Cách nấu chè trôi nước củ dền ngon mắt, ngọt miệng
Chè trôi nước củ dền ngon mắt, ngọt miệng chắc chắn sẽ khiến cả nhà bạn hài lòng khi thưởng thức trong ngày hè oi bức.
Cách 1
Nguyên liệu:
Chè trôi nước củ dền vừa ngon mắt vừa ngon miệng.
- Củ dền: 1 củ
- Khoai lang: 2 củ
- Bột nếp: 1 gói
- Bột cốt dừa: 1 gói
- Đường cát
- Gừng, mè, bột vani
Chuẩn bị:
- Củ dền gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát rồi cho vào nồi nấu lấy nước, nước sôi, để nguội.
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khoanh tròn dày chừng 3cm. Sau đó cho khoai lang vào nồi, thêm nước xâm xấp mặt khoai rồi nấu chín.
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Cách làm:
1. Phần nhân
Video đang HOT
- Khoai lang chín dằm nát, thêm ít mè trộn đều. Sau đó cho khoai lang vào chảo nóng đảo đều cho khoai hơi khô rồi dừng lại.
- Cho khoai ra tô và viên thành những viên tròn nhỏ để làm nhân.
2. Phần vỏ
- Bột nếp cho ra âu, thêm từ từ nước củ dền vừa nấu vào nhồi cho thật đều tay cho đến khi bột mịn, không dính tay và khối bột có màu tím nhạt đẹp mắt thì dừng.
- Khối bột vào nhào được chia thành những phần nhỏ rồi vo thành những viên tròn ( to hơn viên nhân khoai lang lúc nãy).
- Lấy từng viên bột tròn ấn dẹp rồi đặt viên nhân khoai lang vào, vo tròn lại cho bột bọc kín nhân. Thực hiện tương tự cho đến hết.
3. Nấu chè
- Cho nước vào nồi, thêm một lượng đường vừa phải và gừng băm nhỏ vào nấu chung.
- Nấu cho đến khi nước đường sôi thì cho những viên bột nếp bọc nhân khoai lang vào nấu tiếp cho đến khi chúng nổi hết lên là được, thêm ít bột vani vào cho thơm rồi tắt bếp.
4. Thành phẩm
- Bột cốt dừa hòa chung với nước nấu sôi để làm nước cốt dừa.
- Khi ăn, bạn múc chè trôi nước ra bát, thêm muỗng nước cốt dừa, ít mè rang rồi thưởng thức.
Cách 2
Nguyên liệu:
-1/2 gói bột nếp
- Dừa nạo: 100 g
-1/2 củ dền
- 150 g đỗ xanh
Cách làm:
Bước 1: Đổ gói bột nếp ra bát tô.
Bước 2: Trộn bột nếp với đường cát (tùy theo sở thích bạn cho độ ngọt nhé).
Bước 3: Củ dền gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát nấu lấy nước màu nhé. Sau đó trộn phần nước củ dền với bột.
Bước 4: Nhào bột thành một khối mềm dẻo.
Bước 5: Đỗ xanh ngâm nước ấm cho nở sau đó cho vào nồi hấp chín. Trộn đỗ xanh với đường, vừng, dừa nạo và sên trên bếp.
Bước 6: Viên từng viên đỗ xanh cho tròn làm nhân.
Bước 7: Tương tự viên từng viên bột nếp làm vỏ bọc bên ngoài.
Bước 8: Ấn dẹt phần bột nếp, đặt nhân đỗ xanh vào giữa và viên tròn lại.
Bước 9: Làm lần lượt cho hết phần bột. Mỗi viên bánh trôi lăn qua một chút xíu vừng cho đẹp nhé.
Bước 10: Đặt nồi nước lên bếp đun sôi để luộc bánh. Trong khi đợi bánh chín nổi lên hớt phần bọt bỏ đi. Bánh chín nổi lên vớt bánh ra ngâm vào bát nước sôi để nguội để bánh khỏi dính.
Bước 11: Đun 1 nồi nước đường cùng ít gừng thái chỉ. Để bát bánh trôi được đẹp ta nên tận dụng nước củ dền nhé. (Nếu không thích có thể bỏ qua). Thả từng viên bánh trôi vào đun thêm khoảng 3-5 phút. Vớt bánh ra bát chan nước lên trên thả ít dừa nạo vào và ăn ngay khi còn nóng.
Chúc các bạn thành công!
Mát lành có chè trôi nước
Thời tiết dạo này thật nóng nực! Dạo quanh phố xá, tôi thấy những quán chè ven đường tấp nập người ra, kẻ vào. Chẳng cần đợi những chú ve kêu râm ran chào hạ, cũng biết là mùa hè đã đến rồi!
Chè trôi nước. Ảnh: TL
Chè là một bát "soup" ngọt đặc biệt. Trên cái nền đó, người ta cho thêm vào các loại đậu hoặc những nguyên liệu khác, như rau câu, bánh viên, trân châu... Vào mùa hè, chè là món ăn giải nhiệt được nhiều người ưa thích, bởi nó mát mẻ, ngọt ngào và đầy hấp dẫn. Hơn nữa, chè rẻ tiền và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chè Huế thanh tao, không ngọt gắt, dễ ăn. Những loại chè Huế thơm ngon có tiếng, như chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè đậu ván, chè thập cẩm...
Tôi mến nhất là món chè trôi nước với những viên trôi nước mập mạp, đáng yêu. Không rực rỡ và đầy màu sắc như chè thập cẩm, chè đậu xanh, đậu đỏ... nhưng chè trôi nước có vẻ đẹp nhu mì, bình dị như một cô gái thảo hiền khiến người ta dễ cảm tình:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
Viên trôi nước trắng ngà, tròn tròn và mềm mại như kẹo marshmallow. Nhân đậu xanh ngọt ngào, bùi bùi, điểm chút muối mằn mặn. Nước đường mát lành, đậu phộng giòn tan, thơm nồng, nhai nghe rồm rộp. Nếu thích béo thì chan thêm chút nước cốt dừa. Thường, tôi sẽ ăn chè với ít đá lạnh chứ không ăn nóng. Nếu có dịp, tôi nhất định sẽ thử một bát chè trôi nước nóng hổi với nước đường ngọt dìu dịu cũng là một ý kiến hay.
Chè trôi nước có cách làm khá đơn giản. Bánh trôi nước được làm từ bột nếp, còn phần nhân được làm từ đậu xanh xay nhuyễn. Trôi nước đạt chuẩn thì tròn trịa, sánh mịn và có độ dẻo vừa phải. Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị một nồi nước đường thốt nốt, gừng rồi cho những viên trôi nước vào, thêm lá dứa cho hương vị thơm ngon, đậm đà hơn.
Chè là món ăn dân dã, nên ăn ở quán bình dân, nói chuyện rôm rả mới vui. Vừa thưởng thức vị ngọt ngào, tươi trẻ của chè, vừa tán gẫu chuyện trên trời dưới đất, ngắm nhìn dòng người tất bật ngược xuôi. Người ta có thể đến quán cà phê, ngồi trầm ngâm bên chiếc laptop hay lơ đãng ngắm nhìn những con đường, nhưng đến quán chè thì không khí nhất định phải vui tươi, giản dị. Vui mới ăn chè, buồn thì uống rượu, suy tư thì nhấm nháp chút trà chiều.
Bạn có nhận ra một điểm thi vị của ẩm thực, đó là :"Mùa nào thức ấy" không? Ẩm thực là một phần cuộc sống của con người nên nó biến chuyển linh hoạt theo sự thay đổi của "thời tiết". Mùa lạnh, người ta khoái ăn những món ăn nóng giòn, ấm bụng, như khoai lang nướng hay các món nước, như bún, phở, hủ tiếu... Mùa hè, người ta lại chuộng những thức mát lành, như chè, nước mía, đậu hũ. Thân thể thì được phục trang chiều chuộng, cái bụng lại được đồ ăn "thực dưỡng": mùa hè làm mát, mùa đông phải sưởi cho ấm.
2 cách nấu chè trôi nước ngon dẻo mềm không bị cứng Những viên bánh trôi nước tròn xinh, phần vỏ bánh khi ăn thấy dẻo dẻo, cắn vào nhân bên trong là đậu xanh chín nhừ ăn thơm, vị bùi bùi kết hợp nước đường ngọt ngọt tạo nên hương vị tuyệt vời của món chè trôi nước. Độ dẻo thơm ngon không thua gì các hàng quán, cách nấu chè trôi nước đơn...