Chăm sóc “hệ thống phòng thủ” tự nhiên

Theo dõi VGT trên

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là một trong những vũ khí quan trọng nhất để chống lại các căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu như Covid-19

Hệ miễn dịch mạnh liên quan đến nhiều thứ như: cách bạn ăn, ngủ, tập luyện, sinh hoạt…

Ăn những thực phẩm giàu vitamin

Trong vấn đề dinh dưỡng, con người thường được khuyên đừng quên chăm uống cam, chanh để tăng cường sức đề kháng trong việc phòng bệnh lẫn trong giai đoạn chữa bệnh. Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa (CK) II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành Phố, đó là vì vitamin C quan trọng cho hệ miễn dịch nhưng không có nghĩa không cần bổ sung các vitamin khác.

“Thực ra mỗi loại vitamin có giá trị nhất định đối với hệ miễn dịch – sức đề kháng của con người” – BS Tiến nhấn mạnh. Vitamin C đứng đầu bảng vì nó là chất cần thiết cho nhiều hoạt động của hệ miễn dịch, ví dụ như tăng cường sản xuất interferon giúp chống lại một số virus, như virus gây cúm mùa, giúp thành mạch và các niêm mạc khỏe mạnh.

Vitamin A lại giúp hệ thống niêm mạc đường hô hấp khỏe mạnh, vì vậy nếu được bổ sung đầy đủ, bạn sẽ giảm nguy cơ đối với các bệnh đường hô hấp. Vitamin A cũng giúp tăng cường miễn dịch. Vitamin nhóm B cần thiết cho hệ tiêu hóa và các hoạt động thần kinh. Hệ thần kinh là cơ quan điều phối các hoạt động của cơ thể, bao gồm hệ nội tiết, hệ miễn dịch…

Vitamin D cần thiết để bạn có hệ xương chắc khỏe, điều kiện cần thiết để dễ dàng tập thể dục và vận động linh hoạt, qua đó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin E nổi tiếng với khả năng chống ôxy hóa, giúp các tế bào được khỏe mạnh, từ đó cũng tăng cường hệ miễn dịch.

“Đừng quá chăm chú vào chỉ một loại vitamin vì quá thừa cũng không tốt. Cách tốt nhất để không thiếu, không thừa là bổ sung bằng cách ăn những thực phẩm giàu vitamin. Nếu bạn không biết cái nào giàu vitamin gì thì chỉ cần nhớ một nguyên tắc duy nhất: ăn nhiều và đa dạng các loại rau củ, trái cây và chịu khó phơi nắng sớm!” – BS Nguyễn Minh Tiến khuyên.

Chăm sóc hệ thống phòng thủ tự nhiên - Hình 1

Người lớn tuổi cần thường xuyên tập thể dục vừa sức trong công viên lúc sáng sớm, khi nắng còn nhẹ sẽ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh. (Ảnh chỉ có tính minh họa) – Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đừng nghĩ mình yếu!

Video đang HOT

BSCK II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Thống Nhất (TP HCM), cho biết ngay cả người lớn tuổi, người có bệnh nền làm hệ miễn dịch suy yếu, vẫn có cách để cơ thể khỏe mạnh hơn.

“Đó là một chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau và trái cây, uống đủ nước, tập thể dục vừa sức và thường xuyên, kèm với việc quản lý bệnh nền thật tốt” – BS Anh Vũ tư vấn. Bệnh nền đường hô hấp như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính khiến bạn dễ nặng hơn khi bị viêm hô hấp cấp, đái tháo đường làm suy giảm miễn dịch… Càng có bệnh càng phải cố gắng cẩn trọng. Trong mùa dịch bệnh phải tránh đám đông thì hãy chuyển sang tập thể dục trong nhà, trong vườn, trong công viên vắng, sáng sớm khi nắng còn nhẹ.

Ngoài ra, người lớn tuổi hay mất ngủ ban đêm nhưng lại cảm thấy dễ ngủ ban ngày, ví dụ buổi trưa. Hãy cứ ngủ theo nhu cầu cho đủ 8 tiếng/ngày.

BS Trương Quang Anh Vũ nhấn mạnh: “Không nên suy nghĩ người lớn tuổi là yếu, người trẻ thì khỏe nên cứ chủ quan. Một người trẻ mà sống thiếu lành mạnh, ăn uống không điều độ, lười vận động thì khả năng miễn dịch vẫn có thể kém hơn người cao tuổi khỏe mạnh, chơi thể thao đều đặn, dinh dưỡng tốt”.

Tương tự với 2 đối tượng được cho là khả năng đề kháng yếu là thai phụ và trẻ sơ sinh. Theo BSCK II Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc BV Từ Dũ (TP HCM), cần cẩn thận chứ không nên sợ hãi, thai phụ chú ý tránh đám đông, rửa tay thường xuyên, đừng ru rú trong phòng. Thai phụ, sản phụ và trẻ sơ sinh cần phơi nắng một chút vào mỗi sáng và giữ chỗ ở được thông thoáng, sạch sẽ.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), lưu ý các bà mẹ nên cho con tiêm ngừa. Hiện nay, có nghiên cứu cho rằng khi tiêm những vắc-xin sống như vắc-xin sởi sẽ tạo ra miễn dịch chéo, giúp trẻ em (nhất là trẻ dưới 9 tuổi) tránh bị nhiễm virus corona mới. Trẻ em mới tiêm tác dụng mạnh, người lớn đã tiêm quá lâu nên miễn dịch chéo nếu có đã giảm nhiều. Tuy nhận định trên vẫn còn chờ nghiên cứu hoàn thiện thêm nhưng việc cho trẻ đi tiêm ngừa là điều nên làm ngay, vì bệnh sởi hiện vẫn là mối nguy lớn cho trẻ.

Cần tiêm vắc-xin đầy đủ

Theo BSCK II Nguyễn Minh Tiến, nhiều người không dám đi tiêm vắc-xin vì sợ sẽ bị sốt (nhất là với trẻ nhỏ) khi đó cơ thể sẽ yếu, nguy hiểm hơn trong mùa dịch Covid-19. Đây là suy nghĩ không đúng, ngược lại tiêm đủ thì hệ thống miễn dịch cơ thể mới khỏe. Ví dụ, tiêm cúm, thủy đậu… tuy không ngừa được virus corona mới nhưng sẽ giúp bạn hoặc trẻ không bị cúm, thủy đậu trong mùa dịch. Nên nhớ người đang có bệnh là đối tượng dễ bị các bệnh dịch tấn công nhất.

ANH THƯ

Theo Người lao động

Đừng coi thường cơn ho, sổ mũi kéo dài!

Cơn ho ở trẻ nhỏ có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác nhau, có khi tưởng nhẹ nhưng hóa nặng, cũng có khi điều trị lạm dụng kháng sinh nên để lại hậu quả về sau

Đưa con đi tái khám tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), chị Nguyễn Trần K.C (32 tuổi) cho biết mới đây con trai 7 tuổi của chị đã phải nằm viện vì viêm phổi. "Con tôi viêm mũi dị ứng từ nhỏ, nên cứ giao mùa là cháu sụt sịt, cảm ho... nhưng ít bữa là khỏi. Ai dè lần này bệnh nặng như vậy. Bé ho đến ngày thứ ba, mới sáng chỉ thấy bé thở hơi nặng, vậy mà chiều đã mệt dậy không nổi..." - chị C. than thở.

Chú ý triệu chứng đi kèm

Anh Trần Văn V. (40 tuổi; quận Gò Vấp, TP HCM) thì một phen hết hồn khi con trai 5 tuổi lúc đi công viên chơi chỉ ho vài cái nhưng mấy giờ sau, cháu đã than mệt, thở khò khè. "Khi bác sĩ (BS) nói cháu bị suyễn, tôi còn cãi, bởi trước giờ con tôi đâu có bệnh đó, nào ngờ đó là cơn suyễn đầu tiên, BS bảo có thể ở công viên cháu vừa chơi có nhiều loại phấn hoa mà cháu mẫn cảm, từ đó làm lộ ra căn bệnh giấu mặt bấy lâu" - anh V. kể.

Ngược lại, chị Trần K. (49 tuổi, ở Long An) thì rất hối hận khi con gái 17 tuổi phải nằm rất lâu sau chấn thương ở chân do té xe, vì bé bị đề kháng với thuốc kháng sinh. Theo chị C., ngay từ nhỏ, mỗi khi con gái bị cảm, ho là chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh cho bé uống, bé hết liền. Không ngờ việc "dập" kháng sinh thường xuyên đã gây hậu họa.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 1, với các trường hợp bé ho, sổ mũi thông thường, một đợt bệnh mất 5-7 ngày mới hết. Biện pháp ban đầu cha mẹ nên làm là rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn để thấm nước mũi, bôi dầu vào lòng bàn chân, bảo đảm nhiệt độ phòng phù hợp, dùng thuốc ho thảo dược hay các loại thuốc ho an toàn tự làm.

Cách làm bấc sâu kèn rất đơn giản: dùng khăn giấy cuốn thành 1 đầu to và 1 đầu nhỏ nhỏ vừa với mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào lỗ mũi cho ngấm nước mũi rồi kéo nhẹ ra.

Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), ho có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, cúm..., với độ nặng nhẹ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là viêm hô hấp trên cấp tính, không đáng ngại.

Quan trọng nhất vẫn là cha mẹ theo dõi bé để phát hiện các biểu hiện nặng, không còn là cảm ho thông thường. Đó là các biểu hiện như thở nhanh (dưới 2 tháng là 60 lần/phút trở lên, 2 tháng đến 1 tuổi là 50 lần/phút trở lên, 1-5 tuổi là 40 lần/phút trở lên, trên 5 tuổi là 30 lần/phút trở lên), thở nặng nề, có co lõm ngực, khò khè..., khi đó cần đưa bé đi bệnh viện. Bệnh kéo dài quá mà không rõ nguyên nhân cũng nên đưa bé đến BS kiểm tra lại.

Đừng coi thường cơn ho, sổ mũi kéo dài! - Hình 1

Nên cho trẻ đi khám nếu ho, sổ mũi kéo dài chứ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc long đàm, kháng sinh. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Có biến chứng mới "dập" thuốc

Thông thường ở Việt Nam, một cơn ho dưới 15 ngày ở trẻ em được xác nhận là "viêm hô hấp cấp tính", nếu không có biến chứng, thường BS chỉ cho các loại dược thảo, siro ho an toàn, có thành phần tự nhiên chứ không cố gắng "dập" bằng kháng sinh.

Đây cũng là xu hướng chung của thế giới. Các cơ quan y tế tại Anh hiện nay cũng kêu gọi các bác sĩ và phụ huynh chỉ dùng mật ong để trị những cơn ho thông thường kéo dài 2-3 tuần. Chẳng hạn như NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) khuyên chỉ nên dùng mật ong để chống lại những cơn ho thông thường kéo dài dưới 3 tuần. Viện Sức khỏe và Chăm sóc ưu việt Anh (NICE) và Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) thì khuyến cáo dùng mật ong hoặc thuốc ho bằng thảo dược tự nhiên. Cả 3 cơ quan này cho rằng chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp ho kéo dài hoặc có biến chứng nguy hiểm.

BS Trương Hữu Khanh lưu ý thêm: "Nếu thấy bé không bớt ho hay đột nhiên ho nặng hơn thì phải đi BS, không nên tự uống thuốc long đàm. Thuốc long đàm cần có chỉ định của BS vì có thể làm bé ho thêm. Tự uống kháng sinh càng không nên, bởi sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh, sau này đến khi có bệnh nặng, cần kháng sinh thực sự thì thuốc đã không còn hiệu quả".

BS Nguyễn Minh Tiến khuyên mùa này cha mẹ nên chú ý cho trẻ mặc quần áo phù hợp vì đang chuyển mùa, có khi trở lạnh. Không khí ô nhiễm cũng khiến bé dễ bị bệnh đường hô hấp hơn, nhất là trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn có thể nặng thêm nên cần hạn chế ra đường khi không cần thiết. Phấn hoa, các loại áo len, áo lông không phù hợp... cũng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Tự làm "thuốc ho an toàn" cho trẻ

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, cho biết cách làm "thuốc ho an toàn" cho trẻ như sau:

1. Nửa trái chanh hay vài trái tắc vắt lấy nước, 2 muỗng cà phê mật ong.

2. 15-20 g cánh hoa hồng bạch tươi hoặc 8-10 g hoa khô, 1 muỗng cà phê đường phèn.

3. Tần dày lá tươi giã nát (10 g trở xuống cho trẻ dưới 5 tuổi, 12 g cho trẻ trên 5 tuổi), 2 muỗng cà phê mật ong hoặc 1 muỗng cà phê đường phèn.

Dùng 1 trong 3 công thức nói trên đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm 5-10 phút; chia làm 2 lần, dùng trước bữa ăn trưa và tối khoảng 1-2 giờ.

ANH THƯ

Theo nguoilaodong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Bức ảnh trước khi nổi tiếng mà Lý Tử Thất muốn xé bỏ
13:59:27 20/11/2024
Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"
14:02:49 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024

Tin mới nhất

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Có thể bạn quan tâm

20/11 và lời tâm sự của nữ Hiệu trưởng: Học sinh hư thì chúng ta giáo dục đến cùng, quyết không đẩy gánh nặng cho xã hội!

Netizen

19:39:40 20/11/2024
Tọa lạc tại số 6 ngõ 2, Đồng Me, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm là trường THCS Mễ Trì. Những năm gần đây, tập thể nhà trường đạt được nhiều thành tích đáng khen trong học tập và giảng dạy.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Độc đạo - Tập 36: Hồng 'đấu tay đôi' thắng Quân già?

Phim việt

19:33:27 20/11/2024
Trực tiếp đấu tay đôi với Quân già, sự nhanh nhẹn, mưu trí và võ thuật được dự đoán sẽ giúp Hồng chiến thắng Quân già .

EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

Thế giới

19:29:08 20/11/2024
Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

Tin nổi bật

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ

Sao châu á

17:32:16 20/11/2024
Sáng 20/11, hot nhất trên MXH Weibo là việc Diệp Kha - bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh, đã lặng lẽ khóa toàn bộ trang cá nhân.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.