Bình yên với cà phê Mộc
Trong một câu chuyện cách đây khá lâu, khi tôi khẳng định các quán cà phê Sài Gòn gần như na ná nhau, một người bạn đã “kết tội” rằng tôi chưa đến Mộc, bởi nếu đã đến đây, tôi sẽ không nghĩ vậy.
Câu chuyện trên tưởng như bị cuốn trôi trong vô vàn tất bật của cuộc sống thì trong một lần rất vô tình, tôi ghé Mộc, để rồi nhớ đến câu nói của người bạn và thầm so sánh.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về quán, từ tấm bảng hiệu, đến những sợi đèn màu chớp nháy trong thời khắc giao nhau giữa ngày và đêm là cảm giác mơ hồ của việc không phân định rõ quán cà phê hay nhà hàng. Và nếu không còn là quán cà phê, hẳn người bạn ấy sẽ buồn và tiếc nuối cho chốn bình yên của mình. Còn tôi, dù quán có đổi hay không cũng không ảnh hưởng gì, đơn giản tôi chỉ đang cần một chỗ dừng chân cho cuộc hẹn sắp tới.
Mang tâm lý dửng dưng, bước sâu vào cánh cổng hẹp, tôi chợt giật mình dừng lại bởi không gian bên trong gần như đối lập với bên ngoài. Nó là cái bao la của khu vườn rộng, là sức sống của những cây cổ thụ chắc chắn đang vươn mình trước gió và những chồi non đang trở mình trong đất, là cảm giác đơn sơ, mộc mạc đến từ từng chiếc mặt nạ gỗ, những bức tranh ghép đa chất liệu trên tường, hay những chiếc bàn được ghép từ gạch bông tông trầm… Trong ánh đèn vàng ấm áp, tất cả gợi về một miền quê bình dị với tiếng gió thổi, tiếng lá tre xào xạc. Cảm xúc ấy khiến người ta cảm thấy an tâm và bình dị lạ.
Nếu là người khó tính hay dân thiết kế, hẳn ai cũng buột miệng chê bai cái “Tây không ra Tây, quê không ra quê” của Mộc với cái cách kết hợp lạ lùng ấy, giữa ngôi biệt thự kiểu Pháp với cái mộc của những vật dụng cũ kỹ đi kèm những họa tiết đơn giản. Thế nhưng với nhiều người thì sự không “ăn rơ” ấy tạo nên nét duyên rất thanh.
Đi một mình nên tôi chọn cho mình một góc khuất khá sâu, được che chắn bởi các bức vách giả, chậu cây xanh, nghe âm thanh của cuộc sống xung quanh, nghe cả tiếng lá rì rào trong gió. Để rồi sau khi phát hiện sân khấu cùng lời giải thích duyên không kém của nhân viên phục vụ là tối nào quán cũng có nhạc sống, một giọng hát, một chiếc đàn ghita. Tôi không thể dừng việc bấm điện thoại thì thầm: “chị ơi, mình đổi địa điểm hẹn nhé, em mới tìm được một quán cà phê gần chỗ chị tuyệt lắm”.
Video đang HOT
Địa chỉ: Cafe Mộc, 159/6 Hoàng văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP. HCM
AN HUỲNH
Theo Infonet
Vào hẻm tìm tiệm cơm gà danh tiếng
Nghe cả nhóm yêu cầu quán ăn với các tiêu chí: gần, ngon, rẻ, không gian thoải mái, anh bạn "chuyên gia ẩm thực" của nhóm sau vài giây đã quyết định quán cơm gà nổi tiếng ở đường Lý Thường Kiệt.
Gà hấp muối, món tạo nên thương hiệu của quán.
Trong cuộc gặp mặt đông đủ nhất các thành viên từ sau Tết, cả nhóm quyết định sẽ có một bữa ăn đánh dấu năm mới. Ít người nhưng người nào cũng có lý do và công việc riêng nên tiêu chí chọn địa điểm cũng nhiêu khê không kém, bởi nó phải hợp với tất cả mọi người. Sau một cuộc thảo luận nhỏ, tiêu chí của điểm đến cũng được quyết định gồm 4 yếu tố: gần, ngon, rẻ, ấm cúng.
Nghe chúng tôi "ra giá", nam nhân lớn tuổi, người sành ăn nhất team bóp trán suy nghĩ trong 30 giây và cơm gà Truyền Ký được chọn . "Có ngon không thì có thể minh chứng từ việc từ một quán xập xệ ban đầu, hiện nay đã cất thành một căn nhà mấy tầng", lời khẳng định của anh khiến cả nhóm càng phấn khởi.
Như một quy tắc ngầm của ẩm thực Sài thành, món ăn ngon không chỉ đến từ quán sang, và quán ngon không phải luôn nằm ở những con đường lớn. Cơm gà Truyền Ký cũng vậy, nó ẩn trong một con hẻm sâu, nhỏ, hơi u ám của người Hoa ở một hẻm trên đường Lý Thường Kiệt (quận 5). Con hẻm mà nếu cho địa chỉ thì nếu chỉ được xếp vào tầm hơi hơi rành đường Sài Gòn, bạn sẽ tốn không ít thời gian và nước bọt (để hỏi đường) mới tìm ra.
Không biết quán không có thực đơn hay là khách hàng quen nên ngay khi yên vị, anh bạn đã đọc vanh vách tên món ăn và cậu bé phục vụ cũng không phải ghi hay đánh dấu, mà chỉ gật đầu rồi chạy biến đi. Khi câu chuyện trong nhóm bắt đầu rôm rả, thì những món ăn nóng hổi cũng được đưa ra.
Gà hấp muối, món ăn làm nên thương hiệu của quán ghi điểm với những miếng thịt gà luộc trắng phau và da vàng ươm đẹp mắt. Khi thưởng thức, ngoài cái dai, ngọt, đậm đà của loại thịt được xếp vào loại cao cấp, còn quấn quýt vị mặn nhẹ của muối, cái béo mềm của dầu.
Sự kết đôi kỳ lạ của khoai môn và thịt xá xíu mang đến những trải nghiệm thú vị.
Món thịt xá xíu của quán lại khiến chúng tôi bất ngờ và ngạc nhiên với sự sánh đôi kỳ lạ của màu tím phớt của khoai môn và cái màu hồng ửng của thịt xá xíu. Sự kết đôi tưởng như không có tẹo liên quan nào này giúp món ăn tròn vị hơn vì vị mặn, cái béo của những miếng thịt xá xíu được khoai môn "gọt" bớt đi, nên đỡ gai góc và ít ngán hơn.
Song bất ngờ nhất lại là món trứng ba màu. Tên gọi và cái màu đen xuất hiện trong đĩa trứng khiến người ta liên tưởng đến món nấm mèo, thế nhưng khi thưởng thức, màu đen ấy lại là những miếng trứng bắp thảo đậm vị, thơm thơm. Cứ thế kết hợp với hai màu cơ bản của lòng đỏ và lòng trắng mang đến trải nghiệm lạ lẫm và thích thú. Nếu thích món chiên, bạn có thể thử món khấu linh chiên với vị giòn, cái dai nhẹ lạ miệng và rất Hoa.
Thoạt trông như nấm mèo nhưng những mảng đen trong phần trứng 3 màu lại là trứng vịt bắc thảo với vị thơm, cái đậm đà khó cưỡng.
Khấu linh chiên thích hợp với những người thích nhấm nháp vị giòn, thơm.
Dù rất thích nhưng tôi vẫn trừ một điểm khá lớn cho bữa ăn. Đó là việc gần như không có sự hiện diện của rau trong món ăn cùng thực đơn khá nghèo nàn các món rau. Với thực khách nam, điều này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bữa ăn,nhưng với khách nữ, thì đó là vấn đề. Cái thứ hai là bữa ăn ấy cũng chẳng được xếp vào hàng rẻ, vì giá tương đương với nhà hàng tầm trung.
Địa chỉ: Tiệm cơm Truyền Ký, 63/21 Lý Thường Kiệt, P.7. Q.11, TP. HCM
AN HUỲNH
Theo Infonet
Phong vị biển giữa Sài Gòn Trong ng gian m thực của n Ngon, thựch sẽ c những thi khắc sảng khoái thởng thức hải sản cùngc ặc sảnc, mang ậm hng của Nha Trac ịa phng ven bin min Trung. ng nà mt biệt thự cổ c phongch kiến trc thuc ịai khuôn viên rng hn 600 m2 ở trung tâm quận 1, TP HCM. Các mn ănc...