Cách làm gà bó xôi lá cẩm sốt xí muội thơm ngon, đẹp mắt cho ngày cuối năm
Gà bó xôi lá cẩm là một trong những món làm từ gà có màu tím đẹp mắt cùng với sớ thịt gà dai thơm hương vị lá chanh và hương thảo khiến bạn khó lòng cưỡng lại.
Vậy hãy vào bếp cùng tìm hiểu ngay cách làm gà bó xôi lá cẩm sốt xí muội thơm ngon, đẹp mắt ra sao nhé!
Nguyên liệu làm Gà bó xôi lá cẩm sốt xí muội
Gà 1 con
Trứng gà non 100 gr
Nếp 500 gr
Lá cẩm 200 gr
Lá chanh 20 gr (lá bưởi)
Nấm đông cô 50 gr (loại khô)
Táo tàu 100 gr (loại sấy khô)
Cam thảo 10 gr
Hạt sen tươi 100 gr
Nước cốt dừa 50 ml
Xí muội 5 gr (1 viên)
Tỏi băm 1 muỗng canh
Hành tím băm 1 muỗng canh
Tương ớt xí muội 2/3 muỗng canh
Muối hột 1/2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Dầu mè 2/3 muỗng canh
Dầu ăn 520 ml
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ muối/ hạt nêm/ bột ngọt)
Cách chọn mua gà tươi ngon
Nên lựa chọn con gà có cân nặng vừa phải, khoảng từ 1.1 – 1.3kg là được, thịt sẽ cân đối không quá nhiều hay quá ít.Chọn gà có màu đỏ hồng, không có mùi hôi hay mùi lạ, trên da gà không bị tụ máu, bầm tím. Không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm thịt.
Muốn chọn gà ta ngon, chọn những con gà có màu da vàng nhạt, mỏng, mịn, độ đàn hồi cao và chỉ vàng đậm như một số chỗ như ức, cánh, lưng, thân hình nhỏ gọn săn chắc, ức hẹp.Dùng tay ấn vào vị trí (đùi, lườn) kiểm tra gà có bị bơm nước không, nếu thấy nhão, trơn hoặc biến dạng không nên mua.Đối với những loại thịt gà đông lạnh trong siêu thị, cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ uy tín, thời hạn sử dụng trên bao bì để đảm bảo chất lượng.Với món ăn này, bạn nên chọn gà tre hoặc gà ta nhỏ để khi hấp sẽ chín đều và ngon hơn.
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, nồi, bếp, dao, thớt, nồi xửng hấp,…
Cách chế biến Gà bó xôi lá cẩm sốt xí muội
1
Sơ chế thịt gà và các nguyên liệu
Đối với gà, bạn mua con gà đã được làm sẵn, về chặt rời phần cổ và 2 cẳng chân gà. Sau đó, rút xương 2 đùi gà bằng cách dùng dao khứa từ dưới phần thịt nằm sát xung quanh xương đùi cho đến khi nào bạn có thể rút xương đùi dễ dàng.
Tiếp theo, bạn cắt bụng gà khoảng 1/2 để nhồi nhân làm ở bước sau. Cuối cùng, dùng 1/2 muỗng canh muối hột chà lên thịt gà và rửa qua nước, để ráo.
Đối với lá chanh, bỏ gân lá và thái sợi nhỏ. Lá cẩm bạn rửa sạch với vài lần nước rồi để ráo.
Nấm đông cô khô thì ngâm cho nở, vớt bớt nước và thái sợi. Táo tàu khô ngâm nước khoảng 10 phút và luộc sơ cùng với hạt sen cho đến khi hơi mềm. Sau đó, vớt cả 2 nguyên liệu này để ráo nước.a lại nước sạch. Cách 3: Dùng gừng nhã nhuyễn, pha với ít rượu trắng,
2
Nấu nước lá cẩm và nấu xôi
Bắc nồi lên bếp, cho lá cẩm (đã rửa sạch) kèm với 600ml nước lọc vào nồi, đậy nắp và nấu trên ngọn lửa vừa khoảng 10 phút.
Sau đó, bạn tắt bếp và vẫn đậy nắp nồi để ủ thêm 10 phút nữa, rồi mới lọc lấy nước lá cẩm khoảng 500ml.
Tiếp theo, bạn rửa sơ nếp qua nước và để ráo bớt nước.
Cuối cùng, cho nếp vào nồi cơm điện và trút nước lá cẩm vào sao cho xâm xấp hơn bề mặt nếp khoảng 1 lóng tay. Nhấn nút để nấu.
Video đang HOT
Khi xôi chín, dùng đũa đảo đều xôi lên và đậy nắp nấu thêm khoảng 10 phút. Tiếp tục, mở nắp và đánh đều xôi và cho vào 50ml nước cốt dừa, đảo đều, nấu thêm 10 phút nữa.
3
Pha nước sốt ướp gà
Cho tất cả nguyên liệu vào một cái chén gồm có: 2/3 muỗng canh hạt nêm, 2/3 muỗng canh muối, 2/3 muỗng canh bột ngọt, 2/3 muỗng canh nước mắm và 2/3 muỗng canh dầu mè, khuấy đều.
4
Xào nguyên liệu nhồi gà
Trước tiên, bạn đặt nồi nước lên bếp, đun sôi để luộc trứng gà non khoảng 5 phút, vớt để ráo.
Tiếp tục, đặt chảo lên bếp, vặn lửa vừa rồi cho vào 2 muỗng canh dầu ăn (khoảng 20ml), tráng đều chảo để phi thơm 2/3 muỗng canh tỏi băm và 2/3 muỗng canh hành tím băm.
Bạn cho lần lượt các nguyên liệu vào chảo gồm có: 10gr cam thảo, 20gr lá chanh (đã thái sợi), hạt sen và táo tàu (đã luộc), đảo đều hỗn hợp khoảng 3 – 4 phút. Sau đó, cho hết trứng gà non (đã luộc), đảo đều 5 phút.
Cuối cùng, cho thêm 1/3 lượng nước sốt ướp gà vào hỗn hợp nguyên liệu đang xào, đảo đều khoảng 5 phút và tắt bếp.
5
Ướp thịt gà
Đặt con gà (đã sơ chế) vào trong một cái thố, rưới đều nước sốt và dùng tay sạch để thoa đều nước sốt lên mình gà, kể cả trong bụng con gà. Ướp gà khoảng 15 phút.
6
Nhồi nguyên liệu và hấp gà
Bạn nhồi nhân đã xào vào phần bụng con gà và bịt kín lại phần bụng gà bằng 1 que xiên (hoặc khâu bằng chỉ thực phẩm đều được).
Sau đó, bạn đặt gà lên xửng hấp và bắt đầu hấp gà 30 phút với lửa lớn rồi tắt bếp.
7
Làm gà bọc xôi
Lấy một cái khay, kích thước to hơn con gà và phủ 1 lớp màng bọc thực phẩm. Tiếp đó, trải đều xôi lá cẩm lên mặt khay và nhấn nhẹ xuống.
Đợi gà hấp được nguội bớt, bạn rút ra xiên que được cố định ở phần bụng gà và đặt gà vào giữa khay xôi. Bọc xôi vào con gà cùng với lớp màng thực phẩm và nắn chặt.
Cuối cùng, bọc thêm 1 lớp màng thực phẩm bao quanh gà bó xôi, nắn chặt lại lần nữa và đặt gà vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng.
8
Nấu nước sốt xí muội
Đặt chảo lên bếp với lửa vừa, bạn đun sôi 30ml nước lọc và 5gr viên xí muội (1 viên). Cho thêm các nguyên liệu lần lượt: 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh hành tím băm, 2/3 muỗng canh đường, 1/3 muỗng canh tỏi, 1/3 muỗng canh nước mắm và 2/3 muỗng canh tương ớt xí muội, khuấy đều. Đun cho đến khi nào hỗn hợp hơi sệt, vớt viên xí muội ra, nêm nếm lại sao cho vừa ăn và tắt bếp.
9
Chiên gà bó xôi
Đặt chảo lòng sâu, bạn cho vào dầu ăn vào khoảng 2/3 chảo. Trong thời gian đợi dầu nóng, bạn tháo lớp màng thực phẩm để lấy gà bó xôi.
Đặt gà bó xôi trên 1 cái rây lớn và rưới liên tục dầu nóng lên mình gà cho đến khi lớp xôi phía ngoài cứng giòn thì mới cho gà bó xôi vào lòng chảo dầu để chiên. Lúc này, bạn chiên cho đến khi lớp xôi vàng giòn là được. Vớt để ráo dầu.
Lưu ý: Rưới dầu lên mình xôi để cho lớp xôi bên ngoài cứng giòn lại, giúp cho xôi không bị bung ra trong quá trình chiên.
10
Thành phẩm
Gà bó xôi lá cẩm sốt xí muội có màu tím đặc trưng của lá cẩm, lớp xôi bên ngoài được chiên giòn rụm mà vẫn giữ được độ dẻo của nếp khi nhai. Gà bên trong thơm lừng nhờ các nguyên liệu làm phần nhân như lá chanh, cam thảo, hạt sen và táo tàu. Thịt gà dai mềm vừa ăn cùng với vị bùi béo của trứng gà non hòa lẫn với vị bùi của hạt sen rất hoàn hảo.
Khi ăn, bạn có thể chấm với nước sốt xí muội có vị chua ngọt rất ngon miệng, kèm với một ít rau sống thêm phần thanh đạm.
2 cách làm trà lipton cam thảo đơn giản tại nhà, thanh lọc cơ thể
Mùa hè sẽ trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết nếu bạn có một thức uống vừa ngon lại giúp thanh lọc cơ thể.
Với 2 cách làm trà lipton cam thảo siêu đơn giản nhưng vẫn mang lại hương vị chuẩn ngoài hàng mà Điện máy XANH sắp chia sẻ đến bạn sau đây, chắc chắn sẽ làm bạn say mê. Nào vào bếp thôi!
1. Trà lipton cam thảo
Nguyên liệu làm Trà lipton cam thảo
Túi lọc trà 2 gói
Chanh 1/2 quả
Đường phèn 2 muỗng canh
Cam thảo 6 nhánh
Xí muội 5 quả
Táo tàu 5 quả
Kỷ tử 1 muỗng canh
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua táo đỏ (táo tàu) ngon, chất lượng
Quan sát ở cuống và phần ngọn quả táo đỏ thấy màu tươi sáng, chứ không có phần trắng như kiểu mốc và mùi mốc thì nên mua.Nên chọn quả có vỏ màu đỏ nâu đều màu hoặc có màu đỏ nâu tươi hoặc hơi sậm một chút.Nếu màu quả táo quá sậm màu và chuyển qua màu đen thì không nên mua vì đó là táo đã để lâu và có dấu hiệu hư hỏng.Những quả táo đỏ khô ngon có nhiều vết nhăn ngoài vỏ, vỏ mỏng, khi bạn bóp ra có nhân bên trong màu nâu nhạt, thịt dai dẻo thì sẽ rất ngọt.
Cách chế biến Trà lipton cam thảo
1
Ngâm trà
Dùng ấm siêu tốc đun sôi 400ml nước.
Tiếp đó, cho 2 túi lọc trà vào ngâm với 400ml nước sôi rồi ủ trà trong vòng 15 phút. Sau 15 phút, bạn lấy túi lọc trà ra.
2
Pha trà với hỗn hợp
Cho 2 muỗng canh đường phèn vào trong nước trà rồi khuấy đều cho đường tan.
Tiếp theo, thêm vào phần nước trà trên các nguyên liệu gồm nước cốt của 1/2 quả chanh, 6 nhánh cam thảo, 5 quả xí muội, 5 quả táo tàu, 1 muỗng canh kỷ tử rồi khuấy đều.
3
Hoàn thành
Giờ thì cho đá vào ly rồi rót nước trà vào. Vớt cam thảo, kỷ tử, táo tàu, xí muội cho vào ly là thưởng thức được rồi.
4
Thành phẩm
Trà lipton cam thảo rất là thơm. Uống vào mát rượi xen lẫn là vị ngọt thanh và xí muội chua chua ngọt ngọt, thơm ngon. Uống một ly thôi đã sảng khoái cả người.
2. Trà lipton cam thảo (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Trà lipton cam thảo (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Túi lọc trà 1 gói
Xí muội lát 1 muỗng cà phê
Nho khô 1 muỗng cà phê
Cam thảo 5 lát
Chanh 1/2 quả
Đường 2 muỗng cà phê
Nước sôi 80 ml
Đá đông lạnh 1 ít
Cách chế biến Trà lipton cam thảo (công thức được chia sẻ từ người dùng)
1
Ngâm trà
Cho 1 túi lọc trà lipton vào trong ly.
Mách nhỏ: Bạn có thể dùng 2 túi trà nếu muốn thưởng thức đậm vị trà hơn.
Sau đó bạn rót 80ml nước sôi vào ly để ngâm trà trong 5 phút thì lấy túi lọc trà ra ngoài.
2
Pha trà lipton cam thảo
Cho vào trà đã ngâm hỗn hợp nguyên liệu gồm: 1 muỗng cà phê xí muội lát, 1 muỗng cà phê nho khô và 4 - 5 lát cam thảo vào ly ngâm trong vòng 5 phút nữa cho nguyên liệu thấm quyện với trà.
Tiếp theo cho 2 muỗng cà phê đường vào và khuấy đều.
Sau đó vắt nửa trái chanh vào hỗn hợp trà, thêm ít nước đá đông lạnh vào, khuấy đều lần nữa và thưởng thức thôi.
3
Thành phẩm
Trà lipton cam thảo rất là thơm. Uống vào mát rượi xen lẫn là vị ngọt thanh và xí muội chua chua ngọt ngọt, thơm ngon. Uống một ly thôi đã sảng khoái cả người.
Chè nếp cẩm Đường thốt nốt vị ngọt thanh, hương thơm nhẹ nhàng, làm cho món chè nếp cẩm tráng miệng dẻo sánh ăn mãi không muốn dừng. Nguyên liệu - 200g gạo nếp cẩm - 100g hạt sen tươi - 20ml cốt dừa - 100g đường thốt nốt - 10g muối Cách làm - Gạo nếp cẩm vo sạch, đun như nấu cháo hoa. Đun...