Bị ung thư vú, một phụ nữ Anh vẫn sinh đôi khỏe mạnh
Vickie Sandilands sợ rằng cô sẽ không bao giờ có một gia đình hoàn chỉnh cùng với con khi các bác sĩ khuyến cáo cô không thể có thai được.
Cả gia đình bé nhỏ hạnh phúc của Vickie Sandilands – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Cơ hội sinh con còn ít hơn là cô “trúng vé số”.
Cô gái 33 tuổi này (ở Guisborough, North Yorkshire, Anh) hầu như vô sinh sau khi hóa trị để điều trị ung thư vú, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, Sandilands vẫn mang thai được và sinh được cặp song sinh rất dễ thương sau hai năm trải qua những đợt hóa trị kinh khủng và làm cô kiệt sức.
Trong tuần này, họ đã tổ chức tiệc thôi nôi của hai bé Ella-Rose và Sebastian.
Video đang HOT
“Chúng tôi không thể tin được khi chúng tôi nhìn thấy hai vạch trên que thử thai và sau đó nhìn vào hình ảnh siêu âm cho thấy song thai”, Sandilands nói với Daily Mail.
Đây là một món quà Giáng sinh rất tuyệt vời vì cả hai bé được sinh ra vào tháng 12 năm ngoái. Cả hai bé Ella-Rose và Sebastian sinh ra với cân nặng gần 2,3 kg mỗi bé.
Vì gia đình của Sandilands có tiền sử ung thư vú nên vào tháng 9.2013, cô đã chọn làm xét nghiệm gien và kết quả cho thấy cô có gien BRCA1. Điều này cho thấy cô có nguy cơ bị ung thư cao.
Hai tuần sau xét nghiệm, cô đã thấy núm vú bên phải có chảy dịch và một khối u trên ngực phải. Các bác sĩ khuyên cô sinh thiết. Nhưng đến tháng 3.2014, cô mới làm sinh thiết.
Đến tháng 10. 2014, ung thư vú ở cô đã phát triển thành giai đoạn 3. Đó là một giai đoạn di căn khá nhanh. Trong thời gian này, cô buộc phải hóa trị và ngực phải đã được cắt bỏ.
Những đợt hóa trị cuối cùng cũng đã kết thúc vào tháng 4.2015.
Sau đó, cô và chồng đã đi hưởng tuần trăng mật và đã có thai tự nhiên một cách bất ngờ. Trước đó, họ cũng đã đăng thông tin tìm người hiến tặng trứng.
“Hai bé Ella-Rose và Sebastian thật tuyệt và đã giúp tôi có được một gia đình hoàn chỉnh và hoàn hảo”, Sandilands nói với Daily Mail.
Theo thanhnien
Ăn đồ mặn có nguy cơ mắc ung thư?
Theo chuyên gia y tế, thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, cho biết theo thống kê, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đứng trước tim mạch, đột quỵ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiểu đường... Tương lai các căn bệnh này được dự báo sẽ trở thành cơn "sóng thần" bệnh tật đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với ung thư, hiện, tỷ lệ mắc có xu hướng giảm đi ở Mỹ, Nhật và châu Âu nhưng gia tăng ở các nước đang phát triển. Các loại ung thư hàng đầu hay gặp hiện nay ở nữ giới là ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp. Ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, gan thực quản...
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị tại Hội nghị Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư.
Theo PGS.TS Nghị, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là chế độ ăn uống, thuốc lá, nhiễm khuẩn, hoạt động sinh dục...
Về những thói quen cũng như sự thay đổi trong ăn uống góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị cho biết nếu như trước đây chúng ta ăn nhiều rau xanh, đồ luộc thì nay, mâm cơm của người Việt đã có sự thay đổi đáng kể. Các món xào, chiên, rán... chiếm tỷ lệ cao, nguy cơ gây thừa chất béo. Chất béo thừa trong cơ thể không được chuyển hóa hết, tăng mỡ máu, gây béo phì, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc ung thư.
Không những thế, các loại đồ ăn trên khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ gây ra chất độc và tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, theo lời khuyên của PGS.TS Nghị, nên ăn đồ luộc, hấp sẽ tốt hơn xào.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng chỉ ra, ăn càng nhiều không đồng nghĩa với việc khỏe nếu chế độ ăn không khoa học và ít vận động. Chế độ ăn nhiều Carbohydrat hay gluxit (tinh bột - có nhiều trong cơm) cộng thêm thói quen lười vận động sẽ gây ra thừa năng lượng. Năng lượng thừa tích lũy lại gây ra béo phì, ở nam giới tăng cholesterol, nữ giới tăng estrogen gây ra bệnh ung thư.
Từ đó, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị khuyến cáo, chúng ta nên có chế độ ăn uống cân đối, ăn đầy đủ đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), chất béo, chất bột đường (cơm, mì, phở...), bổ sung thêm rau, xanh và hoa quả tươi. Dành ra 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể lực, đi bộ, đạp xe, vận động cơ bắp là cách ngăn ngừa các bệnh tật trong đó có ung thư.
Đối với mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và bệnh ung thư, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị phân tích thực phẩm muối phản ứng sinh học tạo ra một số vi khuẩn có lợi, tăng chất đạm, ăn ngon miệng. Tuy nhiên, người thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Ngoài ra, các thực phẩm có chất đạm được chế biến khô như cá mắm, thịt trâu, bò, thịt lợn khô, protein bị biến tính sẽ sinh ra các chất gây hại cho cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Huệ Nguyễn
Theo Zing
Những thực phẩm sắc hồng giúp ngăn ngừa ung thư vú Màu hồng đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và hy vọng cho nhiều bệnh nhân ung thư vú. Màu hồng của thực phẩm cũng là "chìa khóa" ngừa bệnh này, theo Natural News. Shutterstock Trái cây và rau quả nhiều màu sắc là những bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của một người vì có nhiều chất dinh...