Cải thảo, thực phẩm cực tốt cho sức khỏe mùa thu
Cải thảo có giá thành rẻ, giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến nên là thực phẩm quen thuộc trong mỗi căn bếp. Không những thế, cải thảo còn có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe.
Cải thảo chứa rất ít calo, nhưng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào đối với sức khỏe. Trong 100g cải thảo có chứa khoảng 12 calo, 95,14g nước, 0,86g protein, 0,1g chất béo, 0,94g chất xơ, 13mg vitamin A, 80mg carotene, 0.03mg thiamin, 0,04mg riboflavin, 0,4mg niacin, 28mg vitamin C, 0,36mg vitamin E (T).
I. Tác dụng của cải thảo với sức khỏe
Cải thảo là loại rau xanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, đáp ứng hơn 45% nhu cầu hàng ngày. Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.
2. Cải thiện tiêu hóa
Sử dụng nhiều cải thảo là một cách tuyệt vời để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Vì cải thảo giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên. Chất xơ trong cải thảo cũng làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì đây là nguồn nhiên liệu chính cho các loài vi khuẩn thân thiện như Bifidobacteria và Lactobacilli. Những vi khuẩn này thực hiện các chức năng quan trọng như bảo vệ hệ thống miễn dịch và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin K2 và B12.
Cải thảo giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
3. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Cải thảo chứa vitamin B9, hỗ trợ làm giảm và loại bỏ homocysteine trong máu là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim. Đồng thời cũng hỗ trợ kiểm soát mức độ lắng đọng của cholesterol trong tim, giúp tránh được các rối loạn hệ thống tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết khối trong động mạch, thiếu máu cơ tim…
4. Cải thảo giúp xương chắc khỏe
Trong 100g cải thảo có chứa 21mg phốt pho và 32mg canxi, tương đương 3% và 3,2% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Sử dụng cải thảo thường xuyên sẽ hỗ trợ xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
Video đang HOT
Vitamin B3 trong cải thảo ở dạng niacinamide có hiệu quả tăng khả năng vận động của khớp, giảm đau khớp, cải thiện sức mạnh cơ bắp và ít mỏi cơ hoặc khớp hơn.
5. Giảm các triệu chứng trước kỳ kinh
Cải thảo có chứa hàm lượng sắt phong phú, vì vậy thường xuyên bổ sung loại rau này trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như tăng huyết áp, chóng mặt, thay đổi tâm trạng…
6. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như cải thảo giúp thư giãn cơ phế quản và điều hòa nhịp thở, trị chứng thở khò khè, ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Khi mắc chứng bệnh này, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên sử dụng thêm cải thảo trong các bữa ăn. Có thể sử dụng món ăn bài thuốc từ cải thảo hầm cùng đậu hũ ky và táo đỏ rất tốt cho người bệnh hen suyễn.
7. Giúp da khỏe đẹp
Mùa thu đông, thời tiết hanh khô dễ khiến làn da khô ráp, nứt nẻ. Sử dụng thường xuyên những loại rau mọng nước, giàu vitamin như cải thảo sẽ tăng cường bù nước cho làn da, dưỡng da mịn màng hơn.
II. Ai không nên ăn cải thảo?
1. Người có bệnh về tiêu hóa
Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người có cơ địa lạnh nếu ăn nhiều sẽ gặp gây lạnh bụng, tiêu chảy. Người có đường tiêu hóa kém cũng khó có thể tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều.
2. Người bị táo bón
Với người đang bị táo bón, đi tiểu ít, nếu ăn cải thảo sống, cải thảo muối, cải thảo được làm thành kim chi sẽ khiến tình trạng táo bón càng thêm nghiêm trọng. Nếu muốn ăn cải thảo, có thể nấu chín thành các món xào, canh sẽ dễ tiêu hóa hơn.
3. Người bị đau dạ dày
Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày không nên ăn sống mà hãy nấu chín cải thảo trước khi ăn để tốt cho sức khỏe, không gây đầy bụng.
4. Người đang mang thai
Những phụ nữ đang mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn nhiều cải thảo. Nếu ăn nhiều sẽ bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, không tốt cho sức khỏe của chính mình và thai nhi. Chỉ ăn lượng vừa đủ và ăn cải thảo nấu chín. Nếu khi ăn cải thảo có các dấu hiệu khó tiêu, dị ứng, trào ngược dạ dày nên ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.
III. Một số món ăn, bài thuốc từ cải thảo
Cải thảo xào cay tốt cho người chán ăn.
1. Cải thảo xào cay
Cải thảo 0,5kg, ớt đỏ 10g, bột năng vừa đủ. Cải thảo rửa sạch, thái lát; ớt bổ ra, bỏ hột, thái sợi dài 3cm. Đổ dầu vào chảo cho nóng, xào ớt thơm cay, thêm gừng nhuyễn, cải thảo, lửa mạnh đảo thật nhanh, thêm dấm, nước tương, muối, đường, dùng bột năng làm xốt, rắc lên dầu mè, sau khi xào lại thì hoàn tất, múc lên đĩa. Món ăn này thích hợp cho người tỳ vị suy nhược, chán ăn…
2. Canh cải thảo nấu thịt
Tim cải thảo, chà là cho vào nồi nước, sau khi nấu sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 1 giờ. Thêm cải thảo (phần lá) nấu 10 phút, sau đó cho vào thịt lát, lại nấu sôi, nêm gia vị thì hoàn tất. Có thể dùng hỗ trợ điều trị ho khan do nhiệt, môi miệng lở loét mùa hanh thu đông.
3. Canh cải thảo, đậu hũ ky, táo đỏ
Cải thảo 200g, đậu hũ ky 2 tấm lớn, táo đỏ 10 quả Tất cả cho vào nồi thêm nước nấu canh, nêm muối, dầu ăn. Thích hợp dùng cho các chứng như: ho khan do viêm phế quản, ho phế táo mùa thu đông, vị nhiệt ruột táo, đại tiện táo kết…
4. Cải thảo nấm hương
Cải thảo xé nhỏ, nấm hương ngâm mềm thái lát nhỏ. Đổ dầu vào chảo, gừng nhuyễn phi thơm, cho vào nấm hương, cải thảo xào trộn, thêm thịt tôm vừa đủ, thêm 1 chén nước nấu cải chín nhừ sau đó nêm muối, khi múc lên đĩa thêm ít rau thơm. Có tác dụng dự phòng cảm mạo, cải thiện hôi miệng, giảm huyết áp.
Bất ngờ với khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư của dưa chuột
Dưa chuột chứa 95% hàm lượng nước, giúp cơ thể duy trì độ ẩm, đồng thời đào thải độc tố.
Theo đông y, dưa chuột có tính lạnh và vị ngọt. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm sưng tấy, thúc đẩy cơ thể tích nước và làm dịu cơn khát. Dưa chuột chứa protein, chất béo, các hợp chất carbohydrate, khoáng chất, vitamin (A, B1, B2, C, E) và các thành phần khác, là thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe rất tốt. Ngoài ra, dưa chuột còn là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân và làm đẹp hữu hiệu.
Dưa chuột chứa kali, magiê và vitamin K. 3 là các chất dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động của hệ thống tim mạch. Vitamin K đóng vai trò là một yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Nồng độ magiê và kali thấp có liên quan đến chỉ số huyết áp cao. Một chế độ ăn có dưa chuột hàng ngày đã chứng minh có thể làm giảm hàm lượng cholesterol xấu.
Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã phát hiện ra rằng, chất cucurbitacin C chứa trong dưa chuột có tác dụng nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể con người, từ đó giúp phòng chống bệnh tật, trong đó có ung thư.
Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính, kéo dài thời gian sống và giảm dần các cơn đau của bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. Ngoài ra, dưa chuột tươi có chứa chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất thải trong ruột và làm giảm cholesterol trong máu, do đó, những bệnh nhân béo phì, cholesterol cao và xơ cứng động mạch ăn dưa chuột sẽ rất có lợi.
Fisetin, một flavonoid đã và đang gây hứng thú lớn cho các nhà nghiên cứu về ung thư, có mặt trong dưa chuột. Ngoài các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, flavonoid còn liên quan đến việc giảm nguy cơ đối với một số loại ung thư cụ thể.
Cùng với đó, dưa chuột chứa 3 lignans là pinoresino, lariciresinol và secoisolariciresinol, giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy và ung thư tử cung.
Dưa chuột đối với bệnh nhân ung thư gan không chỉ có thể cải thiện khả năng miễn dịch, chống lại khối u mà còn làm giảm các triệu chứng như đau, vàng da, cổ trướng.
Đối với những bệnh nhân ung thư bị cổ trướng, tràn dịch màng phổi hoặc phù nề toàn thân, ăn dưa chuột có thể giảm tiết dịch. Những bệnh nhân ung thư có cholesterol cao và xơ cứng động mạch cũng thích hợp ăn dưa chuột. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, dưa chuột có tính lạnh nên những người mắc chứng khó tiêu không nên ăn nhiều.
Dưa chuột có thể có thể ăn sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, vì nó chứa ít vitamin và các chất dinh dưỡng khác nên tốt nhất nên ăn cùng với các loại rau và trái cây khác để đạt được hiệu quả.
Ăn uống thế nào trong ngày tiêm vaccine Covid-19? Người được tiêm vaccine Covid-19 nên uống 2,5-3 lít nước, ăn đa dạng thực phẩm, không uống rượu bia, hạn chế đồ ăn nhanh; tránh để bụng đói trước khi chủng ngừa. Trong sách "Covid-19 và Bệnh tim mạch", Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh và các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh...