Bệnh dạ dày cũng có thể bị lây
Đau dạ dày tuy là căn bệnh phổ biến nhưng không khó điều trị. Những hiểu biết lệch lạc, sai lầm sẽ dẫn đến những biến chứng như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…
Uống sôđa làm dịu cơn đau
Nhiều người nghĩ uống sữa hay chút sôđa pha với một ly nước có thể làm giảm cơn đau do dư axít trong dạ dày. Nhưng cách này chỉ làm dịu cơn đau tạm thời chứ không có khả năng chữa bệnh. Vì thế, nếu dùng liên tục không chỉ dẫn tới rối loạn tiêu hóa mà còn làm cho bệnh dạ dày nặng thêm do không được chữa trị kịp thời.
Chỉ thử máu là đủ
Thử máu không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng tổn thương bên trong dạ dày, bởi việc thử máu chỉ nhằm phát hiện bạn có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) hay không mà thôi. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần phải nội soi dạ dày. Phương pháp này còn giúp xác định vị trí loét, kích cỡ loét cũng như lấy mẫu niêm mạc để làm sinh thiết.
Video đang HOT
Bệnh dạ dày không lây lan
Chúng ta thường nghĩ, bệnh dạ dày xuất hiện do ăn uống không hợp lý, stress, làm việc quá sức… và bệnh dạ dày thì không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, quan điểm này cần được thay đổi vì nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh dạ dày là do vi khuẩn HP phát tán từ phân ra môi trường, sau đó xâm nhập vào thức ăn, nước uống để vào cơ thể người và gây bệnh. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, vi khuẩn này có trong nước bọt, chân răng của người bệnh, do đó, thói quen mớm cơm cho trẻ là cơ hội lây truyền vi khuẩn HP.
Chỉ người lớn mới đau dạ dày
Nhiều người vẫn quan niệm chỉ người lớn mới đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện bệnh này đang có xu hướng tăng ở trẻ em. Trẻ có thể bị bệnh dạ dày ngay từ tuổi mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó độ tuổi hay gặp nhất là 10 – 14 tuổi.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là do ăn uống và stress. Ở trẻ lớn là do bị ép học quá nhiều, với trẻ nhỏ, lại là bị ép ăn. Cha mẹ thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép con ăn cho bằng được rồi hay giục “ăn chậm quá, ăn nhanh lên”. Điều này khiến bé luôn lo lắng khi ăn, không thấy ngon miệng nữa. Đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Trong số những trẻ đến khám vì lý do đau bụng âm ỉ có hơn 50% là đau dạ dày. Khi trẻ than đau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Thông tin thêm
Những dấu hiệu như: đau nhói vùng thượng vị, nóng rát dạ dày, ợ nóng, ợ chua, hoặc ợ khi chải răng là biểu hiện của bệnh đau dạ dày giai đoạn đầu. Người bệnh nên điều trị kịp thời để tránh bệnh nặng thêm bằng các loại thuốc trung hòa axít. Các loại thuốc này có tác dụng cắt nhanh các cơn đau gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, các triệu chứng đau dạ dày do dư axít.
TS.BS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng phân khoa Tiêu hóa
- Gan mật bệnh viện Đại học Y Dược)
Theo Phụ nữ
Sô-cô-la đen giúp hồi phục chức năng gan
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học người Tây Ban Nha, các bác sĩ có thể sẽ sớm sử dụng sô-cô-la đen như một loại thuốc trong điều trị các bệnh về gan.
Sô-cô-la có thể gúp giảm phá hủy các mạch máu ở những người bị tổn thương chức năng gan. Ảnh: Telegraph.
Các nhà khoa học cho rằng sô-cô-la đen có thể giúp giảm phá hủy các mạch máu ở những người bị tổn thương chức năng gan do uống quá nhiều rượu hay bị bệnh gan. Ngoài ra, sô-cô-la cũng có tác dụng làm giảm huyết áp trong gan vì sô-cô-la đen có hàm lượng chất cacao flavonoid cao, một chất chống ô xy hóa, giúp giảm huyết áp cũng như các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Trong nghiên cứu này, 21 bệnh nhân bị bệnh gan giai đoạn cuối được thử nghiệm với sô-cô-la trắng và sô-cô-la đen. Kết quả cho thấy những bệnh nhân được cho ăn sô-cô-la đen có tác dụng giúp giảm huyết áp trong gan hiệu quả hơn so với những bệnh nhân được cho ăn sô-cô-la trắng. Nguyên nhân sô-cô-la trắng không có tác dụng tương tự được các nhà khoa học giải thích là do loại thực phẩm này không có cacao flavonoid.
"Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cao, việc tìm ra nguồn thay thế thuốc trong việc điều trị bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những bệnh nhân ở các nước nghèo", giáo sư Mark Thursz phó chủ tịch Hội nghiên cứu gan châu Âu và là một chuyên gia nghiên cứu gan tại đại học London (Anh) đánh giá.
"Nghiên cứu này cho thấy rằng sô-cô-la đen có ảnh hưởng tới huyết áp trong gan. Phát hiện này có thể giúp nâng cao việc điều trị cho các bệnh nhân bị xơ gan và giúp kéo dài thời gian sống cho những người bị bệnh gan giai đoạn cuối".
Sau khi ăn xong, lượng máu truyền đến gan sẽ tăng lên. Tuy nhiên, điều này có thể rất nguy hiểm với những bệnh nhân bị xơ gan vì huyết áp trong gan của những bệnh nhân này bị tăng đột ngột và có thể gây ra vỡ mạch máu. Vì thế, ăn sô-cô-la đen sẽ giúp giảm tối đa các nguy cơ trên.
Theo VNN/Telegraph
Sò lông chữa đau dạ dày Bạn nên ăn nhiều sò lông nếu bị viêm loét dạ dày - tá tràng, tiêu hóa kém. Nếu bạn bị thiếu máu, đây cũng là món nên ăn thường xuyên. Sò lông vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Cách dùng: Đặt sò lông lên than...