Các biểu hiện bệnh tay chân miệng cần chú ý ở trẻ
Gần đây khu phố của tôi có vài trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Xin hỏi bác sĩ bệnh tay chân miệng là gì, biểu hiện như thế nào và có biến chứng gì không?
Gần đây khu phố của tôi có vài trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Xin hỏi bác sĩ bệnh tay chân miệng là gì, biểu hiện như thế nào và có biến chứng gì không?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Cẩm Trinh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus (A16) và Enterovirus 71 (EV71).
Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, số trường hợp không qua khỏi vì bệnh tay chân miệng chủ yếu là do enterovirus 71 gây ra, nguy hiểm tính mạng phổ biến nhất là nhóm trẻ dưới 3 t.uổi (chiếm 75-86% trong tổng số các trường hợp không qua khoit vì bệnh tay chân miệng ở t.rẻ e.m).
Bệnh tay chân miệng ở t.rẻ e.m có những biểu hiện cần chú ý sau đây:
- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
Video đang HOT
- Giai đoạn khởi phát: Từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt
Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm
Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng
Nôn
Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
- Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3 đến 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Bệnh tay chân miệng có thể bao gồm các thể lâm sàng:
- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến t.ử v.ong trong vòng 24-48 giờ.
- Thể cấp tính với 4 giai đoạn điển hình như trên.
- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng. Do đó, khi phát hiện trẻ có những biểu hiện nghi ngờ, phụ huynh cần đưa con đi khám bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc theo dõi hợp lý.
Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tay chân miệng
Tôi nghe nói bệnh tay chân miệng đang vào mùa và nhiều trẻ nhỏ mắc nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm sao để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ?
Tôi nghe nói bệnh tay chân miệng đang vào mùa và nhiều trẻ nhỏ mắc nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp làm sao để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ?
BS Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra (thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71), lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch.
Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:
- Giai đoạn khởi phát:
Kéo dài từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát:
Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt); phỏng nước ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, cùi trỏ; sốt nhẹ; ăn, bú kém.
- Giai đoạn lui bệnh:
Thường 3-5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trên giúp gia đình phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên để kịp thời điều trị.
Hà Nội phát hiện 3 ổ dịch bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non Thời gian gần đây, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội bắt đầu có xu hướng gia tăng với khoảng 60-70 ca/tuần, riêng trong tuần từ 22-29/3 ghi nhận 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non. Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày...