Các bài thuố.c chữa bệnh từ lá mơ lông
Lá mơ lông không chỉ là loại rau gia vị mà còn là vị thuố.c trong y học cổ truyền, dưới đây là các bài thuố.c chữa bệnh từ lá mơ lông.
Tác dụng của cây mơ lông với sức khỏe
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, lá mơ lông vị hơi đắng, chát, tính mát, mùi hơi khó ngửi nhưng lại thường được dùng để sát khuẩn và giải độc. Do đó những trường hợp bị khó tiêu, đầy hơi có thể sử dụng lá mơ lông để cải thiện những triệu chứng này.
Lá mơ lông trong ghi chép của nghiên cứu y học hiện đại chứa các hoạt chất với công dụng như sau:
Tinh dầu, vitamin C, protein, carotene: Cung cấp năng lượng và làm tăng sức đề kháng;
Sulfur dimethyl disulphide: Một hoạt chất có công dụng tương tự như loại kháng sinh giúp tiê.u diệ.t vi khuẩn, kháng viêm trong đường tiêu hóa và điều trị hội chứng ruột kích thích.
Trong lá mơ lông có rất nhiều hoạt chất kháng viêm giúp trung hòa dịch vị dạ dày, thúc đẩy quá trình nhanh lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Nhờ tính mát, lá mơ lông còn có công dụng cân bằng hệ tiêu hóa, điều hòa khí huyết, phòng ngừa nguy cơ chướng bụng, đầy hơi, chán ăn và khó tiêu;
Alkaloid: Dạng hoạt chất tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, từ đó giúp hạn chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Lá mơ lông có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Các bài thuố.c chữa bệnh từ lá mơ lông
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS Nguyễn Huy Hoàng hướng dẫn một số bài thuố.c chữa bệnh từ lá mơ lông như sau:
Các bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa
Video đang HOT
Lá cây mơ lông được ví như loại “kháng sinh tự nhiên” giúp giảm viêm dạ dày. Mơ lông giúp tiêu hóa thức ăn tích tụ, chữa đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy do ăn uống quá độ.
Lá cây mơ lông tác dụng kháng viêm và giảm co thắt đường ruột lại có tính mát giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm.
Lá cây mơ lông giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và viêm đại tràng: Lấy khoảng 15 – 20 lá mơ lông tươi, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó vắt lấy nước uống. Uống mỗi ngày 1 – 2 lần trước bữa ăn.
Hóa đàm chỉ khái
Thân cây mơ lông giúp thanh nhiệt, hóa đàm và giảm ho, đặc biệt trong các trường hợp ho có đờm do nhiệt.
Lấy lá mơ lông tươi, rửa sạch, nấu lấy nước uống. Uống 1 – 2 lần mỗi ngày giúp giảm ho và cải thiện tình trạng viêm họng.
Thanh nhiệt giải độc
Dùng 30g lá mơ lông tươi, kết hợp với 20g rau diếp cá, 15g rau má. Các loại lá trên rửa sạch, giã hoặc xay lấy nước uống. Có thể uống 1 lần/ngày để tăng cường hiệu quả thanh nhiệt, giải độc.
Các loại rau này đều tác dụng mát gan, lợi tiểu, và giúp giải độc, đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị nhiệt độc hoặc bị mụn nhọt do nóng trong.
Điều trị các bệnh ngoài da
Khi dùng ngoài, thân cây mơ lông có thể điều trị các bệnh ngoài da như eczema, viêm da thần kinh, và ngứa da.
Lá mơ lông rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, thoa nước cốt trực tiếp lên vùng da ngứa, nổi mụn hoặc dùng lá mơ lông nghiền nát, đắp vào khu vực mẩn ngứa.
Điều trị bệnh xương khớp, phong thấp
Lá mơ lông chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau, tác dụng giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe sụn khớp, tăng cường tuần hoàn má.u đến các khớp.
Có thể dùng lá, thân hoặc rễ cây mơ lông, cắt thành từng đoạn ngắn, sao vàng để dùng dần. Mỗi ngày dùng khoảng 50g sắc với nước uống hoặc ngâm với rượu để xoa bóp sau một thời gian đều sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Mơ lông là loại thảo dược quen thuộc và tương đối an toàn, hiệu quả trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh tác dụng không mong muốn, trước khi sử dụng chúng ta vẫn nên tham khảo ý kiến thầy thuố.c, chuyên gia để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.
Lợi ích bất ngờ khi ngâm chân nước ấm
Ngâm chân đúng cách không những giúp ngủ ngon, thư giãn mà còn có tác dụng lớn trong việc điều trị các bệnh về xương khớp.
Ngâm chân bằng nước nóng kết hợp thảo dược là bài thuố.c trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp. Ảnh: Freepik.
Ngâm chân với nước ấm là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Phương, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, chỉ ra việc ngâm chân bằng nước nóng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh sau đây.
Lợi ích của việc ngâm chân bằng nước ấm
An thần, giải độc, tăng sức đề kháng
Nước nóng thúc đẩy quá trình lưu thông má.u ở vùng chân và giải độc cho các vùng trên cơ thể. Do đó, trong khi ngâm chân, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, cơ thể được cân bằng từ đó duy trì sức khỏe ổn định.
Trị bệnh ngoài da
Ngâm chân với muối hoặc các thảo dược phù hợp có thể cải thiện được tình trạng viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm, chàm... Những nguyên liệu này có tác dụng tẩy tế bào chế.t, loại bỏ vi khuẩn, các tác nhân gây viêm nhiễm, giảm đau, ngứa, từ đó giúp các bệnh ngoài da khỏi nhanh hơn.
Giảm mùi hôi chân
Ngâm chân giúp tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, làm sạch da chế.t và điều hòa tuyến mồ hôi, qua đó làm giảm tình trạng hôi chân.
Giảm các triệu chứng đau xương khớp
Hơi ấm từ nước giúp thúc đẩy tuần hoàn má.u và làm giảm áp lực lên các khớp xương. Vì vậy, biện pháp này giúp giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu ở khớp xương. Đặc biệt, ngâm chân còn giúp cải thiện nhẹ chức năng khớp gối, tăng cường khả năng khôi phục ở khớp.
Giảm rối loạn thần kinh thực vật
Ngâm chân giúp giảm mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân và một số bệnh rối loạn vận mạch...
Thời gian và nhiệt độ nước ngâm phù hợp
Nhiệt độ nước hoàn hảo để ngâm chân là từ 35-39 độ C và cần ngâm nước ngập trên mắt cá chân khoảng 10-15 cm. Đối với người bị bệnh xương khớp, trong quá trình ngâm thuố.c có thể tự xoa bóp vùng trị liệu để tăng hiệu quả.
Nên ngâm nước ấm (có thể kết hợp các loại thảo mộc trị bệnh) khoảng 15-20 phút/lần và thực hiện mỗi ngày một lần. Tuy nhiên, tần suất ngâm chân còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của từng người.
Nếu ngâm chân để trị bệnh, người bệnh nên ngâm 10-20 ngày cho một liệu trình điều trị và có thể kéo dài 2-3 liệu trình liên tục tùy theo diễn biến bệnh.
Người không nên ngâm chân nước ấm
Người dị ứng với các thành phần của thuố.c (trong trường hợp sử dụng nước thuố.c) và người có vết thương hở được khuyến cáo không nên ngâm chân với nước nóng.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây cũng cần thận trọng khi ngâm chân với nước ấm:
Người bệnh say rượu, tâm thần
Người bị giảm cảm giác nóng, lạnh (người bệnh tiểu đường)
Tr.ẻ e.m, người già sa sút trí tuệ...
Người có tiề.n sử động kinh không nên ngâm chân vì có thể bị bỏng hoặc dị ứng với những thành phần thảo dược có trong thuố.c ngâm.
Bệnh nhân không có chống chỉ định đều được khuyến khích ngâm chân thảo dược hàng ngày để hoạt huyết, an thần, giảm đau nhức xương khớp, giảm tê bì tay chân, góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình khỏi bệnh...
Điều gì xảy ra khi bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày? Gừng ngâm giấm giúp giảm đau dạ dày, chữa mất ngủ kinh niên, cảm lạnh, giảm cân, ngăn rụng tóc, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp. Xin chào chuyên gia, người Nhật Bản hay dùng gừng hồng ngâm giấm ăn. Nếu tôi dùng gừng ta ngâm giấm có tác dụng với sức khỏe không? Cách ngâm như thế nào...