Cân nhắc chọn chương trình học ngoại ngữ
Hiện nay, có một số hệ thống kiểm tra để cấp chứng chỉ ngoại ngữ với 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, điển hình như Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế (IELTS).
Thực tế, những chương trình này chỉ phù hợp với học sinh trung học phổ thông, sinh viên. Vì thế, việc một số phụ huynh có con ở lứa tuổi tiểu học, các lớp đầu cấp trung học cơ sở tìm hiểu chưa kỹ đã cho trẻ theo học và thi chứng chỉ IELTS có thể lợi bất cập hại, nên cần cân nhắc, lựa chọn chương trình học ngoại ngữ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Hoạt động giới thiệu về các chương trình dạy tiếng Anh tại Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Ocean Edu (quận Bắc Từ Liêm), đầu tháng 7-2021.
Chạy theo trào lưu
Hồi đầu năm học 2021-2022, một trường trung học cơ sở ở Hà Nội khi tuyển sinh lớp 6 đã ra quy định cộng điểm đầu vào cho học sinh có chứng chỉ IELTS đạt điểm 3.0. Điều này khiến nhiều phụ huynh đua nhau tìm các trung tâm ôn luyện cấp tốc để thi lấy chứng chỉ IELTS cho con. Đặc biệt gần đây, một số trung tâm và giáo viên tiếng Anh đã đăng lên các hội, nhóm trên mạng xã hội để mời chào phụ huynh cho con làm bài kiểm tra đánh giá trình độ ngoại ngữ miễn phí, nhưng thực chất đây là chiêu lôi kéo học viên tham gia các khóa học và thi chứng chỉ ngoại ngữ.
Điển hình như tại nhóm “Cùng con học tiếng Anh” trên Facebook, nhiều phụ huynh hào hứng cho con tham gia làm bài kiểm tra trực tuyến, sau đó đăng ký khóa học để chuẩn bị thi lấy chứng chỉ IELTS. Hoặc một số trung tâm còn tổ chức các khóa tiền IELTS, được giới thiệu là chuẩn bị kiến thức nền trước khi vào học lấy chứng chỉ IELTS. Qua tìm hiểu ở các nhóm “Luyện thi IELTS”, “Học tiếng Anh”… cho thấy, người tham gia chủ yếu là phụ huynh đang có con học cấp tiểu học hoặc lớp đầu cấp trung học cơ sở.
Trong các trao đổi trên các nhóm, nhiều người tỏ ra sốt ruột vì dịch Covid-19 kéo dài khiến con của họ chưa thể học các chương trình do trung tâm giảng dạy trực tiếp. Chị Lê Thu Trà, nhà ở Khu đô thị Goldmark City (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) đã định hướng cho con đang học lớp 6 thi chứng chỉ IELTS để sau này thi vào một trường trung học phổ thông chuyên. Vì thế, dù lịch học trực tuyến ở trường trung học cơ sở hiện khá nặng nhưng chị Trà vẫn đăng ký cho con theo học một trung tâm Anh ngữ tại quận Cầu Giấy. “Tôi thấy xu hướng sử dụng chứng chỉ IELTS để tuyển sinh vào lớp 10 khá nhiều nên vẫn lo không biết con học từ bây giờ có kịp thi hay không?”, chị Trà nói.
Cùng tâm trạng với chị Trà, anh Trần Anh Dũng (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) cũng đang tìm hiểu về một số trung tâm Anh ngữ để lựa chọn cho con học chương trình tiền IELTS. Tuy vậy, anh Dũng khá thận trọng: “Tôi vẫn đang cân nhắc có cho con theo học hay không bởi tìm hiểu thì được biết, nhiều phụ huynh cho con học theo trào lưu mà không có mục tiêu cụ thể hoặc chưa phù hợp lứa tuổi, cấp bậc học”.
Video đang HOT
Việc học lấy chứng chỉ IELTS cần phù hợp với lứa tuổi, trình độ. Trong ảnh: Một buổi học IELTS trực tuyến của Trung tâm Anh ngữ SMEPace, quận Hoàn Kiếm.
Cân nhắc chọn chương trình phù hợp
Từ kinh nghiệm bản thân và tìm hiểu qua nhiều học sinh, phụ huynh ở các kỳ thi tiếng Anh, hai tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải và Bùi Ngọc Phúc đã viết cuốn sách “Cùng con bước qua các kỳ thi”, trở thành từ điển “bỏ túi” của nhiều phụ huynh. Cuốn sách chỉ rõ, mỗi phụ huynh cần bổ trợ cho con có nền tảng kiến thức bằng tiếng Việt tốt trước khi tính cho con học tiền IELTS, rồi học và thi chứng chỉ IELTS.
Chia sẻ về vấn đề này, nhân viên tư vấn tuyển sinh Trịnh Thị Liên, Trung tâm Ngoại ngữ quốc tế Ocean Edu Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) cho biết: “Nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học, các lớp đầu cấp trung học cơ sở đã đăng ký cho con theo học chương trình thi chứng chỉ IELTS tại trung tâm nhưng chúng tôi từ chối. Quan điểm của trung tâm là chỉ nhận đăng ký với học sinh phù hợp lứa tuổi, cấp học, đạt trình độ để theo học và thi chứng chỉ IELTS. Các phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn chương trình học phù hợp với trình độ của con để không tạo áp lực không đáng có cho trẻ”.
Là đơn vị đang đào tạo Anh ngữ IELTS tại nhiều trường trung học phổ thông tại Hà Nội, như: Kim Liên, Việt Đức, Đống Đa…, Trung tâm Anh ngữ SMEPace (phố Dã Tượng, quận Hoàn Kiếm) luôn đưa ra những chương trình học phù hợp cho học sinh các cấp học. Phụ trách Trung tâm SMEPace Tạ Thành Long cho hay: “Hiện có nhiều cấp độ để học sinh học Anh ngữ theo lộ trình phù hợp. Phụ huynh không nên ép các con học không đúng chương trình theo lứa tuổi, nhiều khi sẽ lợi bất cập hại…”.
Liên quan đến vấn đề này, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên – chuyên nghiệp (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) Nguyễn Thị Diệp Hồng cho rằng, việc tổ chức dạy, thi và cấp chứng chỉ IELTS cho học sinh ở lứa tuổi còn nhỏ như bậc tiểu học hoặc các lớp đầu cấp trung học cơ sở là chưa phù hợp với tiêu chí, mục đích của chương trình IELTS.
Về việc một số trung tâm đăng quảng cáo trên mạng xã hội về tuyển học sinh cấp tiểu học học chương trình để luyện thi IELTS, Phòng sẽ kiểm tra và yêu cầu các đơn vị phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, giúp các bậc phụ huynh tìm được chương trình học ngoại ngữ cho con em phù hợp, hiệu quả.
Cần đặt chứng chỉ IELTS đúng vị trí để tạo công bằng trong tuyển sinh
Năm 2021, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành "tấm vé" đặc biệt giành suất vào những ngôi trường mơ ước.
Tuy nhiên, chính từ cuộc đua IELTS đang "sốt" lại khiến chúng ta cần chậm lại để nhìn nhận về sự bình đẳng trong tuyển sinh và ngay cả trong chính các loại chứng chỉ mặc dù vẫn được đánh giá là tương đương.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Mối lo về một cuộc đua đầy áp lực
Trước "cơn sốt" IELTS như hiện nay, trong các loạt bài trước, Lao Động đã đề cập tới việc không ít phụ huynh cố tìm cho con một lớp luyện IELTS từ mẫu giáo, cấp 1 để nhận được cú lừa "treo đầu dê bán thịt chó".
Mới đây, phát ngôn của một học sinh trong một chương trình truyền hình tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" cho cuộc tranh luận về xét tuyển đầu vào bằng chứng chỉ ngoại ngữ. "Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học là rất thực tiễn, cần thiết cho công tác tuyển dụng sau này. Bởi ông chủ của bạn sẽ thích điều này hơn là điểm 10 Toán, Lý, Hóa, Sinh" - nữ sinh này bày tỏ.
Tuyển sinh kết hợp các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang là phương thức được nhiều trường đại học top đầu sử dụng để tuyển đầu vào, đặc biệt với những trường, ngành học cạnh tranh. Hiện đã có khoảng 30 trường đại học lớn trên cả nước ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL hoặc đưa chứng chỉ ngoại ngữ thành yếu tố trong các phương thức xét tuyển kết hợp.
Sau năm 2021, nhiều thí sinh trượt "ấm ức" vì điểm cao nhưng vẫn không giành vé bởi số chỉ tiêu đã chia bớt cho những bạn điểm thi thấp hơn nhưng xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ. Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2021, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp IELTS vào trường cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu. Trong khi đó, thí sinh tuyển sinh vào Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng nộp hồ sơ xét chứng chỉ gấp 3, 6 lần chỉ tiêu...
Tới đây, tuyển sinh năm 2022 được dự đoán là sẽ có thêm cuộc đua về chứng chỉ. Điều này vô hình trung tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng thí sinh giữa các vùng miền khác nhau bởi không phải thí sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận những chứng chỉ này.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hương - giáo viên dạy Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI thừa nhận, có một cơn sốt về chứng chỉ IELTS. Theo chị Hương, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố điểm thi IELTS có thể thay cho điểm thi môn tiếng Anh và tùy từng trường sẽ có quy đổi tương ứng, một số ngành có thêm IELTS thành điều kiện xét tuyển... thì tạo cho học sinh có thêm một cơ hội, một cách thức xét tuyển mới vào trường đại học. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phụ huynh, học sinh phải chạy theo IELTS một cách mù quáng.
"Có IELTS là một lợi thế nhưng không phải bắt buộc. Nhiều phụ huynh, học sinh tự tạo áp lực để chạy theo tấm chứng chỉ IELTS. Không phải em nào cũng phù hợp để luyện thi chứng chỉ này, nếu ép quá có thể dẫn đến phản tác dụng. Cùng với đó, chi phí để học và thi là một khoản tiền lớn. Bố mẹ cần ngồi lại và trò chuyện cùng con để phương pháp phù hợp nhất. Tôi cho rằng, việc học tốt kiến thức trên lớp, dành thời gian ôn luyện đúng phương pháp thì học sinh vẫn có thể vào đại học bằng đúng năng lực của mình" - chị Hương chia sẻ.
Công bằng giữa các thí sinh và các loại chứng chỉ
Về vấn đề này, TS Ngô Minh Hải - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Trier, CHLB Đức, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định - cho rằng, hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ đã quy định rất rõ: Việt Nam có chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc và nước ngoài có chứng chỉ IELTS, TOEFL và một số chứng chỉ tương đương. Như vậy, việc nhiều trường chỉ sử dụng một số chứng chỉ quốc tế thôi thì đang đi ngược một chủ trương rất đúng.
"Các trường có quyền lựa chọn chứng chỉ mà mình cảm thấy uy tín nhưng nếu không phù hợp sẽ dẫn đến hệ quả không công bằng trong tuyển sinh, bỏ lọt nhân tài. Nếu sử dụng đa dạng chứng chỉ, cả trong và ngoài nước thì thí sinh có nhiều lựa chọn và những lựa chọn này đều được công nhận tương đương nhau" - ông Hải nhận định.
Về vấn đề chất lượng chứng chỉ không đồng đều, ông Hải cho biết thêm, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo chất lượng tương đương giữa các loại chứng chỉ. Chứng chỉ IELTS dừng ở việc một chứng chỉ tiếng Anh do một trung tâm uy tín cấp, chứ không thay thế cho hệ thống chứng chỉ.
TS Ngô Minh Hải cho rằng, cần công bằng giữa các loại chứng chỉ để thí sinh có thể tiếp cận tuỳ thuộc khả năng của mình.
Ông Hải nhấn mạnh rằng, nếu chạy theo chứng chỉ IELTS hay một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nào khác cũng sẽ có thể bỏ lọt nhân tài bởi vì không phải ai điều kiện để tiếp cận tri thức đó. Bản chất tuyển sinh đại học thì cần có năng lực học tập, tư duy, kỹ năng để chứng minh khi học tại trường vì thế chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là phần nào đó thôi. Với cách tuyển sinh hiện nay của nhiều trường, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đang chiếm trọng số khá lớn khiến ảnh hưởng đến các phần còn lại.
Theo quan điểm của TS Hải, trường đại học phải là nơi tạo thêm giá trị cho sinh viên, trong quá trình học sẽ được bổ sung những điều còn thiếu, hoặc yếu để họ có thể phát huy được tốt nhất năng lực của mình. Ví dụ, một người có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Toán hoặc Kinh doanh rất tốt nhưng thiếu về ngoại ngữ thì môi trường đại học không phải từ chối hay không nhận họ. Trường đại học phải là đào tạo, bổ sung thêm năng lực ngoại ngữ để họ trở thành người toàn diện. Đó mới là ý nghĩa cao nhất của giáo dục đại học.
Hiệu trưởng ủng hộ đề xuất dùng chứng chỉ ngoại ngữ tuyển sinh 10 ở Hải Phòng Theo hiệu trưởng một số trường ở Hải Phòng, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh giúp đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ, phát triển tiềm năng của học sinh. Đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ trong trường học Tháng 5/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã có tờ trình gửi Bộ Giáo dục và Đào...