Loại rau như ‘nhân sâm của người nghèo’, ở quê mọc đầy như cỏ dại
Nếu chỉ nhìn qua nhiều người nhầm tưởng đây chỉ là cỏ dại, nhưng loại rau này chính là vị thuố.c quý trong Đông y.
Cây rau hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái, nén tàu, hom xe lép (Thái), phắc kép (Tày). Tên khoa học của cây hẹ là Allium odorum L., thuộc họ hành Liliaceae.
Cây rau hẹ là cây thảo có thân hành, nhóm thành túm, hình nón gần như dạng trụ. Thân mọc đứng hình trụ hoặc có góc ở ngọn, mang lá ở gốc, cao 15-30cm. Lá hẹp, dài, dày, phiến lá dài 10-25cm, rộng 1,5-8mm, đầu nhọn.
Cụm hoa dạng tán, mọc trên một gọng dài từ gốc lên. Hoa màu trắng, bầu gần hình cầu, vòi nhị ngắn. Quả nang hình trái xoan ngược, chia ra 3 mảnh.
Hạt nhỏ màu đen. Cây trồng lấy lá làm rau ăn gia vị. Hoa cũng ăn được. Lá, thân và hạt đều dùng làm thuố.c.
Lá hẹ còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo… Đây là một loại rau gia vị, thường được sử dụng trong chế biến một số món ăn.
Ở Việt Nam, hẹ là loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu hết công dụng của loại “ thần dược” này.
Trong Đông y, loại rau này có vị cay, hơi chua, tính ấm, được mệnh danh là rau của thận, tốt cho “cánh mày râu” trong chuyện sinh lý.
Nhờ chứa hợp chất chống viêm mạnh hơn cả thuố.c kháng sinh mà lá hẹ có thể sử dụng như một thực phẩm hàng ngày để trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ.
Thành phần của loại rau này sở hữu giá trị dinh dưỡng cao khi giàu các dưỡng chất tốt. Trong đó, bao gồm: protein, chất chống oxy hóa, chất xơ, các loại vitamin, các khoáng chất (magie, canxi, photpho,…), các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) đồng thời chứa ít calo.
Cụ thể, cứ 1kg loại rau này có chứa từ 5-10g chất đạm, từ 5-30g đường, cùng với đó là nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, canxi, photpho,… Với thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, loại rau này có nhiều tác dụng.
Tốt cho giấc ngủ, cải thiện tâm trạng
Trong hàm lượng dinh dưỡng của lá hẹ có sự xuất hiện của choline với một lượng nhỏ. Đây là một dưỡng chất có lợi khi có tác dụng trong việc duy trì cấu trúc của màng tế bào. Đi kèm với đó, nó còn có lợi cho việc cải thiện tâm trạng, chất lượng giấc ngủ cũng như kiểm soát cơ bắp cùng những chức năng khác được não và hệ thần kinh đảm nhiệm.
Video đang HOT
Hỗ trợ phòng chống ung thư
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lá hẹ có thể có tác dụng trong việc phòng chống một số bệnh ung thư.
Nhờ các hợp chất như lưu huỳnh có khả năng ngăn các tế bào ung thư phát triển và lây lan ra khắp cơ thể, đặc biệt làm giảm thiểu nguy cơ phát triển căn bệnh ung thư vú.
Giải độc cơ thể
Lá hẹ có đặc tính lợi tiểu, kháng khuẩn cùng khả năng loại bỏ các gốc tự do, hỗ trợ quá trình loại bỏ các độc tố dư thừa ra bên ngoài cơ thể. Từ đó, ngăn các chất độc này làm ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của những cơ quan trong cơ thể, nhất là gan.
Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Hẹ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của cơ thể, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu, triệu chứng táo bón. Song song đó, còn hỗ trợ loại bỏ nhiều loại vi khuẩn có hại đối với hệ tiêu hóa. Đồng thời, giúp đường ruột được tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm được tiêu thụ một cách tốt nhất.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ăn loại rau này còn giúp bạn bổ sung một lượng đáng kể vitamin C với lợi ích trong việc tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thông qua đó, cơ thể luôn khỏe mạnh, sẵn sàng chống lại và tiê.u diệ.t vi rút, vi khuẩn khi chúng xâm nhập và tấ.n côn.g vào cơ thể.
Tác dụng kháng viêm
Nhờ sự hiện diện của allicin với khả năng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt, tiêu thụ hẹ sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn, nhất là ở các vết thương ngoài da.
Hỗ trợ tim mạch
Các loại hợp chất hữu cơ là allicin, quercetin có trong thành phần của loại rau này có tầm quan trọng với việc giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó, giúp các thành mạch luôn khỏe mạnh để có thể thực hiện bơm má.u tốt cho tim, giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Lưu ý, tuy lá hẹ tốt cho sức khỏe nhưng mỗi lần ăn không nên quá nhiều, không nên cùng một lúc ăn lá hẹ và uống sữa, không ăn lá hẹ đã nấu chín để qua đêm.
Khi chế biến loại rau này cần cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn nó cùng với một số loại thực phẩm như thịt trâu hay mật ong để hạn chế tác động không tốt đến sức khỏe.
Những người đang mắc bệnh liên quan tới mắt, nóng trong, dạ dày yếu, bị mụn nhọt hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn lá hẹ.
Lá mít tưởng bỏ đi lại là vị thuố.c quý, nhiều người ngẩn ngơ vì không biết sớm
Mùa hè đến, mít chín rộ, trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài quả, các bộ phận khác của cây mít như lá cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Lá mít giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp
Lá mít là nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali là một chất điện giải quan trọng giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp. Lá mít cũng chứa một lượng đáng kể magiê. Magie đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn cơ tim và mạch má.u, giúp giảm huyết áp và duy trì nhịp tim ổn định.
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và phenolic có trong lá mít giúp bảo vệ mạch má.u khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên coi lá mít là phương pháp thay thế cho các thuố.c điều trị huyết áp và các bệnh tim mạch. Nếu bạn có vấn đề về tim mạch hoặc huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá mít hoặc bất kỳ loại thảo dược nào khác.
Lá mít sử dụng đúng cách có thể đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt với cho sức khỏe. Ảnh: Getty Images
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Lá mít có thể giúp cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin, hormone chịu trách nhiệm đưa đường từ má.u vào tế bào để sử dụng năng lượng. Điều này giúp giảm lượng đường trong má.u và ngăn ngừa kháng insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong lá mít có thể làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột vào má.u, giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong má.u sau bữa ăn. Song, lá mít không phải là thuố.c chữa bệnh tiểu đường. Nó chỉ có thể được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Lá mít chứa một lượng đáng kể chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Lá mít chứa các hợp chất có tác dụng kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và ruột, giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh viêm ruột khác.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy lá mít có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột và ngăn ngừa các bệnh nhiễ.m trùn.g đường tiêu hóa.
Lá mít tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Istock
Giúp thanh nhiệt, giải độc
Lá mít có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp tăng cường quá trình đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Các chất chống oxy hóa như flavonoid và tanin dồi dào trong lá mít, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các độc tố từ môi trường và quá trình chuyển hóa.
Gan là cơ quan quan trọng trong quá trình giải độc của cơ thể. Lá mít có thể giúp hỗ trợ chức năng gan, tăng cường khả năng lọc và thải độc của gan. Bạn có thể sử dụng lá mít tươi hoặc khô để pha trà uống hàng ngày.
Ngăn ngừa lão hóa
Lá mít chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, vitamin C, tanin và phenolic. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do, những phân tử không ổn định gây tổn thương tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Bằng cách chống lại các gốc tự do, lá mít giúp bảo vệ da khỏi nếp nhăn, vết chân chim và các dấu hiệu lão hóa khác.
Bên cạnh đó, các hợp chất trong lá mít có thể kích thích sản xuất collagen, giúp da trở nên căng mịn và trẻ trung hơn. Các chất chống oxy hóa trong loại lá này cũng có khả năng hấp thụ tia UV từ ánh nắng mặt trời, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV như cháy nắng, sạm da và lão hóa sớm.
Bạn có thể sử dụng lá mít theo nhiều cách:
- Pha trà: Rửa sạch lá mít, thái nhỏ, phơi khô, hãm với nước sôi như trà.
- Nấu nước uống: Đun sôi lá mít với nước, lọc lấy nước uống hàng ngày.
- Xông hơi: Đun sôi lá mít, xông hơi để giảm đau nhức, thư giãn.
- Đắp ngoài da: Giã nát lá mít, đắp lên vết thương, vết bỏng để giảm đau, kháng viêm.
Loại rau người Việt ai cũng biết hóa ra là dược liệu quý từ hàng nghìn năm trước Thì là (còn gọi là thìa là) là loại rau thơm quen thuộc trong ẩm thực Việt. Nhưng ít ai biết rằng, loại rau dân dã này lại là một 'thần dược' được y học cổ truyền sử dụng từ hàng nghìn năm trước Thì là giúp thúc đẩy tiêu hóa Thì là chứa các hợp chất có tác dụng giảm co thắt...