Cách nấu lẩu vịt đậm đà nóng hổi ngon khó cưỡng
Cách nấu lẩu vịt ngon, lẩu vịt kết hợp với măng chua cùng những loại rau đặc trưng với phần thịt đậm đà, rau nhúng tươi ngon sẽ là bí kíp ghi điểm tuyệt vời của các bà nội trợ.
Để làm lẩu vịt, những nguyên liệu cần chuẩn bị và các bước tiến hành nấu lẩu như sau.
Cách nấu lẩu vịt đậm đà nóng hổi ngon khó cưỡng
Nguyên liệu nấu lẩu vịt
Vịt xiêm: 1 con
Dừa tươi: 2 quả
Trứng cút: 20 quả
Nấm rơm: 300 gram
Măng chua: 300 gram
Đậu phụ: 2 bìa
Sấu tươi (hoặc quả dọc): 3 quả
Nguyên liệu khác: gừng tươi, hành khô, tỏi khô, rượu trắng, trứng vịt lộn…
Rau ăn lẩu: rau muống, mùi tàu, hành tươi, nấm kim châm, rau cải…
Rau nấu nước lẩu vịt: củ cải, hành tây, dưa chuột
Gia vị: mắm, muối, sa tế, dấm…
Bún tươi: 1 kg
Nguyên liệu chính nấu món lẩu vịt
Video đang HOT
Bước 1: Làm sạch vịt
Vịt sau khi mua về bạn làm sạch kỹ lại lông măng. Tiếp đến, dùng muối làm sạch toàn bộ phần da, bụng và miệng vịt. Sau khi chà muối, bạn xả sạch vịt với nước.
Xả sạch vịt xong, bóp vịt với rượu trắng và gừng tươi đập dập để loại bỏ mùi hôi. Tiếp đến, cắt bỏ tuyến bã nhờn ở xương đuôi và phao câu vịt. Làm xong, rửa lại vịt lần nữa với nước rồi để ráo.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Chặt thịt vịt thành các miếng nhỏ vừa ăn
Thịt vịt: Để vịt ráo nước, bạn đem chặt vịt thành các miếng to vừa ăn. Chặt xong, cho thịt vịt đã chặt vào tô và ướp cùng với một chút hành khô, tỏi khô, gừng tươi đập dập băm nhỏ và gia vị.
Măng chua: Xé sợi, rửa kỹ nhiều lần với nước rồi cho vào luộc từ 2 – 3 phút. Sau khi luộc xong, trút măng ra rổ và để ráo nước.
Trứng cút: Rửa sạch trứng cút sau đó cho vào luộc chín. Luộc xong, bạn bóc bỏ vỏ trứng và để riêng trứng vào tô.
Nấm rơm, nấm kim: Cắt chân, đem rửa sạch với nước. Rửa xong, cho nấm vào ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút thì vớt ra ngoài để ráo.
Các loại rau ăn lẩu: Nhặt và rửa sạch. Làm xong, bạn cũng đem rau ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn trứng sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
Xé sợi măng chua
Rau làm nước dùng lẩu: Gọt sạch vỏ củ cải, dưa chuột sau đó xắt thành những khúc nhỏ. Hành tây bóc vỏ, cắt chân rồi bổ múi cau.
Nguyên liệu khác: Đậu phụ non xắt nhỏ thành các miếng vừa ăn. Sấu tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi khứa vỏ quả để cho dễ tiết vị chua.
Bước 3: Nấu lẩu vịt
Nấu nước dùng lẩu: Đem hầm củ cải, dưa chuột và hành tây với 1,5 lít nước lọc trong khoảng 30 phút để lấy nước ngọt. Sau khi hầm, bạn vớt xác rau củ ra ngoài và thêm nước dão của 2 quả dừa vào và đun sôi.
Phi thơm hành, tỏi sau đó cho măng chua vào xào săn. Nêm một chút gia vị cho măng vừa ăn. Tiếp đến, bạn trút phần măng đã xào vào nồi nước dùng lẩu. Thêm phần sấu đã làm sạch vào. Đun nồi nước dùng lẩu thêm 10 phút nữa để nước dùng đạt được độ chua ngon.
Nước dùng lẩu vịt
Bước 4: Thưởng thức lẩu vịt
Xào thịt vịt: Tiếp tục phi thơm hành khô, tỏi khô và một chút gừng tươi đập dập cho dậy mùi. Tiếp đến, bạn cho thịt vịt vào và xào cho thật săn lại. Trút thịt vịt đã xào để riêng ra đĩa.
Thưởng thức lẩu vịt: Dọn nồi nước lẩu măng chua đã hoàn thiện và bày ra mâm, đặt trên bếp từ hoặc bếp ga mini. Tiếp đến, bạn bày xung quanh thịt vịt, trứng vịt, trứng cút, các loại rau ăn lẩu, bún… Đun sôi lại nồi nước dùng và nhúng lẩu rồi thưởng thức.
Thưởng thức lẩu vịt
Tổng thời gian để thực hiện cách nấu lẩu vịt này từ lúc sơ chế nguyên liệu cho tới khi hoàn thiện chỉ mất từ 45 – 60 phút. Do không phải thực hiện các công đoạn cầu kỳ, không tốn quá nhiều công sức nên món ăn này đặc biệt được ưa chuộng, nhất là khi thời tiết se lạnh hay mưa nhiều. Vì vậy, các bà nội trợ đừng quên bỏ qua công thức nấu ăn này nhé.
Chúc các bạn thực hiện thành công và ngon miệng với món lẩu vịt.
Cách làm vịt om sấu khoai sọ ngon "ngả nghiêng"
Công thức làm món vịt om sấu vừa có vị chua thanh của sấu, vừa béo ngậy của thịt vịt, vừa ngọt bùi của khoai tây, khoai sọ.
Món vịt om sấu
Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nơi mà nói đến ẩm thực có hai vị rất đặc trưng là chua và cay. Nơi đây ăn gì người ta cũng kèm theo trái ớt cay xé nồng, cũng là nơi nổi tiếng với những món canh chua thanh mát mùa hè. Người Quảng thường dùng khế, thơm, cà, me để tạo vị chua cho món ăn của mình. Có lẽ vì vậy mà mãi đến những năm học cấp 3, khi những cụ ông cụ bà gần nhà là cán bộ hưu trí tập kết có điều kiện về thăm quê ngoài Bắc trở vô, tôi mới có điều kiện thưởng thức các món có vị chua đặc trưng ngoài ấy. Trong đó, ấn tượng nhất là món vịt om sấu, vị chua của trái sấu thật không thể lẫn vào đâu được. Đặc biệt khi kết hợp với vị ngọt bùi béo thơm của loài vịt cỏ chạy đồng nổi tiếng đất Quảng Nam sau mùa gặt thì không còn gì sánh bằng.
Tuy là món ăn miền Bắc nhưng cách làm món vịt om sấu lại khá đơn giản. Quan trọng nhất của món ăn là khâu chọn và sơ chế thịt vịt. Phải là vịt cỏ hoặc vịt trời lai vịt thịt mới ngon. Vịt làm sạch cần ngâm trong dung dịch rượu trắng, gừng giã nhỏ khoảng 60 phút. Sau đó xát lại bằng chanh tươi để giảm bớt mùi tanh của vịt.
Nguyên liệu cần cho món ăn:
Quả sấu
- 1 con vịt khoảng 1 - 1,2 kg.
- 20 quả sấu tươi: chà sơ vỏ ngoài, ngâm nước muối khoản 5 phút, vớt ra để ráo.
- 1 củ khoai tây, 1 củ khoai sọ: xắt miếng vừa ăn
- Gừng, sả, hành tím, tỏi: băm nhỏ.
- Gia vị, rau thơm các loại.
Gia vị cho món vịt om sấu
Khoai tây, khoai sọ
Cách chế biến:
Vịt chặt miếng vừa ăn
- Vịt sau khi sơ chế, chặt miếng vừa ăn, ướp với gừng, sả, hành tím, tỏi, mắm, muối, tiêu khoảng 30 phút cho thấm.
- Xào sơ thịt vịt cho chín, đổ nước sâm sấp, hầm chung với sấu.
- Khi thấy thịt vịt gần mềm tiếp tục cho khoai tây, khoai sọ vào hầm cùng. Hầm đến lúc mềm theo ý, nêm nếm vừa ăn thì thưởng thức.
Ướp thịt vịt cùng gia vị
Món vịt om sấu vừa có vị chua thanh của sấu, vừa béo ngậy của thịt vịt, vừa ngọt bùi của khoai tây, khoai sọ; là món ăn bổ dưỡng rất thích hợp dùng bữa trong những trưa hè nắng nóng.
Vịt om sấu rất bổ dưỡng
Tuy nhiên, mùa hè miền Trung thường bắt đầu từ tháng 3 tháng 4, nên để nấu món vịt om sấu trong thời gian này; cần phải đặt mua sấu từ năm trước đó và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Bởi mùa cho quả của sấu rất ngắn, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm.
Hè này không làm sấu ngâm thì quá phí: 3 cách làm sấu ngâm cực ngon bon miệng, để lâu không nổi váng Mùa sấu thường diễn ra từ khoảng tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Vậy nên, sấu thường được ngâm để bảo quản sấu lâu dài. 3 cách làm sấu ngâm dưới đây sẽ giúp bạn giữ được sấu tươi lâu với hương vị vô cùng ngon miệng. Cách làm sấu ngâm đường Nguyên liệu chuẩn bị: Sấu: 1kg Đường: 1kg Gừng: 3...