Cách ly y tế bao lâu thì an toàn?
Thực tế cho thấy, nếu quản lý không tốt người nhập cảnh, người tiếp xúc, người nghi ngờ mắc bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng siêu lây nhiễm Covid-19 khiến công tác điều tra, xử lý ổ dịch của các cơ quan chức năng gặp vô cùng khó khăn.
Bệnh nhân xuất viện tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi – Ảnh: Ngọc Dương
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), cho biết nhiều thông tin cho rằng thời gian ủ bệnh kéo dài, ngay cả ở Trung Quốc cũng bàn, nhưng sau hơn 80.000 ca mắc Covid-19 ở Trung Quốc, thì WHO kết luận là chỉ có 14 ngày, thời gian ủ bệnh nhanh nhất là 2 ngày, trung bình là 5 – 6 ngày, chậm nhất là 14 ngày.
Muốn ủ bệnh kéo dài hơn cũng không được vì quy luật của vi rút là vậy. Nên có nhiều người dương tính ở ngày cuối cùng của cách ly, dù trước đó âm tính với Covid-19. Nhưng khi mắc bệnh thì không phải 14 ngày sẽ hết mà có người 2 – 3 ngày hết, có người đến 20 ngày mới hết, tùy khả năng miễn dịch của từng người.
“Thời gian ủ bệnh là ngày tiếp xúc với người bệnh (vi rút), sau đó phát bệnh. Nhưng có thể lần tiếp xúc đầu tiên không bị lây mà bị lây nhiễm ở lần tiếp xúc sau, hoặc không bị người này mà bị lây từ người khác. Phải tính toán thật chính xác mới biết mình bị lây từ ai, vào ngày nào để ra
14 ngày ủ bệnh, nhưng rất khó. Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào tính chất của vi rút, nó chờ thời gian phát tán ra triệu chứng và phát tán vi rút ra ngoài. Như Covid-19 vào cơ thể sẽ nằm vùng cổ họng, kiếm tế bào hầu họng và nhân lên, thời gian ủ bệnh tối đa là 14 ngày”, bác sĩ Khanh nói.
Sẵn sàng tự cách ly thêm 14 ngày
Video đang HOT
Khuyến cáo của chuyên gia y tế đối với những người đã hoàn thành thời gian cách ly tập trung (14 ngày) nên tự cách ly thêm 14 ngày nữa, được nhiều người cách ly đồng tình vì an toàn cho gia đình và cộng đồng.
Điển hình như trường hợp 2 vợ chồng bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 (TP.HCM) đi qua Úc thăm con được khoảng 3 tháng rồi về nước hôm 22.3. Về tới sân bay, 2 người làm thủ tục khai báo y tế rồi lên xe khách về thẳng khu cách ly tập trung ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM ngay trong đêm. Đến ngày 6.4 thì đủ thời gian cách ly 14 ngày, nhưng do chưa có kết quả xét nghiệm lần 2 nên vợ chồng bà phải chờ đến sáng 8.4 mới có thể lên xe về nhà. Bà Ngọc Anh chia sẻ: “Tôi thấy việc này cũng cần thiết bởi trong thời gian này, Thủ tướng có chỉ thị cách ly xã hội nên cần hạn chế ra đường. Tôi sẽ ở nhà thêm 2 tuần”.
Tương tự, nữ du học sinh Lê Trần Hồng Hà (Q.12) khẳng định: “Khi rời khỏi khu cách ly, em cũng sẽ tự giác cách ly tại nhà thêm 14 ngày nữa để đảm bảo an toàn cho cả gia đình”. Ngày 8.4, nhiều bạn trẻ tại khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM cũng chia sẻ với PV Thanh Niên rằng sẵn sàng cách ly thêm ở nhà để chẳng may có dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì sẽ không lây cho người thân.
Sỹ Đông
Theo bác sĩ Khanh, hiện do điều kiện cách ly, những người cách ly không tuân thủ và có thể bị lây ở ngày cách ly cuối cùng, thậm chí là bị lây ngay tại cổng. Do vậy, việc ra về là phải cách ly 14 ngày tiếp là cần thiết, nếu không thì sẽ lây cho gia đình trước tiên.
Về nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng, theo bác sĩ Khanh, VN chưa thật sự kiểm soát và truy ra hết các nguồn lây từ BV Bạch Mai, hay quán bar Buddha. Do vậy, có thể còn sẽ thấy thêm một vài ca được phát hiện từ quán bar Buddha, BV Bạch Mai do người liên quan không chịu khai, không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ nên không quan tâm. Ngoài ra, còn có nguồn bệnh ngoại nhập.
Theo bác sĩ Khanh, giai đoạn này dù có hay không có ca bệnh, thì vẫn phải làm cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc, mang khẩu trang, rửa tay, đoàn kết phát hiện ra những ca nghi ngờ để báo cho y tế dự phòng để chặn lại. Với ngành y, ngoài tự bảo vệ mình thì xem người nào có “viêm phổi lạ” là cảnh báo ngay. Người dân cũng không nên đi thăm bệnh thời điểm này.
“Trong đại dịch thì việc lây lan thứ phát ra cộng đồng là không tránh khỏi. Nhưng hiện nay chưa có biện pháp đánh giá được chỗ nào có điểm nguy cơ dịch bệnh nhiều và ít, chỉ biết là điểm nguy cơ là ở bar Buddha và BV Bạch Mai. Do vậy, chỉ có cách ly xã hội là tốt nhất”, một chuyên gia về dịch tễ học nói.
Duy Tính
Mất dấu bệnh nhân COVID -19 F0: Có tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng?
Bước vào giai đoạn 3 của cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, khó khăn xuất hiện khi Việt Nam mất dấu bệnh nhân số 0 tại một số ổ dịch. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan ca bệnh trong cộng đồng.
PGS.TS Trần Đắc Phu nói, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam chủ yếu ngăn chặn COVID-19 từ nước ngoài về, ban đầu áp dụng với Trung Quốc, tiếp theo đến Hàn Quốc, Iran, Ý rồi toàn châu Âu, cuối cùng với mọi quốc gia.
"Và thực tế đã làm rất tốt để những người nhiễm không lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên không có quốc gia nào có thể ngăn triệt để dịch lây ra cộng đồng do không thể quản được hết người từ nước ngoài về. Nhưng phải ghi nhận số ca mắc tại Việt Nam đến nay là rất ít so với tình hình chung của thế giới, giúp kéo số ca mắc thấp hơn hẳn nhiều quốc gia khác khi họ có 100 ca lên 1.000 ca chỉ mất 7 ngày", chuyên gia hàng đầu về dịch tễ của Việt Nam cho biết.
Theo ông Phu, trước đây những ca lây ra cộng đồng còn xác định được bệnh nhân F0 như khu vực Trúc Bạch (Hà Nội) liên quan bệnh nhân 17, khu vực Bình Thuận liên quan bệnh nhân 34. Nhưng đến ổ dịch tại quán bar Buddha hay Bệnh viện Bạch Mai giờ không thể xác định được đâu là ca nhiễm đầu tiên. Tại Việt Nam còn có thể có nhiều chỗ khác cũng không xác định được bệnh nhân F0. Việc xác định được ca mắc đầu tiên sẽ giúp tìm được những nguồn lây nguy cơ nhằm hạn chế mức độ lây lan ra cộng đồng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM) cho biết, việc mất dấu F0 chắc chắn sẽ xảy ra do các biện pháp cách ly chưa hết những đối tượng có nguy cơ.
Mấy ngày qua cổng Bệnh viện Bạch Mai luôn được kiểm soát chặt chẽ
Theo bác sĩ Khanh: "Thực hiện tốt cách ly xã hội sẽ chặt đứt đường lây nhiễm, khi đó nếu F0 ẩn trong cộng đồng, cũng không quá lo ngại bệnh lây lan rộng. Thực tế là giai đoạn 3 này không đủ sức tìm hết người có nguy cơ nhiễm bệnh cũng như người mắc bệnh. F0 lọt lưới vậy thì người F0 sẽ diễn tiến thế nào? Có 2 diễn tiến, họ đến bệnh viện khi xuất hiện ho nhiều. Còn nguy hiểm hơn khi có người chỉ có biểu hiện ho nhẹ và tự khỏi thì có nguy cơ lây sang những người xung quanh nếu tiếp xúc gần. Nguồn lây không biết F mấy chính là quán bar Buddha (TP HCM) và Bệnh viện Bạch Mai. Trong đó, tại Bệnh viện Bạch Mai tập trung ở căng tin, khoa Thần kinh và nhân viên Công ty Trường Sinh".
Theo nhận định của bác sĩ Khanh, đến hiện nay F0 có sót cũng là do tiếp xúc gần chứ chưa lây lan. Vì thế việc quan trọng nhất là đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ lây bệnh. Đó là lý do vì sao Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải giãn cách xã hội.
"Đứng cách nhau 2m thì dù có F0 lọt ra cũng không có nguy cơ gây bệnh. Nếu F0 cũng đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài thì không làm lây lan dịch bệnh. Vì vậy tất cả mọi người cùng phòng ngừa tốt thì có F0 lọt ra ngoài cũng không làm lây lan và bùng phát dịch bệnh. Thời điểm này, mọi người nên thực việc ai ở yên nhà đó để hạn chế dịch bệnh", bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Quyết liệt cách ly
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu phát hiện sớm, thực hiện cách ly, khoanh vùng dập dịch mạnh mẽ, quyết liệt. Do đó, giờ là giai đoạn cả nước phải đồng lòng, phải thực hiện giãn cách xã hội để ngăn người chưa bị bệnh tiếp xúc với người bị bệnh. "Chỉ thị 16 về cách ly xã hội vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành rất quan trọng và rất kịp thời để ứng phó với tình huống dịch bệnh có thể lây lan mạnh trong khoảng 2 tuần tới" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Các chuyên gia dịch tễ khẳng định, việc tự cách ly tại nhà ít nhất 2 tuần sẽ giúp những người có triệu chứng nhẹ không biết mình mắc bệnh hoặc những người không triệu chứng có nguy cơ mắc bệnh không cơ hội lây bệnh ra cộng đồng. Nhờ thế dịch sẽ không bùng phát thành ổ lớn.
PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định: "Nếu không thực hiện nghiêm các yêu cầu của Chính phủ cũng như các khuyến cáo của ngành y tế sẽ dẫn tới dịch lan quá mạnh, không khoanh vùng được sẽ tạo sức ép rất lớn lên hệ thống y tế. Khi đó tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao do bác sĩ không thể dồn sức, tập trung cứu các bệnh nhân nặng. Do đó giờ là lúc cấp thiết để người dân thực hiện nghiêm túc tinh thần "ai ở đâu hãy ở yên đó, nhà nào ở nhà đó", tuyệt đối không đi ra ngoài khi không có việc cần thiết".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, điều rất mừng là mặc dù tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 trên thế giới đang gia tăng nhưng đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong, số ca mắc mới cũng tăng chậm hơn rất nhiều. Đây là thành tựu rất lớn của ngành y tế. Đến nay, Việt Nam là một trong 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có trên 200 ca mắc COVID-19 - Việt Nam đang đứng thứ 88 nhưng chưa có trường hợp nào tử vong.
THÁI HÀ
Người dân có được xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu không? Hiện chúng ta tập trung xét nghiệm cho những đối tượng có nguy cơ cao như F1, những người có biểu hiện ho, sốt. Còn để xét nghiệm trong cộng đồng như Hàn Quốc thì Việt Nam chưa làm được vì không đủ bộ kít xét nghiệm để thực hiện điều này. Xét nghiệm Covid-19 như thế nào? Hiện nay có nhiều người...