Bệnh viêm ruột mạn tính có xu hướng gia tăng
Bệnh viêm ruột mạn tính gồm viêm loét đại trực tràng, xuất huyết và bệnh Crohn. Đặc biệt là bệnh Crohn gây ra biến chứng gần như “tàn tật” đường tiêu hóa bởi có những người rò ruột, dính ruột, thủng ruột, sau đó bị đi bị lại.
Một bệnh nhân viêm ruột mạn tính được bác sỹ khám, đánh giá tình trạng bệnh.
TS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhóm bệnh viêm ruột mạn tính gồm 2 bệnh chính là viêm loét đại trực tràng xuất huyết và bệnh Crohn. Đây là bệnh tồn tại dai dẳng, lâu dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây nhóm bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Cách đây 20 năm số lượng bệnh nhân đến không nhiều và bệnh cũng không quá nặng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai lúc nào cũng có bệnh nhân điều trị nội trú, chưa kể số lượng điều trị ngoại trú rất nhiều. Đối với bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết và Crohn có 2 đỉnh tuổi. Đỉnh tuổi rất trẻ là 17,19 đến 25 tuổi. Bệnh Crohn gây ra biến chứng gần như “tàn tật” đường tiêu hóa bởi có những người rò ruột, dính ruột, thủng ruột, sau đó bị đi bị lại, không thể làm gì được. Bệnh nhân phải đến bệnh viện quá nhiều lần. Đỉnh tuổi thứ hai là vào 50,55 đến 60 tuổi. Bệnh khi xuất hiện ở đỉnh tuổi thứ 2 thường không quá nặng như ở đỉnh tuổi thứ nhất.
Theo TS Vũ Trường Khanh, nguyên nhân gia tăng tình trạng bệnh viêm ruột mạn tính có liên quan đến môi trường sống như thức ăn, môi trường vi sinh vật trong ruột. Nếu như trước đây chúng ta ăn thức ăn truyền thống, nhiều rau, nhiều chất xơ thì ngày nay chúng ta ăn ít rau và chất xơ, nhiều chất đạm. Thức ăn thay đổi dẫn đến các vi sinh vật trong ruột cũng thay đổi theo. Cùng đó, loại thức ăn ngày nay cũng khác so với thức ăn truyền thống. Do đó người ta cho rằng sự thay đổi về môi trường, tương tác với cơ thể người bệnh là điều kiện thuận lợi để sinh ra bệnh này.
TS Vũ Trường Khanh cho rằng, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn vì nó liên quan đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Trên thế giới đã sử dụng thuốc sinh học cho những mặt bệnh này từ rất lâu. Tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cũng sử dụng và là đơn vị đầu tiên của Việt Nam triển khai sử dụng cho bệnh nhân. Ưu điểm của thuốc sinh học là bệnh nhân đạt được lui bệnh với điều trị ít tác dụng phụ, tuy nhiên giá thành của nó còn cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Tính trung bình, một năm người bệnh nếu dùng thuốc thì phải chi trả trên 100 triệu (ngoài 50% đã được BHYT thanh toán).
Hà Dũng
Theo Nhân dân
Căn bệnh có thể chuyển thành ung thư từ thói quen thích ăn thịt
Những trường hợp bị viêm ruột mạn tính sẽ dễ bị tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng. Không ít bệnh nhân đến viện khi đã có biến chứng như rò hậu môn, ápxe hậu môn, bị thủng ruột, bị xuất huyết tiêu hóa, thậm chí phải cắt hết trực tràng...
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Đại học Y Hà Nội cho biết, viêm ruột là một trong các bệnh về tiêu hóa. Những năm gần đây, ghi nhận số lượng người bệnh mắc viêm ruột ngày càng gia tăng. Ngày xưa, hãn hữu mới gặp một ca viêm ruột nhưng hiện trung bình mỗi tuần có vài ba ca nhập viện và khoảng 10 ca đến khám.
Viêm ruột là một bệnh có tính chất tự miễn. Viêm loét đại tràng mạn hay bệnh Crohn đều thuộc viêm ruột. Tổn thương viêm nếu không được xử trí sớm, với viêm loét đại trực tràng sẽ gặp biến chứng xuất huyết gây ra đợt nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch, ra máu dẫn tới suy kiệt. Những viêm loét này gây tổn thương hầu hết đại tràng, nguy cơ ung thư rất cao. Khi tổn thương ăn sâu vào thành ống tiêu hóa gây ra viêm phúc mạc ruột phải mổ cấp cứu. Nếu không điều trị khi xảy ra biến chứng sẽ phải phẫu thuật cắt từng đoạn ruột. Đáng nói là người bệnh thường đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, bắt đầu xuất hiện các tổn thương viêm loét đại trực tràng xuất huyết.
Trong bữa ăn hàng ngày, nên phân bổ lượng rau, thịt phù hợp để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Ảnh minh họa: Internet
Những trường hợp bị viêm ruột mạn tính sẽ dễ bị tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng. Không ít bệnh nhân đến viện khi đã có biến chứng như rò hậu môn, ápxe hậu môn, bị thủng ruột, bị xuất huyết tiêu hóa, thậm chí phải cắt hết trực tràng...
Tại Hội thảo "Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu", TS Đào Việt Hằng - Viện nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, Gan mật cho rằng, bệnh nhân bị các bệnh lý viêm ruột tăng lên ở cả các cơ sở y tế Ngoại khoa và Nội khoa. Với Nội khoa, bệnh nhân đến sớm hơn và bằng công nghệ nội soi hiện đại nên người bệnh được chẩn đoán ở các giai đoạn sớm. Còn với Ngoại khoa, người bệnh chủ yếu khi vào đã bị biến chứng, trong đó chủ yếu là thủ, dò hậu môn, suy kiệt...
Có mặt tại Hội thảo, GS, TS Hidemi Goto (Nhật Bản) cho biết, bệnh viêm đường ruột (IBD) đang gia tăng nhanh ở Nhật Bản và châu Á. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống của người bệnh, sử dụng thực phẩm từ thịt nhiều khiến mất cân bằng dinh dưỡng. Trước đây, bệnh lý này xuất hiện nhiều tại các nước châu Âu nhưng giờ là một bệnh lý gia tăng tại các nước châu Á. Là một bệnh lý mạn tính, không thể điều trị triệt để, việc nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh viêm ruột mãn tính rất cần thiết.
Trước đây, thức ăn truyền thống có nhiều rau, nhiều chất xơ thì ngày nay chúng ta ăn ít rau và chất xơ, nhiều chất đạm, đồ ăn nhanh. Cùng với đó là sự thay đổi môi trường tạo điều kiện thuận lợi để sinh ra vi khuẩn gây bệnh. Điều này làm rối loạn và gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia, căn nguyên gây bệnh viêm ruột vẫn chưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nguyên nhân gia tăng tình trạng bệnh viêm ruột mạn tính hiện nay có liên quan đến môi trường sống như thức ăn không đảm bảo vệ sinh, môi trường vi sinh vật trong ruột thay đổi.
Trước đây, thức ăn truyền thống có nhiều rau, nhiều chất xơ thì ngày nay chúng ta ăn ít rau và chất xơ, nhiều chất đạm, đồ ăn nhanh. Cùng với đó là sự thay đổi môi trường tạo điều kiện thuận lợi để sinh ra vi khuẩn gây bệnh. Điều này làm rối loạn và gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm ruột:
Sốt
Buồn nôn
Nôn
Đau bụng bất thường
Chán ăn
Đi tiêu ra máu
Đi tiêu phân nhiều nhầy
Tiêu chảy nặng và cấp tính.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi bị sốt, bạn nên đến gặp bác sỹ được khám và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu dưới đây:
Các triệu chứng kéo dài hơn 3 hoặc 4 ngày
Sốt hơn 380C
Có máu trong phân
Có các dấu hiệu bị mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng, ít nước mắt, tiểu ít, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, có những chỗ mềm trên đỉnh đầu đối với trẻ sơ sinh, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Vì sao bệnh viêm ruột mạn tính tăng nhanh? Nguyên nhân gia tăng bệnh viêm ruột mạn tính hiện nay có liên quan đến môi trường sống như thức ăn, môi trường vi sinh vật trong ruột... Nội soi đại tràng (Chụp tại Phòng khám đa khoa VIETLIFE Hà Nội) Suy dinh dưỡng, tái khám nhiều lần vì viêm ruột Chị Hoàng Thị H.L. (30 tuổi, trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh)...