Cách làm bánh dẻo nhân thập cẩm thơm ngon và siêu gọn lẹ
Làm bánh trung thu: Bên cạnh chiếc bánh nướng trung thu nhân thập cẩm thì chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm cũng là một trong những cái tên không thể thiếu mỗi dịp Rằm tháng 8.
Cách làm bánh dẻo nhân thập cẩm cũng đơn giản như chính tên gọi của nó.
1. Nguyên liệu:
Nước đường bánh dẻo: 200g; bột bánh dẻo: 100g; hạt sen; mứt bí; lạp xưởng; hạt dưa; vừng rang; khuôn bánh; nước hoa bưởi
Bánh dẻo nhân thập cẩm đượm vị truyền thống. Ảnh minh họa
2. Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị làm nhân bánh: Mứt bí, mứt sen cắt nhỏ, nạp sườn hấp cách thủy rồi cắt hạt lựu, hạt dưa, vừng rang chín. Trộn đều các nguyên liệu với nhau, thêm vào 2 đến 3 thìa canh bột bánh dẻo, trộn đều sao cho bột bao quanh nhân.
Trộn vào nhân 3 thìa canh nước đường bánh dẻo rồi trộn đều, sau đó nắm nhân tròn lại theo tỉ lệ 2 vỏ 1 nhân.
Bước 2: Chuẩn bị làm vỏ bánh 200g nước đường bánh dẻo cho vào âu to, cho thêm 5g dầu ăn, 2 thìa cà phê nước hoa bưởi. Trộn đều 100g bột bánh dẻo, cho từng thìa bột vào nước đường trộn cho tan, đến khi đánh bột nặng tay thì cho bột ra mâm, rải bột áo xuống dưới rồi trộn bột khi không dính là được.
Bước 3: Cắt bột thành những phần theo tỉ lệ 2 vỏ, 1 nhân. Cán mỏng vỏ rồi cho nhân vào giữa, viên tròn nhân lại rồi cho vào khuôn đóng bánh.
Bước 4: Để bánh dẻo 1 đến 2 ngày, khi bánh trong, ăn dẻo, mềm quyện với nhân thập cẩm vị ngọt sần sật của mứt bí, lạp xưởng.
Vậy là bạn đã có những chiếc bánh dẻo thơm ngon, chuẩn bị thập cẩm truyền thống lại vừa an toàn cho gia đình.
Trung Thu năm nay mẹ đảm tự làm bánh dẻo, ăn vừa ngon lại vừa an toàn
Vào mỗi dịp Trung Thu bạn muốn tự tay làm những chiếc bánh Trung Thu nhỏ xinh đẹp mắt mà vẫn dẻo ngon, an toàn thực phẩm trong khi nhà không có lò nướng thì có thể thử ngay cách làm món bánh dẻo mà chị Quỳnh Nhi (TP.HCM) chia sẻ. Không cầu kỳ phức tạp như bánh nướng, thao tác lẫn thành phần làm bánh đều đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm được bánh dẻo Trung Thu ngay tại nhà mình.
Nguyên liệu (làm được 15 bánh 50gr và 15 bánh 75gr) :
Video đang HOT
* Vỏ bánh:
- 100gr bột nếp
- 100gr bột gạo
- 60gr tinh bột mì / bột tàn mì nếu không có thay bằng tinh bột bắp
- 100gr đường bột
- 60gr sữa đặc
- 400ml sữa tươi
- 60gr dầu ăn
- Bột áo
* Nhân sữa dừa:
- 500gr dừa non bào nhuyễn
- 100gr sữa đặc
- 20gr đường bột
- 60ml sữa tươi
- 50gr mè rang
- 80gr bột nếp chín
Cách làm:
* Vỏ bánh:
- Trộn đều tất cả nguyên liệu sau đó đem hấp 40 phút, thử bột bằng cách lấy cây tăm xăm vào bột trong là đã chín.
- Cho bột vô máy KA và đánh bột như quết chả, đánh tốc độ trung bình khoảng 5 phút đến khi bột dẻo mềm, mịn và bóng là được, lấy màng bọc thực phẩm bọc lại để qua 1 bên cho bột nghĩ từ 2-4 giờ. Nếu không có máy các bạn bỏ vô túi nilon hoặc túi zip nhồi bằng tay đến khi bột dẻo mịn, nhồi tay cũng rất nhanh.
- Rang 150gr bột nếp (80gr dùng làm nhân bánh, 70gr làm bột áo) lửa trung bình từ 3-5 phút, đảo đều tay để bột không bị cháy, rang xong bột nếp chín nhưng vẫn giữ màu trắng chứ không chuyển sang màu vàng.
* Nhân bánh:
- Cho dừa, sữa đặc, đường và sữa tươi vào trộn đều để nghĩ 30 phút.
- Sau 30 phút cho lên bếp sên lửa trung bình đến khi dừa chín trong nhưng không khô, thời gian sên từ 20 đến 30 phút.
- Sên xong để dừa thật nguội sau đó cho tiếp mè rang và bột nếp rang vào trộn đều, tiếp tục đậy lại nghĩ 30 phút cho bột nếp nở hoàn toàn sau đó mới viên nhân.
- Bánh 50gr : Nhân 25gr - vỏ 25gr. Bánh 75gr : Nhân 35gr - vỏ 40gr.
- Viên nhân xong sẽ đóng bánh luôn. Màu tự nhiên hoặc màu thực phẩm tùy mọi người.
* Cách làm màu cô đặc từ trái cây tươi hoặc đông đá:
- Cách 1: 100gr trái cây 1mcf đường cho vô nồi, bắc lên bếp nấu lửa trung bình nhỏ, dùng muỗng dằm nát trái cây nấu đặc lại sau đó lược qua rây bỏ xác.
- Cách 2: Xay mịn trái cây, lọc bỏ xác cứ mỗi 50ml nước trái cây cho vô 1mcf đường bắc lên bếp nấu cô đặc còn khoảng 20ml là được màu thành phẩm.
- Chia bột sau đó tạo màu cho bánh, sửa dụng 1 màu hoặc kết hợp nhiều màu tùy ý, nhồi sơ sẽ ra màu loang rất đẹp nhồi kỹ sẽ ra 1 màu.
Màu cô đặc nên khi sử dụng dùng cây tăm nhúng vào màu sau đó pha từ từ vào bột đến khi được màu vừa ý.
- Nhồi sơ bột cho nhân vào giữa, xoay đều viên nhân, vừa xoay vừa miết cho vỏ ôm chặt nhân, không cho không khí lọt vào.
- Áo 1 lớp bột lên khuôn, gõ đều khuôn để đảm bảo khuôn chỉ có 1 lớp bột mỏng, đồng thời cũng áo 1 lớp bột mỏng lên bánh, cho bánh vào khuôn dùng cườm tay ấn nhẹ rồi để lên mặt phẳng ấn bánh, vì bánh rất mềm nên không cần dùng nhiều sức, ấn nhẹ 3 giây là được.
- Đóng bánh xong dùng cây cọ nhỏ quét sạch lớp bột áo rồi cho vô hộp đóng gói luôn.
Vì thời tiết rất nóng nực và vỏ bánh từ bột nếp thường kết hợp với sữa nên các bạn bảo quản bánh trong tủ lạnh được 1 tuần, ngon nhất trong 3 ngày đầu, ngày 4 trở đi bánh sẽ cứng dần, vì vậy nên ăn liền, khi nào ăn lấy ra ngoài một chút cho bớt lạnh, nếu muốn giữ lâu hơn thì các bạn bảo quản trong ngăn đá, khi ăn lấy ra ngoài để rã đông tự nhiên bánh cũng mềm dẻo, thơm ngon như mới.
Chúc mọi người thành công!
Hương vị bánh Trung thu Tết Trung thu là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo truyền thống, trong tối Trung thu, gia đình sẽ quây quần bên nhau, thắp đèn lồng, ngắm trăng và ăn bánh Trung thu. Đây cũng là dịp để các nhà hàng, khách sạn, thợ làm bánh...