Bánh đúc Hải Hà – Ẩm thực miền quê đất Quảng Ninh
Bánh đúc là một trong các loại bánh bình dân tồn tại từ khá lâu đời trong ẩm thực Việt Nam , đây cũng là một thức quà vặt rất phổ biến ở các huyện miền Đông của Quảng Ninh.
Thứ bánh trắng mịn, mềm với nhân thịt băm xào cùng mộc nhĩ thơm bùi chan nước mắm chua ngọt khiến ai từng thưởng thức một lần đều nhớ mãi.
Huyện Hải Hà là huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 150km, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 40km. Điểm nhấn du lịch của Hải Hà là đảo Cái Chiên. Với bãi tắm đẹp, hoang sơ, các di tích lịch sử văn hóa như: Đền Trần Hưng Đạo, chùa Hải Hà, đình Mi Sơn, đình Quang Lĩnh…
Bên cạnh đó, ẩm thực của Hải Hà cũng rất đặc sắc với những món ngon như khâu nhục, bánh chưng cơm lồng…, đặc biệt là món bánh đúc trắng mịn, mềm với nhân thịt băm xào cùng mộc nhĩ thơm bùi chan nước mắm chua ngọt vô cùng hấp dẫn khó ai có thể bỏ qua. Đây là món ăn bình dân, giản dị ở huyện Hải Hà nhưng lại có sức hút đặc biệt khiến ai từng thưởng thức một lần đều nhớ mãi.
Video đang HOT
Từ lâu, những người sành ăn nơi đây cũng như thực khách thường săn tìm địa chỉ món ngon ở huyện Hải Hà đều không xa lạ gì những quán bánh đúc nằm trên phố Ngô Quyền (thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà). Buổi sáng hoặc xế chiều, thực khách lại tìm đến đây để được thưởng thức hương vị món bánh đúc cổ truyền mà chỉ khi đến với mảnh đất miền Đông Quảng Ninh mới có.
Với bánh đục Hải Hà, yếu tố quan trọng để tạo nên hương vị thơm ngon chính là ở bột gạo. Bột gạo được lựa chọn là gạo bao thai, loại gạo đặc sản của vùng quê Hải Hà. Sau đó, bột được cho vào khuấy đều với nước theo tỉ lệ nhất định rồi đổ vào khay hấp. Khó nhất có lẽ chính là khâu hấp bánh, phải vô cùng tỉ mỉ và khéo léo, làm sao phải canh chuẩn thời gian để khi hấp, bánh chín dền mà không quá nhão, hay quá khô.
Nhân bánh cũng là yếu tố quan trọng tạo nên một phần hương vị của món bánh đúc Hải Hà. Nhân bánh là sự hoà quyện của thịt, nấm, mộc nhĩ, hành khô, tỏi băm nhỏ. Với các nguyên liệu trên, bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi bỏ hành, tỏi vào phi thơm, thêm thịt vào xào, đến khi gần chín thì cho mộc nhĩ vào đảo đều tay và nêm nếm gia vị cho vừa đủ.
Sau khi đã hoàn thành phần bánh và nhân bánh thì khâu pha chế nước chan bánh cũng vô cùng quan trọng. Để món bánh đúc được hoàn hảo thì không thể thiếu nước mắm chan bánh, với nước mắm chan bánh đúc thì ngoài tỏi, ớt được băm nhỏ pha với nước mắm, đường và chanh sẽ tạo cho hỗn hợp nước mắm có vị chua dịu, thơm ngon vừa miệng.
Với hương vị của miền quê đậm đà trong món bánh đúc Hải Hà, không chỉ để lại cho những người con nơi đây dù đi đâu cũng muốn tìm về, để được thưởng thức thứ quà quê mang đậm hương vị đặc trưng không nơi nào có được, mà còn là món ngon làm nức lòng thực khách mỗi khi ghé thăm Hải Hà – Miền quê đất Quảng Ninh với nhiều ẩm thực.
Đậm đà hương vị bánh đúc Hải Hà
Bánh đúc nóng cùng thịt băm nhuyễn, hành phi thơm lừng và một chút nước mắm nóng đặc trưng sẽ là món ăn vặt vô cùng hấp dẫn mà khó ai có thể bỏ qua.
Đây là món ăn bình dân, giản dị ở huyện Hải Hà nhưng lại có sức hút đặc biệt.
Từ lâu, những người sành ăn hay những bạn trẻ hay săn tìm địa chỉ ăn ngon ở huyện Hải Hà không lạ gì quán bánh đúc nằm trên phố Ngô Quyền (thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà). Buổi sáng hoặc xế chiều, thực khách lại tìm đến đây để được thưởng thức hương vị món bánh đúc cổ truyền mà chỉ khi đến với mảnh đất miền Đông này mới có.
Bà chủ quán Nguyễn Thị Hơn nhiệt tình, hiếu khách chia sẻ với chúng tôi: "Tôi biết làm bánh đúc và mở quán này đã hơn 20 năm rồi. Hồi đó, ở đây rất ít quán ăn sáng nhưng thực khách sành ăn khá khó tính. Thấy ngon, "hữu xạ tự nhiên hương", dần dần khách ngày càng đông. Gia đình làm bánh đúc phục vụ thực khách từ đó".
Bánh đúc với mắm ớt và thịt băm.
Câu chuyện của chúng tôi càng thú vị bên những đĩa bánh đúc nóng hổi, thơm ngậy. Bà Hơn cởi mở chia sẻ về bí quyết để làm những khay bánh đúc ngon, hấp dẫn: Thực ra, việc chế biến món bánh đúc không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên nhẫn ở tất cả các khâu, từ chọn nguyên liệu tới hấp bánh. Đầu tiên, về nguyên liệu, yếu tố quan trọng nhất để làm được bánh đúc ngon và đậm nét riêng đó chính là bột gạo. Bột gạo được lựa chọn và xay từ thứ gạo bao thai đặc sản của vùng quê Hải Hà. Sau đó, bột được cho vào khuấy đều với nước theo tỉ lệ nhất định rồi đổ vào khay hấp. Khó nhất có lẽ chính là khâu hấp bánh, phải vô cùng tỉ mỉ và khéo léo, làm sao phải canh chuẩn thời gian để khi hấp, bánh được chín đều mà không quá nhão, không quá khô.
Nhân bánh là yếu tố tạo nên một phần hương vị của bánh. Nhân bánh là sự hoà quyện của thịt, nấm, mộc nhĩ, hành khô, tỏi băm nhỏ. Với các nguyên liệu trên, bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi bỏ hành, tỏi vào phi thơm, thêm thịt vào xào, đến khi gần chín thì cho mộc nhĩ vào đảo đều tay và nêm nếm gia vị cho vừa đủ. Sau khi đã hoàn thành phần bánh và nhân bánh thì khâu cuối cùng đó là pha chế nước chấm bánh. Tỏi, ớt băm nhỏ pha với nước mắm, đường, chanh, sao cho vừa miệng.
Bánh đúc sau khi chín được sắt ra từng miếng độ bằng lòng bàn tay, xếp đều lên đĩa và trải nhân bánh lên trên, cùng với bát nước chấm chua, cay và một chút rau sống thái nhỏ. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của rau, vị bùi bùi, ngậy ngậy của bánh đúc, vị đậm đà đặc biệt của nhân bánh và vị chua, cay thanh thoát của nước chấm.
Có thể nói, bánh đúc Hải Hà là món ăn vặt được người dân nơi đây và du khách hết sức ưa chuộng. Bánh đúc Hải Hà còn là dấu ấn, là kỷ niệm của những người con xa xứ, hễ đi đâu xa quay trở về là lại muốn tìm và thưởng thức món ngon quê nhà mang đậm hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Thế nên, nếu có dịp đến với Hải Hà, các bạn hãy tìm và thưởng thức món ăn này.
Bánh đúc làm bằng lò vi sóng siêu đơn giản mà vừa ngon vừa tốt: Không cần dùng vôi hay hàn the! Trời lạnh mà có bát bánh đúc nóng hổi để thưởng thức thì sướng phải biết! Chuẩn bị nguyên liệu 1. Bột 50gr bột gạo, 50gr bột năng hoặc bột bắp 2. Thịt heo xay 300gr 3. Rau củ 1 củ hành tây, 4 củ hành tím, 10gr hành ngò, 4-5 nhánh hành lá, 10gr mộc nhĩ, 10gr nấm đông cô, 2-3 quả...