Cách làm nem chay rán thật giòn, thật ngon cho rằm tháng 7
Cùng học cách chế biến món nem chay rán thật giòn, thật ngon cho gia đình thưởng thức bạn nhé.
Cách 1
Nguyên liệu:
Món nem chay rán vừa dễ làm lại thơm, giòn.
- Bánh đa nem: 1 gói
- Miến: 50-100 g
- Nấm hương, mộc nhĩ: 4-5 tai (ngâm nở, rửa sạch)
- Giá đỗ: 100 g
- Hành hoa, rau mùi (ngò)
- Dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt tiêu
Cách làm nem chay:
- Các nguyên liệu rửa sạch, hành tây thái mỏng, cà rốt, mộc nhĩ, nấm hương thái sợi nhỏ, hành hoa, rau mùi (ngò) thái nhỏ.
- Cho các nguyên liệu trên vào bát to, cho miến (ngâm nước ấm, cắt nhỏ) thêm chút xíu bột canh, mì chính, hạt tiêu (hạt tiêu tùy theo khẩu vị ăn) và trộn đều.
- Chải bánh đa nem, cho nhân vừa đủ, cuộn tròn bánh đa nem, làm cho đến khi hết nhân nem
- Đun sôi dầu trong chảo, thả nem vào và rán vàng hai mặt.
- Gắp ra đĩa và chấm với nước mắm chua cay mặn ngọt.
Cách 2
Nguyên liệu:
Vào những ngày mồng 1, 15 âm lịch hàng tháng, người dân Việt Nam thường có thói quen ăn nem chay rán.
- 3 bìa đậu phụ
- 1 gói nấm kim châm
- 1 gói nấm rơm
- một ít mộc nhĩ, nấm hương
- 1 củ hành tây
Video đang HOT
- 1 củ cà rốt
- 1 củ đậu
- 150g giá đỗ
- vỏ bánh đa nem
- một ít hành, mùi, miến, tỏi, chanh, gia vị, ớt, đường
- Một ít rau xà lách, mùi, húng làm rau sống ăn kèm
Cách làm:
- Nấm kim châm, nấm rơm rửa sạch, thái nhỏ
- Nấm hương khô ngâm nở rồi thái nhỏ
- Mộc nhĩ ngâm nở rồi thái nhỏ
- Cà rốt thái chỉ rồi cắt nhỏ
- Hành hoa và rau mùi rửa sạch, thái nhỏ
- Củ đậu thái chỉ rồi cắt nhỏ
- Hành tây cắt đôi rồi thái ngang thật mỏng
- Giá đỗ bóp nhỏ cho mềm và ra bớt nước
- Miến ngâm mềm cắt nhỏ
- Đậu phụ bóp thật nhuyễn. Sau đó trộn tất cả nguyên liệu trên với nhau.
- Nêm chút gia vị rồi lấy vỏ bánh đa nem, gói lại
Cho chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào, đun cho mỡ nóng già rồi thả nem vào rán
Khi nem chín vàng gắp ra đĩa.
Pha nước chấm gồm tỏi băm nhỏ, ít mắm ngon, ít đường, vắt chanh, thái ớt. Món này ăn kèm rau sống, ăn với cơm hay bún đều ngon
Cách 3
Nguyên liệu:
Nem chay rán – món ăn ngon dễ làm lại tốt cho sức khỏe
- Bánh đa nem
- cái bắp cải cỡ vừa thái sợi
- Miến (ngâm 7 phút cho mềm)
- củ hành tây thái mỏng, 1 củ cà rốt
- 2 tép tỏi
- 2 thìa canh xì dầu
- Muối, tiêu
- Trứng để làm chất kết dính (một số công thức đồ chay không sử dụng trứng, vì vậy bạn có thể bỏ qua nguyên liệu này)
- Dầu thực vật
Cách làm:
- Cho 4 thìa canh dầu thực vật vào chảo, đặt lên bếp lửa vừa.
- Phi thơm hành và tỏi.
- Thái cà rốt, bắp cải thành sợi dài.
- Đảo cà rốt, bắp cải trên bếp, sau đó cho thêm miến vào.
- Nêm thêm xì dầu và thìa muối, tiêu.
- Xào tới khi mềm. Sau đó lấy các nguyên liệu trên chảo ra, dùng kéo cắt thành sợi nhỏ. Trộn đều một lần nữa.
- Cho 2 thìa nguyên liệu làm nem vào lòng bánh đa nem và cuốn chặt tay. Chiên nem trên lửa vừa cho đến khi miếng nem vàng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Mâm cỗ và bài cúng Rằm tháng 7 năm 2020 có gì đặc biệt?
Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, cứ trước ngày 15/7 âm lịch là được.
Chia sẻ với PV, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Hiển cho biết, ngày Rằm tháng 7 (lễ Vu Lan) báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7.
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Qua thời gian, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
Để tưởng nhớ đến người thân và những người đã khuất, các gia đình thường sửa soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
"Cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, cứ trước ngày 15/7 âm lịch là được", nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Hiển nói.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
Tuỳ mỗi gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn.
Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
- Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
- Gà chay
- Nem chay rán
- Giò lụa chay
- Đậu đũa luộc
- Canh nấm/ Canh rau củ chay
- Gỏi/ Nộm chay
Những món mặn nên có trong mâm cúng Rằm tháng 7:
- Gà luộc
- Xôi trắng
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
Mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 mầu)
- 12 cục đường thẻ.
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
- Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
- Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....
Rằm tháng 7, hoa quả tươi tăng giá, vàng mã ế khách Chỉ còn ít ngày nữa là đến Rằm tháng 7 hay còn được gọi là lễ Vu Lan báo hiếu, nên nhu cầu mua sắm trái cây, hoa tươi tăng mạnh khiến giá bán những mặt hàng này bắt đầu leo thang. Ở chiều ngược lại các mặt hàng vàng mã đang ế ẩm, sức mua giảm sút. Ảnh minh họa Khảo sát...