Bộ Y tế: Đẩy mạnh thanh tra ngăn chặn vấn nạn thuốc giả xâm nhập thị trường
Để ngăn chặn nguy cơ thuốc giả xâm nhập vào thị trường, Bộ Y tế cũng sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc…
Thanh tra Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc sản xuất thuốc. Ảnh minh họa.
Theo báo cáo của hệ thống kiểm nghiệm thuốc, trong năm 2018, cả nước đã phát hiện 21 mẫu dược liệu bị nhầm lẫn, giả mạo (giảm 11 mẫu so với năm 2017) và 14 loại thuốc bị nghi ngờ làm giả, trong đó có 13 loại tân dược và một loại đông dược.
So với số lượng mẫu lấy để kiểm nghiệm, tỷ lệ thuốc giả chỉ khoảng 0,1%, thuốc kém chất lượng dưới 2%.
Video đang HOT
Đáng lo ngại hơn, với công nghệ hiện đại như hiện nay, hầu hết các loại thuốc đều có nguy cơ bị làm giả với hình dạng, bao bì, nhãn mác giống như thuốc thật.
Trong đó rất nhiều loại thuốc đặc trị, kháng sinh đã bị làm giả như: thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường, ung thư, ức chế virus, thần kinh, hỗ trợ sinh lý.
Các chuyên gia cho rằng, thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là khi sử dụng cả bác sĩ và người bệnh gặp thất bại trong điều trị, tăng độc tính, tăng tình trạng kháng thuốc, thậm chí gây tử vong.
Để ngăn chặn nguy cơ thuốc giả xâm nhập vào thị trường, thời gian tới Bộ Y tế sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm tại một số cơ sở liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế cũng sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc…
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Bộ Y tế đã triển khai các đoàn thanh, kiểm tra về dược – mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và đã xử phạt 26 cơ sở vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.
Vào tháng 1/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo đến cơ quan chức năng Việt Nam hai dược phẩm giả mạo, đã phát hiện lưu hành ở Pakistan và Iran, gồm Gulucatime và Glucantime đều là dung dịch tiêm truyền, hạn dùng lần lượt ghi trên nhãn là tháng 10 và tháng 2/2021.
Thanh Lâm
Theo congluan.vn
Không để thiếu thuốc điều trị sốt xuất huyết
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát tại nhiều địa phương với số người mắc tăng rất cao, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch tăng cường dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị SXH.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, các địa phương phải bảo đảm cơ số thuốc, hóa chất khử trùng, diệt khuẩn và các thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc và biến động tăng giá thuốc.
Sở Y tế các tỉnh thành cần kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị SXH. Các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chủ động lập kế hoạch mua sắm thuốc, cập nhật diễn biến mô hình bệnh tật để phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị bệnh SXH; liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để bảo đảm đủ thuốc cho khám chữa bệnh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc phải chuẩn bị sẵn nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng, chống bệnh SXH.
QUỐC LẬP
Theo SGGP
Bị kiến ba khoang đốt khi đang nằm viện Sáng 17-8, BS Nguyễn Văn Chức, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thủ Đức TP.HCM, cho biết nơi đây đang phối hợp Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Thủ Đức xử lý tình trạng kiến ba khoang xuất hiện trong BV này. Trước đó, ngày 16-8, người nhà một bệnh nhân đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm BV Đa khoa...