Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc chữa trị thành công cho bệnh nhân nhi mắc bệnh hiếm gặp
Ngày 16-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã chữa trị thành công triệt để cho bệnh nhân nhi, 9 tuổi, mắc hội chứng bệnh tim mạch hiếm gặp.
Đây cũng là trường hợp bệnh nhi đầu tiên mắc bệnh này, được đơn vị chủ động điều trị thành công.
Trước đó, ngày 11-4, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thành Úy (9 tuổi) trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, với các triệu chứng lâm sàng hồi hộp, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có những cơn nhịp tim nhanh kịch phát, thời điểm kiểm tra nhịp tim của bệnh nhân 229 lần/phút (so với người bình thường nhịp tim 70 – 80 lần/phút). Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Wolff Parkinson White (W.P.W), được mô tả từ năm 1930 do 3 tác giả L. Wolff; J. Parkison và P.D. White.
Điều đáng nói, trước khi phát hiện triệu chứng, bệnh nhi này vẫn sinh hoạt bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện bệnh tật. Chỉ đến khi học về, đột nhiên em thấy tức ngực khó thở, tim đập nhanh, hoảng loạn. Lúc này gia đình đã nhanh chóng đưa bệnh nhân xuống viện. Qua chẩn đoán xác định đây là ca bệnh mắc hội chứng Wolff Parkinson White, rất hiếm gặp, tỉ lệ 20 đến 30 người/trăm nghìn dân. Nếu xảy ra với người mắc bệnh tim thì nguy cơ tử vong rất cao.
Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc đã liên hệ với Bệnh viện Tim Hà Nội để được hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật. Sau 1,5 giờ tích cực chữa trị, sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Thành Úy đã hồi phục bình thường.
Cháu Nguyễn Thành Úy được điều trị thành công bệnh Wolff Parkinson White…
Video đang HOT
Chia sẻ thông tin về trường hợp bệnh nhi này, Bác sĩ Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc) cho biết, đối với hội chứng bệnh nhân Nguyễn Thành Úy gặp phải, đây là căn bệnh hiếm gặp, nên việc chữa trị có phần khó khăn hơn so với bệnh thường gặp, ngoài ra thời gian điều trị (nhanh chóng, kịp thời) cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ tính mạng bệnh nhân.
“Hiện tại, đối với hội chứng W.P.W có 3 phương pháp điều trị bệnh, dùng máy sốc điện và thuốc, đây là những biện pháp nhằm ức chế bệnh, chứ chưa triệt để. Còn phương pháp thứ 3 là dùng sóng điện từ dò vị trí để đốt phá (làm hỏng) triệt tiêu sóng bệnh.
Đây là phương án chữa bệnh triệt để nhất so với các phương pháp khác, hiệu quả điều trị dứt điểm không tái phát. Cháu Nguyễn Thành Úy được áp dụng phương pháp điều trị thứ 3, dùng sóng điện từ triệt tiêu sóng bệnh.” – Bác sĩ Nguyễn Văn Công cho biết.
Như vậy, đây là trường hợp bệnh nhi đầu tiên mắc hội chứng Wolff Parkinson White được Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc chữa thành công. Thông thường, với trường hợp bệnh nguy hiểm này sẽ được chuyển lên tuyến trên điều trị, ít có bệnh viện tiến hành chữa trị cho bệnh nhi mắc hội chứng. Việc bệnh viện tuyến tỉnh nâng cao năng lực khám chữa bệnh, đặc biệt đối với những ca bệnh nguy hiểm, hiếm gặp sẽ góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.
Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần
Nấm linh chi là dược liệu quý được dùng từ xa xưa. Trong Thần nông bản thảo xếp linh chi là siêu thượng phẩm, hơn cả nhân sâm.
Trong Bản thảo cương mục xếp linh chi là thuốc quý có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, cường tâm, kiện não, tiêu đờm, ích vị, lợi niệu. Gần đây, các nhà khoa học xác định nấm linh chi còn có tác dụng phòng chống ung thư, chống lão hóa và tăng tuổi thọ.
Nấm linh chi còn có tên tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung, linh thảo, tam tú... Tên khoa học: Ganoderma lucidum Karst., họ nấm lim (Ganodermataceae). Về thành phần hoạt chất, nấm linh chi có các sterol, protein hòa tan, nhiều acid amin, enzym, đường, alkan, acid béo, các triterpen, polysaccharid và các nguyên tố vi lượng.
Theo Đông y, nấm linh chi vị nhạt, tính bình; vào 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận.
Tác dụng bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần, cố thể kiện thân (bảo vệ và tăng cường sức khỏe). Trị suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ quên lẫn, ù tai điếc tai, đau lưng mỏi gối, hen suyễn, viêm khí phế quản, viêm gan, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ máu cao, giảm bạch cầu, đái tháo đường; người cao tuổi cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tiêu hóa kém...
Liều dùng 8-15g, bằng cách nấu hãm, ngâm rượu.
Trà linh chi trị suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
Một số bài thuốc và món ăn thuốc có linh chi
Trà linh chi: linh chi 9g thái lát mỏng, nấu hãm uống như nước trà. Dùng tốt cho người suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, người bị yếu mệt do bệnh lâu ngày.
Hoặc: linh chi 9g, lá vông 12g, lá sen 12g, cúc hoa 10g. Sắc hoặc pha hãm. Uống trong ngày. Trị mất ngủ suy nhược thần kinh.
Nước sắc linh chi trần bì bách hợp: linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc nước hoặc pha hãm, chia nhiều lần uống trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản, hen suyễn, ho gà.
Nước sắc linh chi tang thầm long nhãn: linh chi 10g, tang thầm 10g, long nhãn 10g. Sắc hoặc pha hãm. Uống trong ngày. Trị mất ngủ suy nhược thần kinh.
Linh chi tán: linh chi rang, sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 3g, chiêu bằng nước trà hoa cúc. Dùng tốt cho người viêm gan cấp và mạn, đau quặn vùng gan mật.
Rượu linh chi: linh chi 100g, rượu trắng 500ml. Linh chi rửa sạch thái lát, ngâm với rượu, sau 7-10 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 15ml. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn kém, ít ngủ, quên lẫn...
Gà hầm linh chi: gà 1 con, linh chi 10-15g. Gà làm sạch bỏ ruột; linh chi thái nghiền vụn gói vải xô cho trong bụng gà, hầm cách thủy, gà chín lấy bỏ bã thuốc, thêm gia vị, chia ăn nhiều lần trong ngày. Dùng tốt cho phụ nữ sau đẻ suy nhược, người sau bệnh nặng dài ngày, bà mẹ nuôi con ít sữa, người cao tuổi.
Kiêng kỵ: người bị cảm cúm, sốt nóng mới khởi phát không dùng.
Dấu hiệu nhận biết 5 cơ quan nội tạng bị "bẩn": Hãy thử đối chiếu xem cơ thể bạn có sạch không? Theo bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và xét nghiệm, đây là những dấu hiệu bên ngoài cảnh báo các cơ quan bên trong đang bị bẩn. Bạn cần biết sớm để điều chỉnh kịp thời. Theo bác sĩ Nghiêm Phục, Bác sĩ trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Trung y tỉnh Quảng Đông (TQ), Không giống như các bộ phận bên ngoài,...