Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh sốt xuất huyết tại Tiền Giang
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ở mức cao của khu vực ĐBSCL.
Đặc biệt mật độ muỗi vằn, lăng quăng trong môi trường tự nhiên khá cao, cảnh báo nguy cơ bùng phát loại bệnh này trong thời gian tới.
Theo Sở Y tế Tiền Giang, đến cuối tháng 8 này, toàn tỉnh đã phát hiện hơn 1.600 ca bệnh sốt xuất huyết, ở 11/11 huyện, thị, thành. Đáng lưu ý là tại các địa bàn còn số ca mắc/100.000 dân cao là huyện Cái Bè, Châu Thành và Thị xã Cai Lậy. Tuy chưa có ca tử vong và không tăng so cùng kỳ năm 2019 nhưng số ca bệnh sốt xuất huyết cao thứ 5 trong khu vực ĐBSCL.
Người dân phát quang bụi rậm nơi công cộng là góp phần phòng bệnh sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tiền Giang, qua kết quả kiểm tra, giám sát sốt xuất huyết trên địa bàn từ đầu năm đến nay cho thấy, tất cả các chỉ số mật độ hoạt động muỗi vằn, chỉ số nhà có muỗi, chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có lăng quăng muỗi Aedes, chỉ số nhà có loăng quăng, chỉ số vật chứa có lăng quăng đều tăng. Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi vằn tiếp tục sinh sản và phát triển, vì vậy rất có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Ngành y tế khuyến cáo người dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống; chú trọng diệt muỗi, lăng quăng và tránh muỗi đốt. Đối với các hộ gia đình, cần loại bỏ nơi sinh sản, trú ẩn của muỗi, tổ chức diệt lăng quăng bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá bảy màu vào lu, khạp, các hồ chứa để cá ăn lăng quăng; thu gom, hủy các vật, dụng cụ chứa nước không cần thiết. Đặc biệt, người dân nên ngủ màn (kể cả ban ngày), phun xịt thuốc, đốt nhang xua muỗi./.
Điều trị khỏi có bị mắc sốt xuất huyết trở lại?
Có rất ít người bị sốt xuất huyết tới 4 lần nhưng những lần mắc bệnh sau thường sẽ nặng hơn lần trước...
Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết
Hỏi: Năm trước tôi đã mắc sốt xuất huyết, nhưng hiện nay hàng xóm nhà tôi nhiều người đang mắc bệnh này. Vậy, tôi muốn hỏi, liệu tôi có thể mắc lại không, thưa bác sĩ?
Trần Bình Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Trả lời:
Có tới 4 chủng virus sốt xuất huyết khác nhau gồm: DEN1, DEN 2, DEN 3 và DAN 4. Mỗi lần bị sốt xuất huyết thì người bệnh chỉ bị 1 trong 4 chủng này tấn công.
Khác với các bệnh khác, mỗi lần bị bệnh là do 1 chủng virus khác nhau, cơ thể tuy có cơ chế sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh nhưng chỉ là miễn dịch với 1 loại đã từng bị còn vẫn có nguy cơ mắc các chủng virus sốt xuất huyết còn lại. Vì thế, khả năng tái nhiễm sốt xuất huyết là hoàn toàn bình thường. Điều đó có nghĩa là mỗi người đều có thể bị sốt xuất huyết tới 4 lần trong đời vì chúng có 4 chủng virus gây bệnh.
Mặc dù thực tế có rất ít người bị sốt xuất huyết tới 4 lần nhưng những lần mắc bệnh sau thường sẽ nặng hơn lần trước, người bệnh có nguy cơ bị trụy mạch, choáng, tăng đông máu, tăng xuất huyết thành mạch... Đây chính là lý do khiến người bị sốt xuất huyết từ lần thứ 2 trở đi càng không được phép chủ quan, cần sớm đến bệnh viện theo dõi để được điều trị kịp thời.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho mầm bệnh và trung gian lây bệnh phát triển. Mùa mưa và môi trường ẩm ướt là điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết bởi muỗi vằn, loăng quăng sinh sôi nhanh chóng.
Thêm vào đó, cả 4 chủng virus đều xuất hiện ở nước ta trong khi thuốc đặc trị và vaccine phòng bệnh đều chưa có. Vì thế, bệnh sốt xuất huyết càng dễ bùng phát thành dịch. Người dân không nên chủ quan và luôn có các biện pháp dự phòng bệnh.
Chủ động ngăn chặn dịch sốt xuất huyết Từ đầu năm 2020 đến ngày 5-8-2020, toàn TP Cần Thơ ghi nhận 509 ca sốt xuất huyết (SXH) nhập viện điều trị. Tuy số ca mắc SXH toàn thành phố giảm so cùng kỳ, nhưng vẫn có nơi số ca mắc SXH cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Ngành y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ các biện pháp...