàng cam có hình dáng nhỏ, tròn, lớn vừa phải rất tiện lợi, có thể vừa cầm vừa ăn. Không quá bở, mềm, có một độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay. Nhưng thích thú nhất là vị ngọt thơm nguyên chất hương sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được
Bánh pía là sản phẩm độc đáo của Sóc Trăng. Thưởng thức vài chiếc bánh cùng với ngụm trà gừng, buôn đôi ba câu chuyện lại thêm ấm lòng du khách. Và thật đáng tiếc cho ai đến nơi đây bỏ qua dịp được nếm thử những chiếc bánh nhỏ nhắn mà thơm lâu này.
Theo PNO
Đi ăn bánh xèo siêu hấp dẫn với giá teen Chợ Nguyễn Văn Trỗi - quận 3 nổi tiếng với nhiều món ngon đặc sắc. Sau bài bánh bèo "biểu diễn" hấp nấu tại chỗ thì hôm nay chúng tớ sẽ giới thiệu hàng bánh xèo ngon - giòn - nóng hổi và đặc biệt giá cực teen. Hàng này nằm đối diện xéo với hàng bánh bèo nhưng bán từ rất sớm...