Bệnh đau mắt đỏ được kiểm soát, số ca mắc giảm dần
Dịch đau mắt đỏ bùng phát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vào khoảng tháng 8/2023. Đến thời điểm này, tại các phòng khám chuyên khoa mắt số lượng bệnh nhân đến khám đang giảm dần, không xuất hiện ca mắc mới.
Nhân viên y tế Trường Tiểu học Hà Hiệu (Ba Bể) khám kiểm tra mắt cho học sinh.
Trước đó, do số ca mắc bệnh đau mắt đỏ gia tăng, Sở Y tế Bắc Kạn đã có văn bản yêu cầu các cửa hàng thuốc phải niêm yết giá thuốc và không được tự ý nâng giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tích trữ gây tình trạng khan hiếm trên thị trường.
Ngành Y tế đã cử các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, trong trường hợp phát hiện nhà thuốc bán không đúng giá niêm yết sẽ xử lý theo quy định.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trung tâm y tế các huyện, thành phố phân công cán bộ phụ trách, tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn người dân, triển khai các biện pháp phòng, chống lây nhiễm tại các trường học, cơ quan, cộng đồng. Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn, tổ chức tư vấn, điều trị, tăng cường công tác kiểm tra nhiễm khuẩn bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ để người dân hiểu được nguyên nhân, đường lây và khuyến cáo, nếu người bệnh có các biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng, mắt nhìn mờ, nặng có thể mắt có mủ, hoặc chất nhầy, sốt kèm đau nhức thì cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
Để chủ động các biện pháp phòng, chống đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ. Không dùng chung vật dụng cá nhân (lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…). Vệ sinh mắt, mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. Người bệnh hoặc người nghi đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Cần Thơ đã có dấu hiệu hồi phục
Theo khai thác bệnh sử, ngày 24/10, bệnh nhân T.M.T (22 tuổi, ngụ ấp Tân Long, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) do bị mụn mủ nổi nhiều ở mặt, cánh tay, bàn tay, ngực, lưng, hậu môn, bắp chân...
nên đến khám tại Bệnh viện Da liễu thì phát hiện bị mắc bệnh đậu mùa khỉ .
Ngày 14/11, thông tin từ Sở Y tế TP Cần Thơ xác nhận đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại điạ bàn huyện Phong Điền, TP Cần Thơ .
Trước đó ngày 24/10, bệnh nhân T.M.T (22 tuổi, ngụ ấp Tân Long, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) do bị mụn mủ nổi nhiều ở mặt, cánh tay, bàn tay, ngực, lưng, hậu môn, bắp chân .
Đến ngày 27/10 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ, khi đến khám bệnh nhân có đeo khẩu trang.
Tại đây, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ và xác định, bệnh nhân T thuộc nhóm có quan hệ tình dục đồng giới, nên Bệnh viện Da liễu đã thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ).
Mụn nước nồi trên khắp cơ thể một người mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: minh họa.
Sau khi nhận được thông tin, CDC Cần Thơ đã tiến hành điều tra dịch tễ và lập danh sách những người tiếp xúc với bệnh nhân. Qua truy vết, cơ quan chức năng ghi nhận 4 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân T và 4 người thân sống cùng nhà. ồng thời hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn nơi ở, nơi bệnh nhân đến khám bệnh và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.
Ngày 28/10, bệnh nhân được cách ly y tế để tiếp tục điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Phong iền và được lấy mẫu gửi xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.
Đến nay sức khỏe của những người từng tiếp xúc với bệnh nhân bình thường, không có dấu hiện nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Sau thời gian điều trị cách ly, hiện bệnh nhân trong tình trạng không xuất hiện tổn thương mới trên da và tổn thương cũ đã đóng vảy và có dấu hiệu hồi phục.
Sở Y tế TP Cần Thơ đang tiếp tục đẩy mạnh truyền thông và tăng cường hệ thống giám sát phát hiện ca bệnh nghi ngờ, đặc biệt chú trọng ở các phòng khám da liễu... Cùng với đó CDC Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với các trung tâm y tế quận, huyện tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, kịp thời phát hiện sớm và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Theo thống kê của ngành y tế, khu vực phía Nam, tính đến ngày 29/10, nơi đây đã ghi nhận 57 ca đậu mùa khỉ. Trong đó, TP Hồ Chí Minh 47 ca, Bình Dương 2 ca, ồng Nai 1 ca, Lâm ồng 2 ca, Long An 3 ca, Tây Ninh 1 ca và Cần Thơ 1 ca.
Vụ 5 người ngộ độc sau khi ăn lẩu: hàm lượng methanol trong rượu vượt mức cho phép Liên quan đến vụ 5 người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn lẩu và uống rượu tại quán lẩu Chiêm Còi, Sở Y tế Bắc Kạn đã xác định nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc này là do mẫu rượu trong quán có hàm lượng methanol vượt quy định. Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn...