Bé trai 9 tuổi mắc bệnh tự kỷ nuốt lò xo vào cổ họng
Cậu bé 9 tuổi mắc bệnh tự kỷ ở TP.HCM đã nuốt lò xo vào họng khiến cháu bị đau và vướng họng.
Sáng 22/4, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa gắp thành công dị vật là một chiếc lò xo cho một bé trai 9 tuổi (ngụ Quận 3), mắc bệnh tự kỷ nuốt phải, trước nguy cơ bị viêm nhiễm, áp xe phổi hoặc thực quản dễ dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
Theo lời kể của ba bé trai trên, trước khi nhập viện 1 giờ, khi bé đang chơi ở nhà thì người nhà phát hiện bé bị dị vật trong họng. Ngay lập tức, bé được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM.
Dị vật cháu bé nuốt vào cổ họng được các bác sĩ gắp ra. Ảnh: K.V
Bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân không khó thở thanh quản, không có hội chứng xâm nhập. Các bác sĩ đã tiến hành khám, thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, X-quang và soi dị vật. Qua đó phát hiện một lò xo sắt 2 càng, chiều dài mỗi càng 3cm, trong đó 1 càng bị cài ở thành sau họng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định gây mê để lấy dị vật cho trẻ. Sau lấy dị vật niêm mạc trầy xước ở thành sau họng và thanh thiệt.
Video đang HOT
TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, đây là một trường hợp hiếm gặp trong hơn 30 năm công tác. Muốn lấy dị vật khó này cần phải quan sát kỹ để xác định hướng lò xo rồi dùng kẹp lại.
“Loại dị vật này là móc lò xo dễ bị bung ra, có 2 đầu nhọn có thể móc vào các mô trong họng, thực quản của bé nếu bị lún sâu xuống. Như vậy phải nắm rõ tính chất của dị vật, khi bóp được 2 đầu vào thì lò xo sẽ thu nhỏ lại, lấy ra dễ dàng hơn và không gây sang chấn”, TS.BS Quang Minh nói.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, để tránh việc trẻ bị hóc dị vật, khi ăn uống, người lớn cũng như trẻ nhỏ tránh vừa ăn vừa nói mà cần nhai kỹ; phụ huynh khi cho trẻ ăn cần chú ý lấy kỹ xương, khi ăn trái cây có hột nên hướng dẫn trẻ bỏ hột, không để các đồ vật nhỏ khi bé chơi có thể nuốt, nhét vào tai…
Ths.BSCK II Trương Mỹ Thục Uyên – Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho hay, so với trẻ bình thường, trẻ tự kỷ có nhiều nguy cơ hóc phải dị vật hơn. Theo một nghiên cứu năm 2021, trẻ tự kỷ ảnh hưởng tiêu cực gấp 3-4 lần so với trẻ bình thường. Đặc biệt là dịch COVID-19 vừa qua, khi thực hiện giãn cách xã hội, trẻ không được đến trường, dễ dẫn đến các hành vi tiêu cực, làm những hành động có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe mà không biết.
Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM gắp dị vật, sức khỏe của bé trai bình phục . Ảnh: K.V
Các bác sĩ cho biết, rất may bệnh nhân nhập viện ngay khi vừa nuốt dị vật khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, do trẻ bị tự kỷ nên không hợp tác, khó khăn trong quá trình khám bệnh. Bác sĩ đánh giá, tình trạng này để lâu có thể gây nhiễm trùng, đâm thủng những cấu trúc trong họng liên quan đến vùng thực quản, gây viêm nhiễm thực quản, áp xe phổi, ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết hóc dị vật đó là trẻ có cảm giác nuốt khó và đau. Nếu dị vật lớn thì trẻ không nuốt được nước bọt và nhổ nước bọt liên tục. Thường các bé tự kỷ không tương tác được bình thường nên người lớn phải theo dõi các cháu.
Khi phụ huynh phát hiện con mình nuốt phải dị vật hoặc nghi ngờ con hóc dị vật cần đưa con đến Bệnh viện Tai Mũi Họng khám kịp thời bởi khi để muộn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Hóc xương cá, xương xuyên vào động mạch cảnh chung, nguy hiểm tính mạng
Một ca bệnh khá hy hữu:bệnh nhân mắc xương cá, xương xuyên qua khỏi thành thực quản, xuyên vào lòng động mạch cảnh chung, nguy hiểm đến tính mạng... đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị thành công.
Ngày 17.3, Khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị) cho biết sau ca phẫu thuật, bệnh nhân Lê Thị M. (59 tuổi, trú tại Tân Hợp, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) đã tỉnh táo, sức khỏe ổn định sau vụ bị hóc xương cá hy hữu.
Hiện sức khỏe của bà M. đã ổn định. Ảnh THANH LỘC
Trước đó, bà M. hóc xương cá nên nuốt thêm cơm vón thành cục và nhiều rau với ý định cho dị vật "trôi" vào bụng. Tuy nhiên, càng ngày bà càng thấy đau ở cổ nên đi kiểm tra.
Khi vào Khoa Tai Mũi Họng ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, bà M. được xử trí ban đầu bằng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau bằng đường tiêm. Tiếp đó, quá trình nội soi thực quản, nội soi hạ họng thanh quản vẫn không phát hiện dị vật.
Cho đến khi chụp cắt lớp vi tính và siêu âm vùng cổ, các bác sĩ phát hiện xương cá đã xuyên qua khỏi thành thực quản, xuyên vào lòng động mạch cảnh chung.
Mảnh xương cá mắc vào vị trí cực hiểm. Ảnh THANH LỘC
Theo bác sĩ Đinh Viết Thanh, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị), đây là trường hợp hiếm gặp, gây nguy hiểm tính mạng cho bệnh nhân nếu dị vật làm thủng vỡ động mạch cảnh chung.
Cũng theo bác sĩ Thanh, trước tình hình sức khỏe bệnh nhân nguy cấp, các y bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng đã hội chẩn chuyên môn với bác sĩ chuyên sâu phẫu thuật vùng cổ và mạch máu Khoa Ung bướu, rồi tiến hành phẫu thuật. Ca phẫu thuật mổ cạnh cổ thành công, lấy ra 1 xương cá dài 20 mm sắc nhọn xuyên vào lòng động mạch.
Bệnh tự kỷ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và những tiên lượng Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Trẻ trai bị tự kỷ nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần. 1.Bệnh...