Các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng sẽ trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biết các đợt lây nhiễm bệnh tay chân miệng – vốn đã phổ biến ở châu Á, có thể bùng phát sớm hơn, nghiêm trọng hơn và với tần suất cao hơn nếu thế giới không kiểm soát được sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Dự báo, các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng lớn có thể tăng tới 40% nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được kiểm soát. Ảnh: NST
Theo nghiên cứu, loại virus thường lây nhiễm cho trẻ nhỏ này được phát hiện rất thích kiểu khí hậu mùa hè ấm áp, do đó có thể lan rộng hơn khi hành tinh nóng lên.
Dự báo, các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng lớn có thể tăng tới 40% nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được kiểm soát.
Những phát hiện này bổ sung vào một nhóm bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm và gây ra nhiều vấn đề hơn cho các hệ thống y tế vốn đã quá tải ở các nước đang phát triển.
Là virus rất dễ lây lan giữa người với người nên mỗi năm, thế giới có hàng triệu người mắc bệnh tay chân miệng. Các đợt bùng phát thường xảy ra vào những tháng nóng ấm và thường gây sốt, phát ban và lở miệng ở trẻ em. Nhật Bản đã phải đối mặt với một đợt bùng phát bệnh tay chân miệng đặc biệt nghiêm trọng với hơn 35.000 ca mỗi tuần trong ba tuần đầu tiên của tháng 7 năm ngoái, giới chức y tế nước này cho biết.
Căn bệnh này hiếm khi gây tử vong, nhưng đã có ghi nhận về các đợt bùng phát đáng lo ngại. Năm 2012, hơn 50 trẻ em ở Campuchia đã tử vong vì một biến thể đặc biệt mạnh của loại virus này, trong số 78 trường hợp được phát hiện trong một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thời tiết ấm áp và sự bùng phát sớm của các đợt dịch trong năm. Khi biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoan theo mùa hơn, cũng có thể sẽ có ít ca bệnh hơn vào mùa đông lạnh hơn, tạo ra ít khả năng miễn dịch cộng đồng hơn và dễ bị tổn thương hơn trước một đợt bùng phát lớn vào mùa hè ấm áp tiếp theo.
Dựa trên các mô hình nghiên cứu rất phức tạp, các nhà khoa học cho rằng “biến đổi khí hậu có thể làm các đợt bùng phát trong tương lai trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng những thay đổi về phạm vi nhiệt độ theo mùa có thể còn quan trọng hơn cả những thay đổi về nhiệt độ trung bình đối với các loại bệnh này”. Đáng lưu ý, việc hiểu rõ hơn về các mô hình này có thể giúp xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm về các đợt bùng phát dịch bệnh.
Lâu nay, biến đổi khí hậu đã được biết đến là nguyên nhân làm trầm trọng thêm nhiều dạng bệnh khác. Một nghiên cứu năm 2022 phát hiện ra rằng hơn 50% số bệnh truyền nhiễm đã biết sẽ trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ cao hơn. Ví dụ, một thế giới ấm hơn và ẩm ướt hơn giúp đưa muỗi mang mầm bệnh đến những nơi mới, làm gia tăng sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết và sốt rét…
“Những rủi ro gia tăng đồng thời và nhiều lần của biến đổi khí hậu đang khuếch đại sự bất bình đẳng về sức khỏe toàn cầu và đe dọa đến chính nền tảng sức khỏe của con người”, một nhóm gồm hơn 100 bác sĩ đã cảnh báo trong một bài đánh giá trên tạp chí Nature.
Video đang HOT
Cảnh giác với những dịch bệnh dễ bùng phát thời điểm này
Miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, miền Nam vẫn nắng, có nơi nắng nóng là điều kiện thuận lợi phát triển các loại nấm mốc, virus gây bệnh.
Thêm vào đó, việc tiêm chủng bị gián đoạn trong thời gian ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ gia tăng số ca mắc...
Nguy cơ bùng phát dịch sởi
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, gần đây đơn vị này đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng trên 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.
Tại Việt Nam, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.
Bộ Y tế cho biết, theo dữ liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố; không ghi nhận ổ dịch tập trung.
Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh
Bệnh tay chân miệng
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trong tuần qua (từ ngày 11/3 đến 17/3), TP HCM ghi nhận 107 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 40,8% so với trung bình 4 tuần trước. Với số ca ghi nhận mới này, nâng tổng số ca mắc tay chân miệng tại TP HCM từ đầu năm 2024 đến tuần qua là 1.495 ca. Trong đó quận 6, quận 8 và huyện Nhà Bè là những địa phương trên 100.000 dân có ca mắc.
Nếu so với tuần thứ 10, TP HCM chỉ ghi nhận 82 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 7,9% so với trung bình 4 tuần trước, thì số ca mắc tay chân miệng tuần thứ 11 (từ ngày 11/3 đến 17/3) tăng gần gấp đôi.
Trước đó, như tuần thứ 9, TP HCM chỉ ghi nhận 75 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 13% so với trung bình 4 tuần trước.
Tại TP Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính từ đầu năm đến hết ngày 8/3, toàn thành phố có 151 ca mắc tay chân miệng tại 26/30 quận, huyện, con số này tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nay đã ghi nhận hai ổ dịch tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) và xã Cự Khê (huyện Thanh Oai). Dự báo trong thời gian tới, số người mắc tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng.
Để phòng bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Bệnh ho gà ở trẻ em
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, thống kê lũy tích từ đầu năm đến ngày 18/3/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc bệnh ho gà.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 40 bệnh nhân mắc bệnh ho gà đều có những biến chứng viêm phổi nặng. Các ca bệnh đã được điều trị thành công, hiện còn 10 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Trong số 40 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, các bệnh nhân chủ yếu đều dưới 3 tháng tuổi và đến lịch tiêm phòng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, trẻ chưa được tiêm phòng.
Bệnh ho gà là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông xuân. Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi khuẩn ho gà gây nên, thường ủ bệnh từ khoảng 7-20 ngày. Bệnh thường khởi phát bởi triệu chứng ho nhiều, chảy nước mũi và có thể có sốt nhẹ. Sau đó, ho một loạt các cơn ho liên tục, trẻ ho rũ rượi, ho từng cơn, ho kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, kiệt sức. Cơn ho dai dẳng khiến cho trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người. Sau cơn ho, bệnh nhân xuất hiện thở rít nên người ta gọi là ho gà. Cơn ho khiến trẻ khó chịu, mất ngủ về đêm, kém ăn, bỏ ăn, gây suy dinh dưỡng và các bệnh lý khác...
Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng, do ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não...
Bệnh ho gà rất dễ lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có và khả năng lây truyền rất cao đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian như hộ gia đình, trường học... Để chủ động phòng chống, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch:
Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.
Mũi thứ 4: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu
Bên cạnh đó, trong tuần từ ngày 1 đến 8/3, Hà Nội cũng ghi nhận 32 trường hợp mắc thủy đậu (tăng 5 ca so với tuần trước), trong đó huyện Mê Linh có nhiều ca bệnh nhất với 15 ca, tiếp đến huyện Chương Mỹ có 8 ca. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố có 179 trường hợp mắc thủy đậu, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhưng theo quy luật, từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm sẽ ghi nhận số lượng người mắc bệnh tăng cao. Ngoài ra đây cũng là khoảng thời điểm cuối xuân đầu hè, có độ ẩm không khí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây lan.
Về bệnh sốt xuất huyết, CDC Hà Nội cho biết gần đây, thành phố ghi nhận rải rác nhiều ca sốt xuất huyết trong khi bệnh này thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Số mắc trung bình từ 17 đến 24 ca mỗi tuần. Quận, huyện có nhiều ca mắc nhất là Đống Đa với 81 ca, Hà Đông 58, Hoàng Mai 43, Hai Bà Trưng 32,...
Như vậy, từ đầu năm đến nay, thủ đô Hà Nội ghi nhận 513 người mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có 5 ổ dịch.
Bệnh dại
Theo Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca tử vong do dại cao như Gia Lai 14 ca, Nghệ An 7 ca, Bình Phước 7 ca, Điện Biên 6 ca, Bến Tre 5 ca, Đắk Lắk và Bình Thuận 4 ca.
Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp).
Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 01 ca).
Đặc biệt gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.
Các biểu hiện bệnh tay chân miệng cần chú ý ở trẻ Gần đây khu phố của tôi có vài trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Xin hỏi bác sĩ bệnh tay chân miệng là gì, biểu hiện như thế nào và có biến chứng gì không? Gần đây khu phố của tôi có vài trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Xin hỏi bác sĩ bệnh tay chân miệng là gì, biểu hiện như thế...