Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban
Vào đúng thời điểm nhiều trẻ bị lây bệnh sởi, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh. Thậm chí có nhiều phụ huynh vẫn còn nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban, nên chưa có biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời. Sau đây là một vài đặc điểm để giúp bạn phân biệt 2 loại bệnh này.
Về nguyên nhân gây bệnh
- Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường (70% – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.
- Sởi là do virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Theo nhận định từ các chuyên gia của viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, dịch sởi lần này là chủng virus xuất hiện lần đầu ở phía Nam, được xâm nhập từ nước ngoài về và là chủng virus sởi có nhiều ở Trung Quốc, Malaysia, có độc lực và độ lây truyền như chủng cũ và xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
Về dấu hiệu bị bệnh
Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng “nhiễm siêu vi” như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát với phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi.
- Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
- Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.
Biến chứng của sởi và sốt phát ban
- Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.
Đối với phụ nữ mang thai bị mắc sốt phát ban, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị dị tật, thể trạng không tốt như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to… Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc.
- Phát ban do virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 – 9 tháng. Hầu hết những ca tử vong do sởi đều do bị biến chứng nặng.
Biện pháp phòng bệnh
- Cách phòng bệnh sốt phát ban: Tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin được 3 tháng).
- Cách phòng bệnh sởi: Phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi. Việc tiêm mũi thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Hiệu quả của vắc xin phụ thộc rất lớn vào chất lượng bảo quan.
Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.
Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi
Video đang HOT
- Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.
- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.
- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…
- Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.
- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày
- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị
Theo TNO
Món ăn, bài thuốc chăm trẻ bị sởi
Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate...
Gần đây, bệnh sởi xuất hiện nhiều và có chiều hướng gia tăng ở trẻ em. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và chữa bệnh này.
Thực phẩm nên dùng khi trẻ bị sởi
Trẻ em bị sởi nên dùng các thực phẩm như củ năng, đậu hũ, cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, cháo cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, mía lau, nấm hương, củ cải đường, hoa hiên (hoa kim châm), bí đỏ, bông cải xanh, bí đao, rau dền đỏ, dưa hấu, dưa chuột, lê, giấm gạo, cá chép, cá da trơn (cá ba sa, sa ba, cá bông lau), cá hồi, cá trích, thịt heo nạc, nho, trà xanh, rong biển, cà chua, cà rốt, chuối, táo, lê, đậu xanh, hạt sen, hạt mè, hạt ý dĩ...
Thực phẩm không nên dùng:
Trẻ em đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là... Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh.
Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate... Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.
Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn các thức ăn (như trái cây sấy khô, các loại hải sản như cua, ốc, nghêu, sò, mực, cá biển, đậu phộng, chocolate, pho mát, sữa, trứng, phụ gia thực phẩm, các chất cay nóng, gây kích thích) thì nên tránh, không được dùng.
Một số món ăn, bài thuốc có ích cho trẻ em bị bệnh sởi
1. Rau mùi (còn được gọi là rau ngò, ngò rí, hương thái...)
Theo Đông y rau mùi có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng phát tán thấu chẩn (làm ra mồ hôi, làm cho nốt ban mau phát ra ngoài), giảm độc, làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân, nhất là đối với bệnh sởi trẻ em, có ích cho hệ tiêu hóa.
Thường dùng cho trẻ em mắc bệnh sởi thời kỳ đầu, sởi chưa phát, hoặc sau khi sởi đã mọc nhưng không hoàn toàn.
Ảnh: gardeninginfozone
- Bài thuốc chữa bệnh sởi trẻ em:
Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dễ sinh những biến chứng nguy hiểm, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
Dùng ngoài: Hạt giống rau mùi tươi 100-150g, nấu với 150-200ml nước, để sôi khoảng 5 phút (hoặc cả thân lá giã nát để sắc, không sắc lâu). Dùng nước thuốc hơi ấm, tẩm vào gạc bông sạch để lau khắp, cổ, chân tay, lưng, ngực và bụng, (theo thứ tự trên trước dưới sau, lau lưng trước, bụng sau), lau ở chỗ kín gió, không để trẻ bị lạnh.
Uống trong: Hạt mùi 12g, nấu với 100ml khoảng 5 phút, chia 1-2 lần, cho uống ấm trong ngày.
- Phòng ngừa bệnh sởi: Dùng 4-8g hạt rau mùi, sắc nước cho trẻ uống 7-10 ngày, trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi.
Lưu ý không dùng rau mùi, hạt mùi, lúc sởi đã mọc đều, thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Không dùng đối với bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, cơ thể suy nhược. Bệnh nhân có loét dạ dày thì chỉ dùng ngoài, không dùng uống trong.
2. Củ năng
Theo Đông y, củ năng thường được dùng trong các trường hợp bệnh nhiệt, sốt cao mất nước, vàng da, đi tiểu ra máu do huyết nhiệt, đại tiện ra máu do trĩ hoặc lỵ, sỏi đường tiết niệu, đau mắt đỏ, viêm phế quản, viêm họng, ho sốt do phế táo, đàm nhiệt, mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc... Người ta thường ép củ năng, lấy nước dùng làm thuốc hạ nhiệt, trừ ho, tiêu đàm, rất tốt cho trẻ em bị sởi sốt cao, ho, khát nước, người bứt rứt.
- Ở trẻ mới mắc bệnh sởi hoặc sởi không phát được, có thể sử dụng 100ml nước ép củ năng phối hợp với hạt rau mùi 10-12g, sắc uống, có hiệu quả giải được nhiệt độc, hạ sốt, trừ ho.
- Hoặc dùng củ năng 500g, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho trẻ bị sởi, nóng sốt, ho, các bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...
- Hoặc dùng củ năng 200g, củ sen tươi 200g, trái lê 200g. Tất cả rửa thật sạch, xắt lát rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với 15ml mật ong để uống.Dùng uống để phòng chống một số bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, sốt cao mất nước...
- Trường hợp bệnh nhiễm trùng có sốt cao, khát nước nhưng không có mồ hôi: Dùng củ năng 200g, lê 1 trái, rễ lau 100g, củ cải đường 50g, củ sen tươi 100g. Tất cả rửa thật sạch, ép lấy nước uống để hỗ trợ trị liệu có hiệu quả.
- Trường hợp trẻ bị sởi, sốt cao li bì, rối loạn tiêu hóa: Dùng củ năng 200g, củ khoai mài (hoài sơn) 25g, hạt sen 25g, hạt bo bo (ý dĩ) 25g, rễ đinh lăng 15g, long nhãn nhục 15g. Tất cả rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, để nguội, chia 2-3 lần uống trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân dịch, lương huyết giải độc, hạ sốt, hóa đàm, trừ ho, tiêu thực tích, mát gan, sáng mắt.
Ngoài ra, món chè củ năng, hạt sen cũng rất tốt cho trẻ bệnh sởi.
Lưu ý, củ năng có tính mát nên không dùng cho những người có thể chất hàn hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, có các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu, dễ đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện phân lỏng hoặc nát...
3. Củ cải đường
Đây là thực phẩm bổ dưỡng, kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt và lợi tiểu. Có ích cho những người thiếu ngủ, người bệnh thần kinh, bệnh lao và cũng rất có ích khi có dịch cúm. Theo Đông y, củ cải đường thường được dùng điều trị bệnh sởi mà nốt ban mọc không nhanh hoặc ban không phát ra được.
Ảnh: ageless
Dùng củ cải đường 100-150g, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống để giải khát, hạ nhiệt, để chữa bệnh ôn dịch, sốt cao. Hạt củ cải đường có tác dụng làm mát và ra mồ hôi. Lá có tác dụng tiêu sưng viêm.
Kinh nghiệm dân gian điều trị trẻ em bệnh sởi khi ban chưa phát bằng cách dùng củ cải đường, hạt rau mùi, mỗi thứ 10g, nấu nước cho trẻ uống.
Vào mùa hè, người ta thường luộc củ cải đường 100-150g, ăn để giải khát, giải nhiệt. Hằng ngày, dùng một cốc nước dịch củ cải đường hay phối hợp với dịch các loại củ quả khác.
Không dùng củ cải đường cho người bị bệnh đái tháo đường.
4. Nấm hương (còn gọi là nấm đông cô, hương cô...)
Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm hương có thể dùng cho trẻ em bị bệnh sởi, nốt sởi không phát hoặc phát không hoàn toàn.
Một số món ăn nên dùng như cá chép hấp nấm hương, canh cá chép nấu nấm hương, canh nấm hương, đậu hủ, giá đậu...
5. Rễ lau
- Chữa trẻ bị bệnh sởi mà nốt sởi không mọc được: Dùng thân rễ lau tươi 30-50g, phối hợp với củ cải đường tươi 120g, hành lá 7 cây, quả trám xanh 7 quả, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Trường hợp trẻ bị bệnh sởi, sốt, khát nước, người bứt rứt, có biểu hiện ho, khạc đờm vàng đặc và viêm phổi: Dùng rễ lau 15-30g, kim ngân hoa 10-12g, rau diếp cá 20-30g, hột bí đao 10-12g. Tất cả rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn 500ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Thận trọng khi dùng trong những trường hợp tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi cầu lỏng.
6. Mía lau
Mía lau rất tốt cho trẻ em bị sởi, phát sốt, làm thương tổn đến tân dịch, khát nước, tâm phiền, nôn ói, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau.
- Mía lau nấu củ năng, hạt sen: Rất có ích cho trẻ em bị sởi, ban không phát được, sốt cao, mất ngủ, người bứt rứt, khát nước.
Củ năng 200g, hạt sen 50g, 1 bó mía lau, lá dứa 10g, rễ tranh 20g, râu bắp 20g, đường cát 50g. Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, xắt làm 4 hoặc 5 phần. Bó mía lau, lá dứa, rễ tranh, râu bắp rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Khi nước sôi, cho đường vào khuấy tan. Đun sôi lại, tắt bếp, lọc bỏ bã, lấy nước cho vào nồi, cho củ năng vào rồi nấu chín.
Nếm lại thấy có vị ngọt dịu, thanh là được. Hạt sen ngâm mềm, cắt bỏ đầu, bỏ tim. Đem luộc hoặc hấp chín. Múc nước mía lau, củ năng và hạt sen vào ly, dùng khi khát nước.
Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM
Theo VNE
Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi Bệnh sởi ở trẻ em đã xuất hiện trở lại với tần suất ngày càng tăng. Điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhi mắc sởi đã có biến chứng nặng thậm chí rất nặng. Nhiều trẻ mắc sởi biến chứng nặng Mới đây, các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết vừa cấp cứu thành công bệnh...