Căn bệnh khiến bé trai 7 tháng tuổi nhỏ như trẻ sơ sinh
Bé trai được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng suy dinh dưỡng rất nặng, thể trạng chỉ bằng trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết bé N.N.B.T. nhập viện với cân nặng 3,4 kg, cao 52 cm. Thể trạng này tương đương một đứa trẻ vừa chào đời. Bé chưa biết lật, vòng đầu teo nhỏ. Nếu phát triển đúng thể trạng, ở 7 tháng tuổi, bé T. phải đạt trung bình 8 kg, cao 68 cm và biết lật 2 chiều, có thể tự ngồi được.
Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó, bé trai được chẩn đoán teo ruột bẩm sinh khi vừa chào đời. Bệnh nhi được các bác sĩ cắt 40 cm đoạn ruột bị teo để cứu sống. Tuy nhiên, ca phẫu thuật cắt ruột làm ảnh hưởng nặng nề đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn của bệnh nhi.
Tình trạng suy dinh dưỡng nặng khiến bé trai rơi vào tình trạng nguy kịch do nhiều biến chứng đi kèm. Ảnh: BVCC .
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, cho biết chính vì quá suy dinh dưỡng, bé ốm liên tục, nhập viện rất nhiều lần. Trong lần nhập viện này, bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết trên thể trạng suy dinh dưỡng nặng.
“Do đoạn ruột còn lại của bé rất ngắn lại bị nhiễm trùng nặng, các bác sĩ quyết định nuôi ăn tĩnh mạch kết hợp đường tiêu hóa, bổ sung các vi chất thiết yếu cần thiết cho trẻ. Bé được ăn sữa thủy phân toàn phần, nuôi liên tục từng cử nhỏ trong ngày để tránh tình trạng nôn ói. Ngoài ra, bé còn được điều trị với thuốc, vật lý trị liệu”, bác sĩ Thủy cho biết thêm.
Ra viện được một tháng, hiện bé tăng được 4,8 kg, kỹ năng lật rất thành thạo. Bé đáp ứng điều trị tốt, sức đề kháng miễn dịch nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định để bé để đạt được mốc cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vận động như những trẻ cùng tuổi là quá trình chăm sóc lâu dài của gia đình và ngành y tế.
Bác sĩ Thủy cho biết suy dinh dưỡng nặng là tình trạng bệnh lý liên quan sự ngừng phát triển của cơ thể. Điều này vô cùng nguy hiểm và được xem là một trong những tình huống cấp cứu cần được xử lý kịp thời, hạn chế biến chứng cho trẻ.
Tình trạng cơ thể thiếu hụt lượng chất đạm và chất béo cần thiết cho những hoạt động sống là yếu tố phổ biến nhất khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng nếu không được điều trị sớm sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cân nặng, chiều cao, tâm thần, vận động, trí thông minh và khả năng miễn dịch của người bệnh, nhất là trẻ em.
Mổ cấp cứu bé gái sơ sinh có ruột nằm ngoài bụng
Các bác sĩ BVĐK tỉnh Kon Tum vừa phẫu thuật thành công đưa toàn bộ đường tiêu hóa trở lại khoang bụng cho bệnh nhi nặng 2.5 kg bị dị tật hở thành bụng hiếm gặp.
Trước đó, lúc 18h00 ngày 2/1/2021 sản phụ Y.L (ở Đăk Cấm, Kon Tum) sinh thường tại nhà, sau khi sinh gia đình phát hiện ruột của bệnh nhi nằm ngoài ổ bụng qua lỗ hở cạnh bên phải rốn nên gia đình đã đến BVĐK tỉnh Kon Tum cấp cứu.
Qua thăm khám các bác sĩ khoa Nhi, BVĐK tỉnh Kon Tum xác định bệnh nhi bị thoát vị dạ dày, toàn bộ ruột bị lộ ra ngoài, đe dọa đến tính mạng.
Trước tình hình khẩn cấp, các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn với Khoa Ngoại Tổng hợp, Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đi đến quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho bệnh nhi.
Trong quá trình phẫu thuật cấp cứu các bác sĩ phát hiện toàn bộ ruột non, một phần đại tràng và dạ dày nằm ngoài ổ bụng. Lỗ hở thành bụng bên phải cuống rốn có kích thước 5x5 cm.
BS đang chăm sóc sức khoẻ cho bé tại BVĐK tỉnh Kon Tum
BS CKII. Trần Văn Hiền, Phó khoa Ngoại tổng hợp chuyên khoa ngoại nhi, phẫu thuật viên chính cho biết, với trường hợp này, nếu không mổ kịp thời và được các bác sĩ Khoa Nhi xử trí ban đầu tốt thì ruột bé sẽ bị nhiễm trùng, phù nề, khó đưa vào bụng có thể đe dọa tính mạng bé.
BS. Hiền cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên siêu âm tối thiểu 3 lần trong 3 giai đoạn thai kỳ. Đặc biệt, không nên sinh tại nhà phải đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Cũng theo BS. Hiền, hở thành bụng xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai, khi các cơ trong thành bụng được hình thành không bình thường và tạo ra lỗ cho phép ruột và các cơ quan khác chạy ra bên ngoài cơ thể, thường lỗ này ở phía bên phải của rốn.
Do ruột không được bọc trong túi bảo vệ và tiếp xúc với nước ối, nên ruột có thể bị kích thích, khiến chúng bị rút ngắn, xoắn hoặc sưng. Tỉ lệ 1/15.000 - 30.000 trẻ sinh sống. Hở thành bụng hiếm kết hợp dị tật bẩm sinh khác, tỉ lệ 5 - 10%.
WHO công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thập kỷ qua: căn bệnh nào đã giết chết nhiều người nhất? Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong 20 năm qua, từ năm 2000-2019. Không ngạc nhiên khi căn bệnh tim thiếu máu cục bộ vẫn là "sát thủ" nguy hiểm nhất, đứng ngay sau đó là đột quỵ. Trong năm 2019, 10 nguyên nhân gây tử vong...