Cẩn thận với đau dạ dày, có thể là dấu hiệu cơn đau tim
Hầu hết mọi người đều từng có lúc bị chứng khó tiêu hành hạ. Và thường thì không cần đi khám bệnh, chỉ cần một vài thay đổi trong chế độ ăn uống là có thể khỏi.
Các triệu chứng khó chịu dạ dày như khó tiêu, đau bụng, đầy hơi hoặc chướng bụng, nóng rát vùng chấn thủy, cũng có thể báo hiệu cơn đau tim chết người đang ập đến – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, tiến sĩ Kiyon Chung, bác sĩ tim mạch ở San Diego, California (Mỹ), tiết lộ, các triệu chứng khó chịu dạ dày như khó tiêu, đau bụng, đầy hơi hoặc chướng bụng, nóng rát vùng chấn thủy, cũng có thể báo hiệu cơn đau tim chết người đang ập đến, theo Scripps.
Nó gây ra bởi cơn đau lan tỏa do nhồi máu cơ tim, cũng có thể ảnh hưởng đến ngực, cánh tay, lưng hoặc dạ dày.
Mặc dù các triệu chứng điển hình của cơn đau tim là tức ngực dữ dội và đau lan xuống cánh tay và đột ngột cảm thấy rất chóng mặt.
Nhưng các cơn đau tim có thể bắt chước các tình trạng sức khỏe đơn giản như khó tiêu, hoảng loạn hoặc nhiễm trùng hô hấp, theo Express.
Vì các triệu chứng của nhồi máu cơ tim và cơn đau tim chết người tinh vi như vậy, nên nhiều người có thể không nhận ra họ đang gặp nguy hiểm, bác sĩ Chung cho biết.
Hậu quả là, họ để vuột mất cơ hội được cấp cứu ngay lập tức để được cứu sống.
Điều quan trọng là cấp cứu ngay, khi gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, theo Scripps.
Các triệu chứng của cơn đau tim
Các triệu chứng điển hình của cơn đau tim gồm có:
Video đang HOT
Đau thắt ngực
Đau lan ra lưng, cổ, vai, hàm hoặc cánh tay
Khó thở nghiêm trọng
Cũng có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:
Mệt rã người
Lo lắng
Đổ mồ hôi lạnh
Chóng mặt
Buồn nôn
Nhưng không phải cơn đau tim nào cũng đều có tất cả các dấu hiệu cảnh báo trên, theo Scripps.
Khi nào gọi cấp cứu
Nếu nghi ngờ đang bị đau tim, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Đừng bỏ qua các triệu chứng hoặc chờ xem liệu chúng có trở nên nặng hơn không.
Càng trì hoãn cấp cứu, nguy cơ tổn thương tim càng lớn, có thể dẫn đến suy tim sung huyết, và nguy cơ tử vong càng cao.
Đừng cho rằng đó chỉ là khó tiêu hoặc cơn hoảng sợ thông thường. Hãy đi cấp cứu ngay lập tức. Thà cấp cứu nhầm còn hơn chết oan, theo Scripps.
Nam thanh niên có huyết tương giống màu mỡ lợn, nhập viện cấp cứu vì thường xuyên uống loại thức uống này
Sau mỗi bài tập, anh Trần luôn chọn thức uống là nước ngọt có ga hoặc trà sữa thay thế nước lọc.
Anh Trần (29 tuổi) sống tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, là một người yêu thích vận động thể thao. Sau mỗi bài tập, anh Trần luôn chọn thức uống là nước ngọt có ga hoặc trà sữa thay thế nước lọc.
Anh Trần luôn chọn thức uống là nước ngọt có ga hoặc trà sữa thay thế nước lọc.
Nửa năm trước, anh Trần tập luyện cường độ cao nhưng vẫn đam mê uống trà sữa, càng uống càng "nghiện" nên trong vòng nửa năm anh Trần tăng 54kg. Một hôm, anh Trần có triệu chứng hô hấp khó khăn, đau dạ dày, được chuyển vào khoa cấp cứu.
Tiếp nhận trường hợp anh Trần là bác sĩ Diêu Lệ Na, bệnh viện Baoding No.2 Central Hospital, kết quả khám bệnh cho thấy chỉ số xét nghiệm triglyceride cao gấp 20 lần và cholesterol cao gấp 4 lần so với người bình thường.
Huyết tương của anh Trần có màu trắng sữa giống như màu mỡ lợn. Anh Trần được chẩn đoán mắc bệnh viêm tụy cấp tính và bệnh tiểu đường do mỡ máu cao. Thật may sau khi được điều trị, bệnh tình của anh Trần đã ổn định.
Một hôm, anh Trần có triệu chứng hô hấp khó khăn, đau dạ dày, được chuyển vào khoa cấp cứu.
Bác sĩ Diêu Lệ Na cảnh báo: "Trà sữa chứa nhiều calo và đường không có lợi cho sức khỏe. Trà sữa trên thị trường hiện nay đều thêm phụ gia là bột kem, dầu dừa, nếu bạn uống trà sữa mất kiểm soát sẽ gia tăng trọng lượng cơ thể. Do dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cao, cộng thêm cholesterol tích tụ trong cơ thể khiến mỡ máu tăng có thể gây ra xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến sức khỏe".
Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol...
Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ
Mỡ máu cao thường xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh rất, độ tuổi bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do những nguyên nhân chính sau:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa...chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
- Béo phì
Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Triệu chứng nhận biết của bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị máu nhiễm mỡ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, bệnh mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường diễn biến thầm kín và khó nhận biết hơn bệnh mỡ máu cao ở người già.
Khi bị mắc bệnh rối loạn mỡ máu, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp...Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch...
Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay không có cảm giác đau, ngứa.
Tim bỗng đập loạn xạ, vì sao, có nguy hiểm không? Tim bỗng dưng đập loạn xạ có thể khiến nhiều người lo sợ là triệu chứng nguy hiểm của đau tim. Nhưng trong hầu hết trường hợp, đó chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. Uống quá nhiều rượu bia hay caffeine có thể khiến nhịp tim tăng nhanh bất thường - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Tim có chức năng bơm...