Cà muối – Đậm đà tình quê Hà Tĩnh
Xứ Nghệ vốn nổi tiếng với cà muối giòn và mặn. Từ cách muối cà truyền thống, ngày nay, người Hà Tĩnh còn có những “biến tấu” rất độc đáo, làm phong phú món ăn đậm đà hương vị quê nhà này..
Món cà muối rất dễ làm nên hầu như người nào cũng biết muối cà. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, cà muối cũng đã trở thành hàng hoá. Tại thành phố Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác đã xuất hiện nhiều hàng cà nổi tiếng. Chị Hương – người kế thừa cơ sở cà muối bà Vinh ở đường Xuân Diệu cho biết: “Cà nguyên liệu được nhập từ Đà Nẵng – là loại cà giòn, ngon. Ngoài món cà truyền thống, cơ sở của gia đình tôi còn có các món cà muối nước mắm, cà dầm tương. Mỗi loại có cách làm khác nhau và có hương vị khác nhau”.
Mỗi ngày ở một số tuyến đường như Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Công Trứ, những hàng cà muối nổi tiếng đều tấp nập khách mua bán.
… có những người chỉ mua dăm, mười nghìn về ăn trong vài bận…
… và cũng có nhiều người lựa chọn những hũ cà đã được đóng hộp làm quà gửi đi cho người thân, bạn bè phương xa
Cà muối là món ăn dân dã truyền thống, cách làm cũng khá đơn giản. Cà tươi sau khi làm sạch sẽ được đem phơi héo. Khi quả cà đã rút bớt nước thì rửa sạch, để ráo rắc và xóc với muối (tỷ lệ 1 cà 5 muối hoặc 6 muối tuỳ khẩu vị). Sau đó trút tất cả vào vại sành, dội nước sôi để nguội bớt lên trên gần ngập, giã thêm ít tỏi rắc vào. Điều làm nên sự đặc biệt của cà muối xứ Nghệ nằm ở khâu cuối cùng khi người ta dùng vỉ nan tròn úp lên và lấy một hòn đá nặng đè sao cho cà không nổi khỏi mặt nước. Sau 1 tháng cà sẽ chín vừa ăn.
Video đang HOT
Ngoài món cà muối trắng truyền thống, người Hà Tĩnh ngày nay còn có thêm món cà ngâm nước mắm. Cà ngâm nước mắm sử dụng cà muối truyền thống đã chín, quả cà được nén để đạt đến độ deo nhất định. Cà ngâm nước mắm được cho thêm mía, tỏi, gừng, riềng, ớt. Theo nhiều chủ cơ sở cà muối thì mía làm cà có vị ngọt thanh, riềng làm cho cà không bị đen, tỏi nhằm khử vị độc của cà và gừng, ớt tạo vị riêng cho món ăn. Nếu như cà trắng truyền thống được sử dụng chủ yếu để ăn cùng canh thì cà ngâm nước mắm được nhiều người lựa chọn ăn cùng với cả cơm trắng, cháo hoặc khoai lang luộc…
Từ cà muối trắng truyền thống, người ta còn chế biến ra món cà dầm tương. Cà dầm tương cũng được sử dụng để ăn cùng cơm, cháo hoặc xôi. Cà dầm tương vừa có vị giòn, vừa có vị ngọt ngọt, cay cay giúp món ăn chính thêm đậm đà.
Cà muối hàng hoá, từ chỗ chỉ đóng gói đơn thuần…
… nay đã được các chủ cơ sở dán nhãn nhằm quảng bá rộng rãi hơn. Người mua có thể đến trực tiếp tại cơ sở cũng có thể đặt hàng theo số điện thoại. Các đơn hàng sẽ được đóng gói cẩn thận và gửi đến tận nơi.
Thi sỹ Huy Cận từng viết: “Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn/ Nước chè xanh xứ Nghệ, càng chát lại càng ngon”. Cà muối giòn Hà Tĩnh với hương vị đặc trưng đã trở thành món ăn quen thuộc với người bản xứ và là nỗi nhớ đau đáu với người xa quê. Để trong những dịp trở về, món ăn đầu tiên mà họ tìm kiếm là cà muối và đặc sản đầu tiên họ muốn mang đi cũng là cà muối..
Theo Hatinh.
Bữa cơm ngon, đậm đà bày lên mâm ai cũng phải thốt lên "quá hợp ngày mưa"
Ngày mưa mát mẻ thế này chắc chắn những món ăn đậm đà, nóng hổi sẽ khiến cả nhà cảm thấy ngon miệng.
Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món:
- Sườn rim mặn
- Canh rau ngót nấu mọc
- Rau su su xào tỏi
- Sung muối
SƯỜN RIM MẶN
Cho sườn vào tô cùng với muối, tiêu, hạt nêm, tỏi băm trộn đều và ướp sườn 1-2 tiếng cho thấm gia vị. Cho 1 chút dầu vào chảo đun nóng, xếp các miếng sườn vào áp chảo cho sườn vàng đều 2 mặt.
Khi sườn đã xém vàng 2 mặt, bạn cho nước mắm, xì dầu, ớt bột, đường, tỏi đảo đều rồi thêm nước xâm xấp với mặt sườn. Đun sôi, đậy nắp vung nồi lại, rim cho đến khi miếng sườn mềm và nước sốt sánh lại mới cho hành lá thái nhỏ thái nhỏ vào là tắt bếp. Múc sườn rim mặn ngọt ra đĩa, rưới nước sốt lên dùng làm món mặn ăn với cơm nóng.
CANH RAU NGÓT NẤU MỌC
Mọc viên thành từng viên nhỏ vừa ăn. Phi thơm hành khô với dầu ăn, sau đó đổ 1 bát nước vào đun sôi. Khi nồi nước sôi thả từng viên mọc vào đun đến khi mọc chín nổi lên. Thêm 1 thìa bột nêm vào nồi canh cho vừa miệng. Cho rau ngót vào đun với lửa, nêm thêm gia vị nếu cần. Đun khoảng 2-3 phút tới khi canh chín. Tắt bếp.
NGỌN SU SU XÀO TỎI
Rau su su mua về tước bỏ phần vỏ và lá già, nhặt thành các đoạn vừa ăn. Đem rửa sạch rau với nước rồi để ráo. Cho lượng dầu ăn vừa đủ vào chảo đun nóng, sau đó cho tỏi vào phi thơm. Lúc này tăng lửa lên đến mức lớn, cho ngọn su su vào đảo thật nhanh tay.
Đảo một lát thì cho muối vừa ăn (có thể thêm hạt nêm nếu thích), tiếp tục đảo cho đến khi rau chín. Không nên cho nước sẽ khiến rau mềm mất độ giòn! Cho rau su su xào tỏi ra đĩa rồi thưởng thức khi đang còn nóng.
SUNG MUỐI
Sung tách rời từng quả, bỏ cuống rồi rửa sạch. Sau đó bổ quả sung thành 2 hoặc 3 miếng tùy độ to của quả rồi ngâm ngay vào nước muối pha loãng để sung không bị thâm. Rửa đi rửa lại nhiều lần cho hết nhựa. Cuối cùng, vớt sung ra để ráo nước.
Tỏi bóc vỏ, đập dập. Chanh vắt lấy nước cốt. Ớt thái miếng. Ướp sung với bột canh, đường sao cho vừa miệng rồi để sung ngấm gia vị khoảng 10-15 phút. Tiếp đến cho tỏi, nước cốt chanh và ớt (tùy sở thích) vào trộn đều. Để sung trong khoảng 20-30 phút là có thể ăn ngay được. Muốn để sung ăn được vài ngày thì lấy một bát nước sôi, hoà một chút muối và đường sao cho hỗn hợp nước vừa miệng. Cho sung muối vào hũ và đổ nước vừa pha vào trộn đều, đậy nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm như vậy sung có thể ăn trong vài ngày mà không bị chua.
Giá tiền:
- Sườn rim mặn: 55.000đ
- Canh rau ngót nấu mọc: 15.000đ
- Rau su su xào tỏi: 12.00đ
- Sung muối: 5.000đ
Tổng: 87.000đ
Theo Khampha
Thịt ếch xào sa tế Thịt ếch xào sa tế đậm đà trong từng thớ thịt, cay nồng nàn của ớt thích hợp cho món cháo hoặc ăn với cơm cũng ngon lắm nhé! Nguyên liệu làm thịt ếch xào sa tế (cho 2 Phần ăn) Thịt ếch 500 gr Khoai sọ 2/3 củ Bột ngũ vị hương 4 muỗng cà phê Sa tế 40 gr Nước mắm...