Bệnh lý cơ xương khớp: Không tập cũng đau, tập sai càng đau hơn
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng, phụ trách chuyên khoa Cơ xương khớp – y học thể dục thể thao của phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp (CXK) nếu không được tư vấn đúng đắn thì dễ mắc vào một trong hai trạng thái: không dám vận động hoặc vận động thái quá.
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng: Bệnh lý cơ xương khớp, không tập cũng đau, tập sai càng đau hơn. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Tại buổi Tư vấn sức khỏe và tầm soát của phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kỳ tháng 11/2019 với chủ đề “Tập luyện thể thao dành cho bệnh lý cơ xương khớp”, BS Đổng cho biết, cả hai trạng thái này đều gây hại cho bệnh nhân.
Mắc bệnh lý CXK mà sợ hãi, không dám vận động thì khó có cơ hội để phục hồi chức năng cho các cấu trúc bị đau. Ngược lại, nếu bệnh nhân tự nghĩ rằng tập càng nhiều càng nhanh được phục hồi thì lại có nguy cơ bị đau nặng hơn. Lý do là các cơ quan trong cơ thể sẽ bị quá ngưỡng chịu lực. Chẳng hạn, đau lưng mà tập quá và tập sai thì sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa; thoái hoá khớp gối độ 1 mà tập quá và tập sai thì sẽ thành đau cấp 3 – 4.
Có một thực trạng hiện nay là khá nhiều bác sĩ chuyên khoa khi khám cho bệnh nhân thì chỉ nói chung chung về định tính rằng bệnh nhân bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống… mà ít khi nói cụ thể thêm về định lượng là thoái hóa ở cấp độ nào. Tiếp theo, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên siêng năng vận động nhưng lại ít khi nói vận động theo những bài tập cụ thể nào và vận động ở mức độ nào thì có tác dụng trị liệu.
Dẫn lại lời của Viện sĩ Dương Quang Trung, BS Đổng khẳng định “Bác sĩ không phải chỉ là chữa bệnh mà chữa một con người mang bệnh”. Theo đó thì BS phải xem xét tổng thể cấu trúc cơ quan cơ thể bệnh nhân để đánh giá khả năng mất bù và khả năng còn bù. Dựa vào hiện trạng thực tế bệnh tình của bệnh nhân, BS đưa ra những bài tập phù hợp nhất cho từng cá nhân mang bệnh.
Video đang HOT
BS Đông khuyên cac bệnh nhân CXK nên tham vấn bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất với bản thân.
Võ Anh Tuấn
Theo baophapluat
Mối nguy tiềm ẩn do nạp nhiều đường
Nạp quá nhiều đường vào cơ thể mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như béo phì dẫn đến rối loạn đường huyết, tim mạch và cả ung thư. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tỷ lệ trẻ béo phì và người mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng.
Khuyến nghị
Chỉ là gia vị mang vị ngọt dùng để pha nước, chế biến thức ăn, làm bánh... đường không cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin và khoáng chất, do đó đường được cho là thực phẩm chứa năng lượng rỗng, tức chỉ chứa năng lượng mà không có bổ gì cả. Do đó nếu nạp lượng đường quá nhiều có thể gây ra những tác hại cho cơ thể.
Hiện nay, hạn chế tiêu thụ đường là một trong những mối quan tâm lớn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trong khuyến nghị này không tính đến các loại đường có trong thực phẩm tự nhiên, như trong sữa hay trái cây mà chỉ tính đến đường trong các loại thực phẩm bánh kẹo hay nước ngọt, trà sữa, trong các chế phẩm từ sữa dành cho trẻ em và các món ăn. Ngay cả nước ép trái cây tươi cũng không được khuyến khích dùng nhiều, vì đường lúc này đã chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ vào cơ thể.
Vậy tiêu thụ bao nhiêu đường mỗi ngày là hợp lý. Theo khuyến cáo của WHO, đường không nên chiếm quá 10% tổng năng lượng và tối ưu nhất không quá 5%. Điều này được hiểu là nếu một người trưởng thành có nhu cầu năng lượng trung bình 2.000kcal/ngày, thì 10% tương đương 200kcal, bằng khoảng 50gr đường. Tuy nhiên mức tốt nhất được khuyến nghị là 25gr đường/ngày, ứng với 5 muỗng cà phê đường dung nạp vào cơ thể.
Thực tế hiện nay chúng ta đang dung nạp một lượng đường quá dư thừa từ người lớn đến trẻ em. Trung bình một lon nước ngọt có tới 35gr đường, nên nếu uống 1 lon nước ngọt là đã dư 10gr đường nạp vào cơ thể cả ngày. Trong các bữa ăn hàng ngày khi chế biến các món thường sẽ có thêm gia vị đường. Ngoài ra, người Việt, nhất là trẻ em vẫn có thói quen uống sữa có đường, ăn bánh, kẹo, kem, chè... Thậm chí ngay khi pha nước trái cây như nước cam, chanh thì cũng cần sử dụng đến đường.
Các bệnh dễ mắc khi thừa đường
Khi dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến sâu răng, đặc biệt ở trẻ em. Khi nạp đường làm nguyên liệu cho vi sinh trên răng ăn, ăn xong thải ra axit gây sâu răng. Ngoài sâu răng, nạp đường nhiều sẽ gây ra béo phì. Khi nạp đường quá nhiều vào cơ thể sẽ được chuyển qua mỡ để dự trữ gây béo phì. Đó cũng là lý do nhiều người than phiền vì sao không ăn nhiều chất béo nhưng vẫn béo phì. Với những người này để giảm cân phải tuyệt đối kiêng đường và tập luyện thể thao trước bữa ăn để năng lượng dự trữ từ mỡ được đốt cháy.
Từ béo phì sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể khoảng 40% người béo phì có nguy cơ bị rối loạn đường huyết và dẫn đến mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Khoảng hơn 40% người béo phì sẽ dễ mắc bệnh tim mạch. Người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế độ ăn uống cân bằng.
Khoảng 10% người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, đại trực tràng và ung thư vú. Điển hình như ung thư gan thường bắt nguồn từ bệnh gan nhiễm mỡ. Đường được chuyển hóa trong gan thành lipid, khi cơ thể dư thừa đồng nghĩa gan sẽ sản xuất lipid thừa, ảnh hưởng chức năng gan.
Làm gì để giảm nạp đường
Thật khó để những người đang dung nạp nhiều đường mỗi ngày có thể ngay lập tức giảm sử dụng như khuyến cáo, mà cần có thời gian để giảm dần. Đối với trẻ em, đối tượng đang được rất nhiều tổ chức y tế quan tâm, sự thay đổi phải bắt nguồn từ người lớn như hạn chế cho sử dụng kẹo, bánh. Khi cho trẻ sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa cần chuyển qua loại ít đường, dần dần khi trẻ quen vị sẽ dùng loại không đường.
Đối với các bạn trẻ, nếu uống cà phê có thể dùng loại đường ăn kiêng, hay nếu nghiện nước ngọt có thể dùng loại nước ngọt diet. Hoặc tại nhiều tiệm trà sữa người mua có thể tự chọn lượng đường thay vì 100% có thể chọn 70% hoặc 50%. Tất nhiên những giải pháp này không phải tốt nhất vì ngay trong nước ngọt diet cũng có nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Song dùng từng bước khẩu vị quen dần và thích nghi với lượng đường giảm đi, từ đó hạn chế dung nạp đường quá nhiều.
Nên ăn nhiều trái cây tươi và vận động đúng đủ, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước lọc... cũng chính là biện pháp hữu hiệu để có một cơ thể khỏe mạnh.
TS.BS Trần Quốc Cường, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Theo SGGP
Thuốc biệt dược trị gout và xương khớp bị thu hồi vì không đạt chất lượng Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi toàn quốc thuốc viên nén bao phim Ibucine 400 (Ibuprofen 400mg) nêu trên do Công ty TNHH dược phẩm USA-NIC sản xuất do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, căn cứ kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh về thuốc viên nén bao...