Cây mơ lông và tác dụng chữa bệnh ít người biết
Cây mơ lông là một loại thân leo mọc phổ biến ở khắp các vùng miền. Lá mơ lông vốn là một loại rau gia vị được ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau và cũng là thảo dược quý chữa bệnh.
Tác dụng của thân cây mơ lông
Theo các nghiên cứu y học hiện đại trong toàn cây mơ lông có chứa các chất như ginsenoside, alkaloid, oleanolic acid, dịch chiết của cây này khi tiêm vào khoang bụng chuột có tác dụng giảm đau rõ rệt, so với morphin thì tác dụng giảm đau đến chậm hơn nhưng kéo dài hơn.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống co giật, an thần, gây tê cục bộ, giảm áp suất và giải độc chất hữu cơ phosphate ở động vật. Cây cũng có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus nhất định.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh được thân cây mơ lông có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp viêm tủy xương mạn tính, ho gà, đau răng, chấn thương, nhọt, viêm mô tế bào, sa trực tràng ở trẻ em, viêm gan, vàng da…
Đây cũng là một vị thuốc được mô tả trong nhiều thư tịch Đông y. Theo Đông y, thân cây mơ lông được gọi với tên mao kê thì đằng, sau khi rửa sạch, phần thân cây được cắt thành đoạn, dùng tươi hoặc phơi khô.
Đây là loại thuốc có vị ngọt, đắng, tính hơi lạnh, quy vào kinh Tỳ, Vị, Can, Phế. Thân cây mơ lông có tác dụng trừ phong lợi thấp, tiêu thực hóa tích, chỉ khái, chỉ thống.
Cây mơ lông thường dùng để trị đau nhức xương khớp do phong thấp, chấn thương bầm dập, đau do chấn thương bên ngoài, đau quặn gan mật, dạ dày, viêm gan do vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, tiêu hóa kém, trẻ em suy dinh dưỡng, ho ra máu do lao phổi, viêm phế quản, giảm bạch cầu do phản ứng phóng xạ, ngộ độc thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, cây mơ lông còn được dùng ngoài để trị viêm da, chàm, mụn nhọt sưng tấy, có thể sắc uống với liều dùng 15 – 60g/ngày, hoặc dùng ngoài giã đắp hay sắc nước rửa.
Cây mơ lông có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Ứng dụng chữa bệnh của thân cây mơ lông
Lá cây mơ lông điều trị các bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa
Video đang HOT
Lá cây mơ lông được ví như loại “kháng sinh tự nhiên” giúp giảm viêm dạ dày. Mơ lông giúp tiêu hóa thức ăn tích tụ, chữa đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy do ăn uống quá độ.
Lá cây mơ lông có tác dụng kháng viêm và giảm co thắt đường ruột lại có tính mát giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm.
Lá cây mơ lông giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và viêm đại tràng: Lấy khoảng 15 – 20 lá mơ lông tươi, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó vắt lấy nước uống. Uống mỗi ngày 1 – 2 lần trước bữa ăn.
Lá cây mơ lông được dùng chữa bệnh tiêu hóa.
Hóa đàm chỉ khái
Thân cây mơ lông giúp thanh nhiệt, hóa đàm và giảm ho, đặc biệt trong các trường hợp ho có đờm do nhiệt.
Lấy lá mơ lông tươi, rửa sạch, nấu lấy nước uống. Uống 1 – 2 lần mỗi ngày giúp giảm ho và cải thiện tình trạng viêm họng.
Thanh nhiệt giải độc
Dùng 30g lá mơ lông tươi, kết hợp với 20g rau diếp cá, 15g rau má. Các loại lá trên rửa sạch, giã hoặc xay lấy nước uống. Có thể uống 1 lần/ngày để tăng cường hiệu quả thanh nhiệt, giải độc.
Các loại rau này đều có tác dụng mát gan, lợi tiểu, và giúp giải độc, đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị nhiệt độc hoặc bị mụn nhọt do nóng trong.
Điều trị các bệnh ngoài da
Khi dùng ngoài, thân cây mơ lông có thể điều trị các bệnh ngoài da như eczema, viêm da thần kinh, và ngứa da.
Lá mơ lông rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, thoa nước cốt trực tiếp lên vùng da ngứa, nổi mụn hoặc dùng lá mơ lông nghiền nát, đắp vào khu vực mẩn ngứa.
Điều trị bệnh xương khớp, phong thấp
Lá mơ lông có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe sụn khớp, tăng cường tuần hoàn máu đến các khớp.
Có thể dùng lá, thân hoặc rễ cây mơ lông, cắt thành từng đoạn ngắn, sao vàng để dùng dần. Mỗi ngày dùng khoảng 50g sắc với nước uống hoặc ngâm với rượu để xoa bóp sau một thời gian đều sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý:Mơ lông là một loại thảo dược quen thuộc và tương đối an toàn, có hiệu quả trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh những tác dụng không mong muốn, trước khi sử dụng chúng ta vẫn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, chuyên gia để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.
Pha cà phê với chanh, liệu có tốt cho sức khỏe?
Kết hợp cà phê với chanh là một ý tưởng hay vì chúng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng có thể không giúp giảm cân.
Uống cà phê với chanh có giúp giảm cân không?
Kết hợp cà phê với chanh là một ý tưởng hay vì chúng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng có thể không giúp giảm cân. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Tiêu thụ cà phê có liên quan đến việc giảm tổng lượng mỡ trong cơ thể trong một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Biochemistry and Nutrition năm 2008, chanh có thể giúp ngăn ngừa tăng cân và tích tụ mỡ trong cơ thể. Nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng kết hợp cà phê với chanh sẽ giúp giảm cân nhanh hơn.
Cà phê chứa caffeine có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và quá trình oxy hóa chất béo. Chanh cũng có thể kích thích quá trình trao đổi chất, nhưng nó có tác dụng vừa phải, vì vậy, bạn không nên uống nhiều tách cà phê với chanh để giảm cân. Sự kết hợp này có thể dẫn đến tình trạng axit và cảm giác nóng rát ở dạ dày.
Uống cà phê với chanh có lợi ích gì không?
Có thể làm giảm viêm
Trong một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Antioxidants, người ta thấy rằng cà phê có nhiều chất chống oxy hóa nhất (200 đến 550 mg mỗi cốc) so với trà và rượu vang đỏ.
Một bài đánh giá năm 2021 được công bố trên tạp chí Antioxidants cho thấy chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm họ cam quýt có đặc tính chống viêm và có thể giúp chống lại tình trạng căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.
Có thể tăng cường khả năng miễn dịch
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một trăm gram chanh chứa 53 mg vitamin C. Cà phê có chứa chất chống oxy hóa và chanh là nguồn vitamin C dồi dào, rất tốt cho việc tăng cường khả năng miễn dịch.
Hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn
Vitamin C, có nhiều trong chanh, có thể giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Có thể tốt cho da
Vì cả cà phê và chanh đều có chất chống oxy hóa, chúng có thể tốt cho da. Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Bioscience Biotechnology người ta thấy rằng cà phê có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng hàng rào và độ ẩm của da.
Cách pha cà phê với chanh như thế nào?
Pha cà phê với một ít nước nóng. Bạn có thể chọn phương pháp pha cà phê bằng bộ lọc truyền thống, bình pha cà phê kiểu Pháp hoặc chỉ cần đun sôi cà phê trên bếp.
Lọc cà phê vào cốc, thêm chút nước cốt chanh. Khuấy đều và uống.
Uống cà phê với chanh có tác dụng phụ gì?
Cà phê với chanh đều có tính axit, sự kết hợp này không được khuyến khích cho những người có vấn đề về axit, cảm giác nóng rát ở dạ dày hoặc các triệu chứng tiêu chảy. Sự kết hợp này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và gây khó chịu cho dạ dày.
Trong một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Plos One, nhiều loại đồ uống như soda, nước ép táo và nước ép chanh đã được so sánh để kiểm tra tình trạng xói mòn răng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước ép chanh có tình trạng xói mòn răng cao hơn hầu hết các loại đồ uống.
Những người gặp vấn đề về mất ngủ phải tránh xa caffeine vì caffeine ngăn chặn tác dụng của adenosine, chất giúp bạn dễ ngủ.
Các loại hạt và sức khỏe đường ruột Các loại hạt và hạt giống là thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nhiều người có thể lo lắng về việc các loại hạt bị kẹt trong những túi thừa (ruột thừa) và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Hãy yên tâm! Mặc dù trước đây người ta tin rằng ăn các loại hạt có thể dẫn...