Căn bệnh khiến Tăng Thanh Hà ngày càng gầy và thiếu sức sống hóa ra 70% dân Việt có nguy cơ mắc, “thủ phạm” gây bệnh rất gần mà không biết
Thường xuất hiện với bề ngoài chỉn chu, sang trọng nhưng Hà Tăng có một khuyết điểm bao nhiêu năm qua vẫn chưa thể khắc phục đó là cơ thể quá gầy gò.
Căn bệnh khiến Hà Tăng liên tục bị chê gây gò, hôc hác
Tăng Thanh Hà được mệnh danh là “ngọc nữ” của màn ảnh Việt, cô được biết đến như một biểu tượng của sắc đẹp, thời trang, những công thức làm đẹp và giảm cân của cô luôn khiến người hâm mộ thích thú và chia sẻ rộng rãi.
Thường xuất hiện với bề ngoài chỉn chu, sang trọng nhưng Hà Tăng có một khuyết điểm bao nhiêu năm qua vẫn chưa thể khắc phục đó là cơ thể quá gầy gò. Trên trang cá nhân, đã bao lần bà mẹ 2 con để lộ hình ảnh vóc dáng mảnh mai, thanh mảnh quá mức nhưng khi nhận được những lời thắc mắc, góp ý của cộng đồng mạng, Hà Tăng luôn chọn cách im lặng.
Tăng Thanh Hà không ít lần bị nhận xét là quá gầy.
Lần hiếm hoi cô lên tiếng về sức khỏe của mình đó là khi đang tham dự show thời trang của NTK La Phạm vào cuối năm 2019, cô chia sẻ mình đang bị mắc bệnh dạ dày, ảnh hưởng đến chuyện ăn uống nên cân nặng giảm sút.
Bệnh dạ dày mà Tăng Thanh Hà mắc – 70% dân số Việt cũng có nguy cơ mắc phải
Dạ dày ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, nó còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non, vì thế vai trò của cơ quan này thực sự rất quan trọng.
Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ.
“Thủ phạm gây nên bệnh dạ dày đến từ những thói quen sống:
- Ăn uống không đúng giờ: Dạ dày thường bài tiết dịch vị rất “nguyên tắc”. Đến một giờ cố định, dạ dày thường sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu lúc này trong bụng không có thức ăn thì lượng acid ấy sẽ gây hại cho chính cơ thể, và cuối cùng gây viêm loét dạ dày.
Ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh, không nhai kỹ… đều là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
- Ăn quá nhanh, không nhai kỹ: Thói quen ăn nhanh khiến cho thức ăn không được nghiền nát ở khoang miệng, sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày.
- Uống nhiều rượu, bia: Hầu hết các chất có trong rượu bia đều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày hay nặng hơn là chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.
- Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mạn tính, nó thường lây nhiễm qua đường ăn uống chung đụng, không vệ sinh. Helicobacter pylori ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm niêm mạc, dẫn đến các căn bệnh dạ dày.
Video đang HOT
- Căng thẳng thần kinh: Thần kinh bị căng thẳng, phiền não hay tức giận có thể tác động đến chức năng bài tiết, vận động và tiêu hóa của dạ dày. Chính vì vậy, những người trầm cảm, hay lo lắng hoặc bị tổn thương tinh thần lâu ngày sẽ dễ mắc bệnh loét dạ dày.
- Hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do kích thích co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự bài tiết acid và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Chính vì thế, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Khi mắc bệnh dạ dày, cần ăn uống như thế nào để bệnh không trầm trọng?
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân dạ dày vì nó có thể giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và giúp các tổn thương mau lành.
- Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn trong viêm loét dạ dày – tá tràng:
1. Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
2. Nhai kỹ, ăn chậm.
3. Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.
4. Không nên ăn quá nhiều canh với bữa cơm.
5. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.
Người mắc bệnh dạ dày nên sử dụng thức ăn được nấu chín, ninh nhừ, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
- Những loại thức ăn nên dùng:
1. Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
2. Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).
3. Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.
4. Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).
5. Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).
- Những thức ăn không nên dùng:
1. Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.
2. Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
3. Sữa chua.
4. Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…
5. Gia vị, giấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
6. Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
7. Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Trà, cà phê… là những loại đồ uống mà người đau dạ dày nên tránh.
- Lưu ý khi chế biến đồ ăn cho người mắc bệnh dạ dày:
1. Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
2. Thức ăn quá lạnh có thể làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40-50 độ C.
3. Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: Nếu như thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn hoặc thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi, do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
Khi xuất hiện tình trạng bé bị ọc sữa và thở khò khè khiến không ít mẹ lo lắng liệu bé có thể bị mắc những bệnh về hô hấp hoặc liên quan đến dạ dày. Việc ọc sữa, nôn trớ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé biếng ăn hoặc thiếu chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo chia sẻ của Bác sĩ Đoàn Thị Mai - Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa - Khoa y - Bệnh viện Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg (Nga), bé bị ọc sữa, nôn trớ là một trong những tình trạng khá phổ biến của trẻ nhỏ. Khoảng 6 tháng đầu đời sau sinh, nhiều trẻ thường dễ bị nôn trớ, có thể là vừa bú xong bị ọc sữa hoặc bị nôn trớ vón cục (do đã được tiêu hóa một phần).
Nếu như bé bị ọc sữa, nôn trớ ở mức bình thường với tần số không quá nhiều, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé thì đây chỉ là hình thức ọc sữa, nôn trớ sinh lý, bé sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè kèm theo kéo dài liên tục thì có thể bé đang mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mẹ cần phải có sự thăm khám của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp với bé.
Bé bị ọc sữa và thở khò khè rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân bé bị ọc sữa và thở khò khè
Trẻ sơ sinh khi mới sinh khoảng từ 4-8 tuần thường có hệ tiêu hóa non yếu, hệ thống van dạ dày vẫn hoạt động chưa đồng bộ nên trong quá trình bú, bé rất dễ nuốt hơi vào dạ dày. Với lượng hơi bị dư "thừa" này không những khiến bé bị no lâu hơn mà còn khiến trẻ bị ọc sữa ra nếu được đặt nằm nghiêng.
Thông thường, hiện tượng này khá phổ biến trong giai đoạn sau sinh vài tháng đầu, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu như bé bị ọc sữa và thở khò khè cùng nhau, giống như nghẹt mũi thì cần phải chú ý đến một trong hai nguyên nhân sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở hơn một nửa số trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu. Một lượng nhỏ thức ăn rò rỉ trở lại vào thực quản từ dạ dày và khiến trẻ sơ sinh bị ọc ra. Nguyên nhân là do dạ dày trẻ không chỉ rất nhỏ mà còn nằm ngang và trẻ hay ham bú nên dạ dày tiêu hóa không kịp. Nếu như mẹ không lưu ý, các cữ bú quá nhiều làm tăng lượng sữa khiến dạ dày bị quá tải, sữa trào ngược lên, thoát ra miệng khiến bé bị ọc sữa.
Còn khi sữa bị lạc qua đường hô hấp sẽ khiến kích thích việc tăng tiết đàm, lúc này, mẹ sẽ nghe thấy tiếng thở khò khè của bé. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất sau khi cho ăn, nhưng có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh khóc, ho hoặc căng thẳng.
Mẹ sẽ thấy bé thở khò khè khi bị trào ngược dạ dày thực quản. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị dị ứng hoặc bị viêm đường hô hấp
Việc đờm nhớt bị ứ đọng và tăng tiết dịch tại vòm mũi họng đã khiến gây nên tình trạng khò khè làm cho bé có thể bị ngạt mũi ít nhiều. Khi bé bị ngạt mũi, bé sẽ phải thở bằng miệng, niêm mạc vùng họng bị khô làm cho kích thích phản xạ nôn và khiến bé bị ọc sữa ra ngoài.
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
Theo chia sẻ của các chuyên gia về Tai Mũi Họng thì trong trường hợp bé bị ọc sữa và thở khò khè, việc cần thiết nhất mà mẹ phải làm là rửa vòm mũi họng của bé thật tốt bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày 3-5 lần. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé nằm nghiêng một bên rồi nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi của bé cho đến khi nước muối chảy sang lỗ mũi bên kia. Sau đó thì đổi bên và thực hiện tương tự như lúc đầu.
Trong suốt khoảng thời gian mà mẹ thấy trẻ có tần suất bị ọc sữa và thở khò khè nhiều thì nên thực hiện nhỏ nước muối sinh lý càng nhiều càng tốt. Nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, tốt hơn hết, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cho bé bú đúng cách cũng sẽ giúp giảm tình trạng ọc sữa. (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường xuyên, mẹ cũng nên chú ý đến tư thế cho trẻ bú. Khi bé bú cần phải dùng 2 ngón tay để kẹp núm vú giúp sữa chảy chậm hơn (nếu như mẹ nhiều sữa), tránh việc bé bú quá nhanh và nuốt phải không khí sẽ khiến cho bé dễ bị nấc cụt, ọc sữa.
Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé và bế vác bé lên khoảng 10 phút hoặc cũng có thể cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng khoảng 30 độ. Nếu bé bị ọc sữa sau khi bú, mẹ nên cho bé nghỉ 30 phút rồi mới bú tiếp.
Bé bị ọc sữa và thở khò khè khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi thường rất dễ gặp phải tình trạng bị ọc sữa và thở khò khè, tuy nhiên, đến 6 tháng tuổi thì triệu chứng này thuyên giảm tới 60%. Lúc này, trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ ăn đặc hơn và bé đã tự ngồi được. Khi đến 1 tuổi thì có tới 90% bé sẽ hết triệu chứng ọc sữa và thở khò khè này.
Mẹ nên cho bé đến bác sĩ ngay nếu như tình trạng ọc sữa, thở khò khè diễn ra liên tục. (Ảnh minh họa)
Đối với những trẻ sơ sinh liên tục bị ọc sữa và thở khò khè, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân là do đâu. Trường hợp trẻ sơ sinh mới ít tháng tuổi nhưng lại bị ọc sữa quá nhiều lần gây nên hiện tượng khó thở, chậm tăng cân, bị viêm đường hô hấp thì không nên chần chừ mà phải đi khám ngay để được kê thuốc theo đơn của bác sĩ.
18 tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và làm đẹp Tía tô là một loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và trong làm đẹp. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại lá này trong bài viết sau đây. Tía tô là loài cây xuất hiện rất nhiều trong đời...