Cách ly F1, F0 ‘đặc biệt’

Khi cách ly F1, F0 có thể trạng đặc biệt như người khuyết tật, người mắc các bệnh tâm thần và người cao tuổi (từ 65 trở lên), cần chuẩn bị thuốc, động viên tâm lý và theo dõi sát nguy cơ trở nặng.

Cách ly F1, F0 đặc biệt - Hình 1

Bác sĩ Trần Thị Diễm Hằng, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, cho biết trong thời gian cách ly điều trị Covid-19 tại nhà, người nhiễm và người chăm sóc cần lưu ý tới diễn biến của bệnh, nhất là nhóm người khuyết tật, người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần. Cụ thể:

F1, F0 là người khuyết tật: Ngoài chăm sóc như mọi người khác thì nhóm này cần được quan tâm đặc biệt, nhất là người gặp khó khăn trong việc tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên động viên, cổ vũ để người bệnh tự tin vào bản thân, trang bị đủ kiến thức về bệnh. Người khuyết tật nặng cần có người trợ giúp chăm sóc và luôn theo sát các tình huống để liên hệ với nhân viên y tế, chuyển cấp cứu kịp thời khi có các dấu hiệu cảnh báo.

Kết hợp các hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm…

Người cao tuổi cần theo dõi sức khỏe và thực hiện nếp sống sinh hoạt lành mạnh và khoa học, chế độ dinh dưỡng 1.700-1.900 kcalo/ngày, nhiều rau xanh, đảm bảo ăn ba đến bốn bữa mỗi ngày. Bổ sung sữa bổ sung dinh dưỡng từ 1 đến 2 cốc mỗi ngày. Uống thuốc điều trị bệnh sẵn có, theo chỉ định của bác sĩ, không bỏ thuốc. Tăng cường các bài tập phục hồi chức năng, co bóp, để nâng cao sức khỏe.

Người bệnh tâm thần , người nhà cần chuẩn bị thuốc điều trị dùng trong 1-3 tháng, không tự ý ngưng hoặc bỏ thuốc đang điều trị. Nếu lịch tái khám định kỳ bị hoãn, nên được khám tư vấn từ xa.

Tập các bài tập thể chất phục hồi chức năng đơn giản hàng ngày, giữ thói quen và lịch trình thường làm hàng ngày hoặc tạo thói quen mới trong một môi trường mới… Tăng cường kết nối với người thân qua điện thoại, email, phương tiện truyền thông xã hội hoặc các cuộc gọi video.

Người nghiện các chất dạng thuốc phiện đang điều trị thay thế bằng Methadone hoặc Buprenophine, nên thông báo các cơ sở điều trị để có kế hoạch cấp thuốc phù hợp. Theo dõi phát hiện các tình trạng cấp cứu như kích động, hoang tưởng hoặc các hành vi tự sát, ngộ độc thuốc… để liên hệ với nhân viên y tế xử trí kịp thời.

Tâm lý trẻ nhỏ bị bào mòn trong đại dịch

Đang nấu ăn, chị Thanh Huệ, 31 tuổi ở Bình Dương, nghe tiếng con gái 5 tuổi khóc trong phòng. Chị vào xem, thấy con đang xem video về các bác sĩ và tình nguyện viên nằm bệt ra sàn.

"Từ đầu dịch tới giờ, con bé xem nhiều thông tin quá, cứ thấy ai mặc quần áo bảo hộ đều gọi là Bộ Y tế, rồi nói con thương Bộ Y tế quá. Mỗi lần xem mấy đoạn video kiểu như thế là khóc nức nở", chị Huệ cho biết.

Cả chị Huệ và chồng đều mắc Covid-19. Khi hai vợ chồng phải đi cách ly, con khóc nhiều. Chị cho biết, trước đó cả khu bị phong tỏa thời gian dài, bé buồn chán. Nay đột ngột phải xa bố mẹ, biết bố mẹ mắc bệnh, bé càng lo lắng và ảnh hưởng tâm lý. Sau đó, bé được đưa vào khu cách ly điều trị, ở cùng bố mẹ nên tâm lý dần ổn hơn. Song, từ khi về nhà, bé dễ khóc hơn khi xem các video về dịch bệnh.

Cũng ở Bình Dương, hai bé nhà chị Tuyết, một 5 tuổi, một 3 tuổi, không mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực bị phong tỏa, ở nhà thời gian dài nên buồn chán. Chị chia sẻ, trẻ con qua 3 tuổi phải ra khỏi môi trường gia đình để làm quen với xã hội thu nhỏ là bạn bè, trường lớp, nhưng dịch bệnh đã làm thay đổi mọi dự định. "Hôm 5/9, tôi phải cho con mặc quần áo, đeo cặp giả vờ khai giảng cho vui", chị Tuyết nói. Gia đình chị ở thành phố Thuận An, bị phong tỏa nên mọi người chỉ ở trong nhà. Hàng ngày, chị Tuyết bày nhiều trò chơi, cho các con xem ti vi để giải tỏa.

Nhà chị Cẩm Ly ở Ngọc Hà, Hà Nội, có một bé 5 tuổi và một bé 7 tuổi. Không rơi vào tình huống phải đi cách ly hay gia đình có người F0, song hiện hai bé có biểu hiện tâm lý bất thường như thường xuyên nổi cáu, tức giận, dễ khóc, khó ngủ, ăn kém, hung dữ cãi đánh nhau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ.

Năm người trong gia đình chị Ly sống trong căn hộ tập thể hơn 30 m2, ít ánh sáng, sự ức chế căng thẳng từ người lớn cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ nhỏ. "Các con nghỉ học hơn 3 tháng, hàng ngày tôi và chồng đều phải làm việc online nên không có nhiều thời gian chơi và dạy con học. Nhiều lúc các con xem tivi và điện thoại nhiều giờ, cả gia đình căng thẳng, bức bối", chị cho hay.

Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và xã hội thông tin hôm 8/9, cả nước ghi nhận hơn 11.800 trẻ em nhiễm nCoV, hơn 27.300 trẻ là F1. Tại TP HCM, dịch xâm nhập vào 7 trong số 39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em ngoài công lập ở thành phố. Tại Hà Nội, 5% ca nhiễm trong tháng 7 là trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Ông Đặng Hoài Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, nhận định: "Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ rơi vào cảnh mất người thân, dễ dẫn đến sang chấn tâm lý".

Bác sĩ Cao Tiến Đức, chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y học, Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, nhận định đại dịch Covid-19 tác động lớn tới tâm lý, tâm thần của trẻ cả trong hiện tại và tương lai. Những sang chấn có khả năng cao làm trầm trọng thêm những bệnh tâm thần hiện có và góp phần gây ra các bệnh mới liên quan đến căng thẳng.

Những dấu hiệu và triệu chứng về ảnh hưởng tâm lý ở trẻ em có thể bao gồm trầm cảm, lo âu, hành vi thoái bộ như mất kỹ năng đi vệ sinh, tăng sự lo âu, rối loạn phân ly, giấc ngủ, việc ăn uống và kết quả học tập có sự thay đổi, tham gia vào những hành vi rủi ro, mất hứng thú đối với bạn bè và các hoạt động, cô lập, không vâng lời... Nếu các dấu hiệu và triệu chứng này nếu không được điều trị, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển lành mạnh của trẻ trên phương diện cảm xúc, hành vi và thể chất.

Tâm lý trẻ nhỏ bị bào mòn trong đại dịch - Hình 1

Một em bé tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân đi cách ly tối 1/9. Ảnh: Giang Huy

Bác sĩ Đức nêu một số tác động từ Covid-19 đến sức khỏe tâm thần của trẻ, như sau:

Covid-19 khiến trẻ thay đổi thói quen. Đang học trực tiếp tại trường phải chuyển qua học trên phần mềm có thể khiến trẻ cảm thấy bỡ ngỡ. Chưa kể, cha mẹ, thầy cô khó kiểm soát việc học tập của trẻ trên các phần mềm, dẫn đến một số trẻ bỏ học, nghiện game, xem Internet thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, gây mất ngủ, người mệt mỏi, căng thẳng, lâu dần gặp những rối loạn về tâm thần.

Một số trường học thực hiện giãn cách, các hoạt động ngoài giờ, thể dục thể thao, câu lạc bộ... bị ngưng lại. Nhiều sự thay đổi này có thể khiến trẻ buồn chán, lâu dần thành bất ổn. Nhiều trẻ thay đổi môi trường sống mà chưa hiểu rõ lý do vì sao phải thay đổi, cảm thấy hoang mang, mất kiểm soát, dẫn đến các triệu chứng như trầm cảm hoặc rối loạn hành vi.

Trẻ hạn chế giao tiếp xã hội . Ngoài những thay đổi các thói quen ở trường và trong gia đình, hầu hết trẻ bị giảm cơ hội tiếp xúc với những người khác. Đặc biệt, đại dịch khiến nhiều trẻ nhỏ phải rời gia đình, xa người thân trong sợ hãi, hoảng loạn để đi cách ly, điều trị, có thể dẫn đến gia tăng cảm giác buồn chán, sợ hãi, dễ bị cô lập, tự kỷ...

Trẻ luôn cảm thấy lo ngại về các mối nguy hiểm và đe dọa xung quanh. Khi tiếp cận với các thông tin về Covid-19, trẻ thấy rằng việc tương tác với những người khác có nhiều nguy hiểm, dẫn đến cảm giác lo lắng liên tục hoặc gia tăng các hành vi như nổi cơn thịnh nộ và các hành vi bộc phát khác.

Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý khi chứng kiến sự mất mát vì người thân qua đời . Bác sĩ Đức cho rằng: "Những đau buồn đó là điều thực sự khó khăn để các em vượt qua".

Cuối cùng, chính tâm lý bất ổn của cha mẹ trong đại dịch ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Covid-19 khiến nhiều người mất việc, không có thu nhập, phải ở nhà. Thực tế cho thấy, nhiều cha mẹ cãi nhau, uống rượu, đánh đập, chửi bới con cái... Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Có những trẻ có thể bị thu mình lại, không giao tiếp, chuyện trò, chia sẻ được với ai, dẫn đến tự kỷ, rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm.

Tâm lý trẻ nhỏ bị bào mòn trong đại dịch - Hình 2

Nhân viên y tế thăm khám, hỗ trợ phụ huynh chăm sóc bệnh nhi mắc Covid-19 kèm bệnh nền tại phòng cấp cứu, Đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ khuyên gia đình tạo các thói quen mới an toàn cho trẻ trong đại dịch Covid-19 như xem phim tại nhà, trò chuyện với những người thân và bạn bè từ xa qua video, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc viết thư cho người thân.

Cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe hoặc tìm những cách khác nhau để ở bên trẻ. Hãy luôn nhớ rằng điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho con cái của mình là trao cho chúng tình yêu thương và sự quan tâm. Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, không sử dụng các thiết bị điện tử nhiều. Bản thân phụ huynh cũng nên tự kiểm tra và theo dõi sức khỏe tinh thần của chính mình, vì cách nhìn nhận và tương tác của cha mẹ với trẻ sẽ giúp tạo tiền đề cho cách chúng nhìn nhận và đối phó với đại dịch.

Cuối cùng, tất cả hãy giữ bình tĩnh. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về tâm lý, cần tìm sự tư vấn trợ giúp từ các dịch cụ chăm sóc sức khỏe.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Covid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanhCovid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh
16:20:24 19/05/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống dầu cáThời điểm tốt nhất trong ngày để uống dầu cá
07:47:28 19/05/2025
Hiểu lầm phổ biến về sữa của cha mẹ khiến bé 3 tuổi phải truyền máuHiểu lầm phổ biến về sữa của cha mẹ khiến bé 3 tuổi phải truyền máu
07:58:28 19/05/2025
4 không khi ăn sầu riêng4 không khi ăn sầu riêng
09:09:32 19/05/2025
Người cao tuổi có nên kiêng ăn mỡ lợn?Người cao tuổi có nên kiêng ăn mỡ lợn?
07:37:59 18/05/2025
Thận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xaThận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xa
18:36:25 19/05/2025
Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?
07:53:15 18/05/2025
7 cách tăng năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê7 cách tăng năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê
07:44:24 18/05/2025

Tin đang nóng

Ý Nhi tạch hết giải, vẫn "nắm chắc" ngôi Á hậu Miss World nhờ 1 điều?Ý Nhi tạch hết giải, vẫn "nắm chắc" ngôi Á hậu Miss World nhờ 1 điều?
14:25:47 19/05/2025
Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?
16:56:37 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồngHai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
15:07:39 19/05/2025
Dương Lâm hết nói ly thân, giờ đồn "vợ có con riêng với chồng sau"?Dương Lâm hết nói ly thân, giờ đồn "vợ có con riêng với chồng sau"?
16:27:46 19/05/2025
Tiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạTiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạ
14:12:16 19/05/2025
Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?
14:14:00 19/05/2025
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tốHoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố
19:52:29 19/05/2025
Victoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đìnhVictoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đình
17:58:59 19/05/2025

Tin mới nhất

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

18:17:29 19/05/2025
Điều đáng ngạc nhiên nhất tập trung ở vùng đồi hải mã, phần não điều khiển trí nhớ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sau ba ngày im lặng kéo dài, những người tham gia cho thấy sự phát triển đáng kể của các tế bào não mới ở vùng này.
Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?

Covid-19 gia tăng tại một số nước, tình hình tại Việt Nam như thế nào?

18:09:51 19/05/2025
Ngày 19/5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn yêu cầu tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca mắc Covid-19; đặc biệt bảo đảm an toàn cho người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao.
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

09:18:22 19/05/2025
Nhưng cùng với ánh sáng rực rỡ ấy, lửa cũng từng thiêu rụi nhà cửa, phá hủy mùa màng và đôi khi, thiêu rụi chính sự sống của con người. Lịch sử cho thấy: lửa là công cụ, nhưng cách sử dụng nó mới là điều quyết định.
AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"

08:46:52 19/05/2025
Trí tuệ nhân tạo đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và quản lý y tế, mở ra kỷ nguyên y học mới tại Việt Nam.
Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

Bia rượu vẫn đang tàn phá sức khỏe người Việt

08:43:13 19/05/2025
Theo người nhà, ông P. có tiền sử nghiện rượu nhiều năm nhưng chưa từng đi khám sức khỏe định kỳ. Trước khi nhập viện khoảng hai tuần, người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường nhưng vẫn tiếp tục uống rượu hàng ngày.
Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

08:42:40 19/05/2025
Tuy nhiên, nhờ phương pháp điều trị mới này, Beard không gặp tác dụng phụ nào đáng kể. Quy trình điều trị chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, trong 3 tháng, cho phép cô vẫn có thể đi làm và dành thời gian cho gia đình.
Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước chanh nghệ mỗi sáng có tác dụng gì?

08:28:15 19/05/2025
Nghệ có thể giúp kích thích mật, hỗ trợ tiêu hóa và giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nghệ cũng có thể giúp ích cho các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu và táo bón.
Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

Thói quen buổi sáng 'đầu độc' gan không kém bia rượu

08:12:04 19/05/2025
Bỏ ăn sáng, không uống nước, lạm dụng caffeine hay nhịn tiểu khi thức dậy là những thói quen gây hại lớn cho gan mà nhiều người mắc phải vào buổi sáng.
5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhất gan bị tổn thương, bạn chớ bỏ qua

07:15:35 19/05/2025
Gan có thể bị tổn thương và giảm chức năng do bệnh tật hoặc thói quen lối sống. Đôi khi, những triệu chứng cảnh báo sẽ xuất hiện ngay lập tức, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
3 không khi dùng mật ong

3 không khi dùng mật ong

08:00:07 18/05/2025
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, xoa dịu cơn ho và hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

07:42:46 18/05/2025
Điều này là sai lầm lớn, bởi vì thực phẩm tự nhiên không chỉ cung cấp vitamin mà còn có chất xơ, enzyme và nhiều hợp chất thực vật có lợi mà viên uống không thể thay thế.
Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

19:28:00 17/05/2025
Cô gái 14 tuổi được gia đình đi khám phụ sản, khi em đến tuổi dậy thì nhưng ngực phẳng, không có kinh nguyệt. Kết quả khám em là nam giới 100%, có thể phẫu thuật trả lại đúng giới tính nếu em muốn.

Có thể bạn quan tâm

Cơn ghen mù quáng và cái kết đau lòng

Cơn ghen mù quáng và cái kết đau lòng

Pháp luật

20:08:55 19/05/2025
Thắng là đối tượng dùng dao tước đoạt mạng sống người vợ của mình, nguyên nhân bắt nguồn từ sự ghen tuông mù quáng.
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"

Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"

Nhạc việt

20:02:44 19/05/2025
Ca khúc mang đậm chất tự sự, tràn đầy cảm xúc và niềm kính yêu của một người trẻ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?

Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?

Thế giới

20:00:20 19/05/2025
Việc Nga tiếp tục kéo dài tiến trình đàm phán với Ukraine bất chấp sức ép của Mỹ và châu Âu cho thấy Moscow tin rằng họ nắm thế thượng phong.
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè

Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè

Thời trang

20:00:01 19/05/2025
Trong cái nắng oi ả của mùa hè, áo corset bất ngờ trở thành tâm điểm của làng thời trang, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa nét cổ điển và hơi thở hiện đại.
Ý Nhi có thể giành thứ hạng cao tại đấu trường Miss World 2025?

Ý Nhi có thể giành thứ hạng cao tại đấu trường Miss World 2025?

Sao việt

19:59:40 19/05/2025
Để tỏa sáng ở đêm chung kết và giành thứ hạng cao, đại diện Việt Nam cần duy trì phong độ ổn định về nhan sắc, sự tự tin ở các phần thi quan trọng tiếp theo.
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng

"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng

Tv show

19:57:27 19/05/2025
Tập 5 chương trình truyền hình thực tế Tân binh toàn năng - Giai đoạn sống còn phát sóng tối 18/5 gây nhiều tranh luận trong cộng đồng người xem
Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Tin nổi bật

19:51:07 19/05/2025
Ngày 19/5, lãnh đạo UBND xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với các lực lượng chức năng tìm kiếm một người dân mất tích trong rừng.
Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối

Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối

Nhạc quốc tế

19:47:43 19/05/2025
Minnie tiết lộ Lisa từng gọi điện cho cô để nhờ chăm sóc cho Miyeon. Sau khi biết thông tin này, Miyeon không giấu được sự xúc động
Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Lạ vui

19:46:21 19/05/2025
Các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga bước đầu ghi nhận 2 loài nấm thuộc diện kỳ bí nhất thế giới ở Vườn quốc gia Bái Tử Long
Chiêu trò của mỹ nhân Cbiz tại LHP Cannes 2025: Người bất chấp quy định, người "muối mặt" bị đuổi khỏi thảm đỏ

Chiêu trò của mỹ nhân Cbiz tại LHP Cannes 2025: Người bất chấp quy định, người "muối mặt" bị đuổi khỏi thảm đỏ

Sao châu á

19:37:55 19/05/2025
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để nổi bật tại Cannes, dàn mỹ nhân Cbiz đã áp dụng nhiều chiêu trò để thu hút sự chú ý.
Xpander 2025 ra mắt, chờ về Việt Nam để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ

Xpander 2025 ra mắt, chờ về Việt Nam để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ

Ôtô

19:16:36 19/05/2025
Phiên bản 2025 được kỳ vọng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, củng cố vị thế của Mitsubishi Xpander - vốn đang bị đe dọa bởi hàng loạt đối thủ đã và sắp có mặt.