Bài thuốc Nam đơn giản điều trị sốt xuất huyết
Trong y hoc cô truyên, sôt xuât huyêt đươc xêp vao nhom ôn bênh va ôn dich va đươc tri liêu băng nhiêu biên phap khac nhau, trong đo co viêc sư dung cac kinh nghiêm dân gian. Bai viêt nay xin đươc giơi thiêu môt sô bài thuốc tiêu biêu điều trị sốt xuất huyết độ I và II, đơn gian, dê kiêm ơ nông thôn va vung sâu, vung xa.
Lá cối xay
Bai 1: Rau ma 20g, co mân trâu 20g, la huyêt du 20g, la côi xay 20g, co nho nôi sao chay 40g, săc đăc uông.
Bai 2: La côi xay, la bông ma đê (hoăc rau ma hoăc co mân trâu hoăc co tranh) môi thư 10 – 20g, co nho nôi tươi 30 – 40g (nêu khô thi 15 – 20g), trăc ba diêp sao đen 12g (hoăc la huyêt du hoăc hoa hoe 16g), săc uông trong ngay. Nêu co ban ngưa cho thêm rau sam 20g; nêu đai tiên tao cho thêm mông tơi 20g hoăc rau sam 20g.
Bai 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nho nôi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nêu không co thi thay băng kinh giơi sao đen 12g), sắn dây 20g nêu không co thi thay băng la dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước trong 30 phút, uống âm, chia 3 lần trong ngay.
Bai 4: Sinh đia 12g, mach môn 12g, hoa hoe 12g, huyên sâm 12g, co nho nôi khô 30g, săc vơi 3 bat nươc, cô lai con 1 bat chia uông 2 lân trong ngay. Dung tôt cho trương hơp co xuât huyêt dươi da, nôn hoăc đai tiêu tiên ra mau.
Bai 5: Rau diêp ca 100g, rau ngot 100g, co nho nôi 50g, rưa sach, vo vơi nươc sôi đê nguôi, chia uông nhiêu lân trong ngay.
Video đang HOT
Bai 6: Hanh thai (sâm cau) sao đen 20g, trăc ba diêp sao đen 16g, co nho nôi 12g, qua danh danh sao đen 8g, săc vơi 600ml nươc, cô lai con 300ml, chia uông 6 lân trong ngay. Dung tôt cho trương hơp sôt cao va đa co ban xuât huyêt.
Bai 7: Cỏ nho nôi 20g, la cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước trong 30 phút, uông ấm chia 3 lần trong ngay.
Bai 8: Cỏ nho nôi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nêu không co thi thay băng la côi xay 12g), bông mã đề 16g (nêu không co thi thay băng la tre 16g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước sạch trong 30 phút, uông ấm, chia 3 lần trong ngay. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.
Lưu ý: Chi đươc dung đơn thuân cho sôt xuât huyêt đô I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ II (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài). Vơi đô III va IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) nhât thiêt phai sư dung cac biên phap cua y hoc hiên đai, cac bai thuôc nay chi co tac dung hô trơ điêu tri.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
Theo Sức khỏe Đời sống
Cảnh giác với nhiều dịch bệnh sau Tết
Sau Tết là đặc trưng của hình thái thời tiết mùa xuân với nhiều thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm... làm tăng nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, ngành Y tế đang tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các trường hợp mắc bệnh, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong cộng đồng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết cực đoan
Đề cập đến những dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong mùa xuân, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo quy luật, thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân với độ ẩm tăng cao, mưa phùn kèm theo nồm ẩm là thời điểm rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm như: Sởi, thủy đậu, cúm, ho gà, tay chân miệng, sốt xuất huyết... phát sinh và phát triển.
Để phòng dịch bệnh sau Tết, Bộ Y tế phối hợp với các ngành giám sát dịch bệnh, tổ chức phun thuốc khử trùng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, ngay trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua đã ghi nhận nhiều ổ dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh như: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre. Còn tại Hà Nội, trong đầu năm 2019 cũng đã ghi nhận hơn 80 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lưu ý, tại thời điểm này, tình hình dịch bệnh nói chung và dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng trên địa bàn thành phố tương đối ổn định nhưng không vì thế mà chúng ta được phép chủ quan. Nhiều người dân cho rằng, thời điểm giao mùa đông - xuân thường không có muỗi do tiết trời lạnh và không mưa nhiều như mùa hè. Quan niệm này chưa chính xác.
Bởi đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta vào thời gian này nền nhiệt cao hơn kèm theo những đợt không khí lạnh ngắn ngày, mưa phùn, nồm khiến môi trường ẩm ướt lại là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển. Ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ gia tăng từ tháng 3 đến tháng 11.
Cùng với sốt xuất huyết, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa đông - xuân khi thời tiết nồm ẩm kéo dài với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp. Ngay trong tháng 1-2019, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 64 trường hợp mắc sởi. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh.
Sau Tết Nguyên đán thời tiết nóng ẩm, mưa phùn, đồng thời là mùa của lễ hội với việc giao lưu, đi lại nhiều, tình trạng buôn bán, mổ thịt gia cầm cũng gia tăng rất thích hợp để vi rút cúm lây lan, bùng phát. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh cúm gia cầm ở động vật, không có ca bệnh cúm gia cầm trên người.
Tuy nhiên, những ngày qua, tại Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 2 trường hợp viêm phổi nặng nghi nhiễm cúm A/H5N1. Bệnh cúm A/H5N1 lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện trên gia cầm tại nước ta vào cuối năm 2003. Sau đó, Việt Nam là một trong những nước công bố dịch đầu tiên và bị thiệt hại nhiều nhất trên thế giới với khoảng trên 45 triệu gia cầm bị tiêu hủy trong giai đoạn 2003-2006. Ngoài ra, giai đoạn 2004-2014, Việt Nam đã ghi nhận 127 người mắc, trong đó có 64 người chết (chiếm 50,4%) vì cúm A/H5N1.
Theo ông Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), không chỉ H5N1 mà cả H7N9, H5N6, H1N1 đều là những chủng cúm gia cầm độc lực cao, rất nguy hiểm có thể xâm nhập, lây nhiễm trên các đàn gia cầm ở nước ta và gây bệnh cho người. Nếu người sử dụng thịt gà, vịt, động vật chưa được nấu chín kỹ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh trong trường hợp gà, vịt, động vật mắc bệnh, bao gồm cả cúm gia cầm độc lực cao, đặc biệt là khi ăn tiết canh.
Chủ động đối phó với dịch bệnh
Để phòng chống dịch bệnh sau Tết và mùa lễ hội xuân, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường giám sát dịch bệnh và mở rộng diện giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện sớm, khoanh vùng, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan ra diện rộng.
Ngoài ra, Cục Y tế dự phòng cũng có yêu cầu sự phối hợp liên ngành, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia cầm có nguy cơ lây nhiễm sang người, các cơ quan chức năng liên quan cần thực hiện tốt các hoạt động bắt giữ, tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, thực phẩm không an toàn.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, không ăn gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đối với những hộ chăn nuôi khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được mổ thịt và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Còn tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, từ đầu năm 2019, ngành Y tế đã chủ động lên các phương án phòng chống dịch bệnh; duy trì việc triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng tại các xã, phường, quận, huyện; giám sát trọng điểm dịch bệnh tại các khu vực nguy cơ cao, những ổ dịch cũ và tại các bệnh viện.
Tuy nhiên, để công tác phòng dịch có hiệu quả cần sự tham gia của cả cộng đồng. Mỗi người dân hãy tích cực phòng dịch ngay từ gia đình mình bằng việc tăng cường vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi... và đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ.
Theo Hà Nội Mới
Thiếu các công trình nước đẩy hàng triệu người trên toàn cầu vào nguy hiểm "Hơn 2 tỷ người phải đối mặt với rủi ro sức khỏe nghiêm trọng vì các công trình nước cơ bản không có sẵn ở một trong bốn trung tâm y tế trên toàn cầu", Liên Hợp Quốc cho biết và kêu gọi các nước làm nhiều hơn để ngăn chặn sự lây truyền các bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong....