Bác sĩ thực hiện hơn 3.000 ca mổ cho bệnh nhân AIDS
4 lần phơi nhiễm HIV, bác sĩ Phùng Tú Lĩnh vẫn quyết tâm cầm dao mổ cho các bệnh nhân AIDS dù nhiều đồng nghiệp của mình đã khước từ.
Theo thống kê của Bộ Y tế Trung Quốc, tính đến cuối 2018 cả nước có 1,25 triệu người nhiễm AIDS. Những bệnh nhân này luôn là đối tượng bị xã hội xa lánh, kỳ thị. Cuộc sống đối với họ đã khó nay còn khó hơn khi sức khỏe gặp vấn đề và vấp phải sự từ chối tiếp nhận của các cơ quan y tế, phòng khám.
Câu chuyện về một bác sĩ đã đồng ý tiếp nhận và điều trị nhiều ca khó cho hàng nghìn bệnh nhân AIDS, đã mang lại ánh sáng và niềm tin vào cuộc sống cho những số phận đáng thương. Đó là bác sĩ Phùng Tú Lĩnh, chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện truyền nhiễm Hà Bắc, Trung Quốc.
Bác sĩ Phùng trong bộ đồ phẫu thuật cho bệnh nhân AIDS. Ảnh: Sohu
Dũng cảm cầm dao chiến đấu với thần chết
Bệnh nhân mắc AIDS thường có sức đề kháng kém và khi cần phải phẫu thuật, tình trạng bệnh đã chạm đến mốc sinh tử. Trước sự khước từ của nhiều đồng nghiệp cùng ngành, bác sĩ Phùng Tú Lĩnh đã dũng cảm cầm dao thực hiện. Với ông, đó là nhiệm vụ, trách nhiệm, là lương tri của một người thầy thuốc.
Mỗi lần cầm dao mổ là mỗi lần ông phải tự trang bị đồ phòng hộ đầy đủ, vì căn bệnh sẽ tìm đến ông bất cứ lúc nào. Lớp áo đầu tiên gồm áo mổ thường, mũ mổ, găng tay vô khuẩn. Lớp thứ hai là áo không thấm nước, găng tay thứ hai, mũ bảo hộ dạng trùm kèm kính che mặt. Lớp thứ hai này có thể bảo vệ ông trước dịch, máu từ cơ thể bệnh nhân dính lên da mình.
Khi được hỏi về nguy cơ truyền nhiễm khi thực hiện ca mổ cho bệnh nhân ông trả lời: “Chỉ cần khi thực hiện không để những vật dụng y tế hay xương bệnh nhân đâm vào mình là được rồi, làm nhiều rồi quen, không sợ nữa”.
Bộ đồ bảo hộ đặc biệt chỉ nhìn thấy trong các ca mổ cho bệnh nhân AIDS. Ảnh: Sohu
Video đang HOT
4 lần phơi nhiễm HIV nhưng vẫn cầm dao mổ
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1998, bác sĩ Phùng Tú Lĩnh làm việc ở Bệnh viện truyền nhiễm Hà Bắc. Không lâu sau, ông được xếp vào hàng ngũ các bác sĩ ngoại khoa chuyên thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp cho bệnh nhân ở bệnh viện này.
Nhớ lại lần đầu tiên cầm dao mổ cho một bệnh nhân AIDS bị nghẹt đường ruột do ung thư trực tràng, ông đã chần chừ vì khi đó vừa sợ vừa không đảm bảo được sự thành công của ca phẫu thuật. Tuy nhiên nghĩ đến sự đau đớn, thống khổ của bệnh nhân, ông đã cầm dao và thực hiện thành công ca phẫu thuật.
Một bệnh nhân đang phục hồi sau ca mổ cắt lách. Ảnh: Sohu
Sau đó, nhiều bệnh nhân ở khắp nơi trong cả nước đã tìm đến ông mang theo hy vọng sống. Theo lời một bệnh nhân bị u tuyến giáp, bác sĩ Phùng đã nói với cô: “Tôi làm phẫu thuật ở đây là vì những người như cô, biết là nguy hiểm nhưng tôi vẫn muốn làm”.
Trong nhiều năm cầm dao mổ bác sĩ Lĩnh đã bốn lần bị phơi nhiễm HIV. Năm 2012, khi khâu vết mổ, ông đã bị kim đâm rách tay. Sau đó, bác sĩ này phải dùng thuốc phơi nhiễm liên tục trong 28 ngày. Nhớ lại kỷ niệm này, ông vui vẻ chia sẻ: “Khi đó tôi giảm được 12 kg, đẹp trai hẳn ra”.
Bởi vậy, nếu nói trong lòng không một chút sợ hãi là không đúng, đó chỉ là lời trấn an bệnh nhân và chính bản thân của bác sĩ Phùng Tú Lĩnh.
Trong những lần điều trị phơi nhiễm, dưới tác dụng phụ của thuốc và áp lực nghề nghiệp, ông đã nhiều lần bị trầm cảm, muốn từ bỏ công việc đầy nguy hiểm này. Với suy nghĩ nếu mình không làm những bệnh nhân kia có thể sẽ không tìm được người điều trị, ông lại tiếp tục.
“Công việc này cũng phải có người làm, không là tôi thì là người khác. Mỗi một bệnh nhân hồi phục sau mổ là một niềm khích lệ đối với chúng tôi, thế là đủ”, bác sĩ Phùng Tú Lĩnh chia sẻ.
Theo Zing
Bác sỹ Tô Quang Huy: Nỗ lực giúp mẹ Việt nuôi con không kháng sinh
Hàng chục ngàn bà mẹ trên khắp cả nước đã rất quen thuộc với một vị bác sĩ luôn luôn sẵn sàng giải đáp, hướng dẫn từ A đến Z cách trị bệnh cho bé, bảo vệ sức khỏe của mẹ. Bất kể ngày đêm, chỉ cần hỏi là bác sĩ sẽ trả lời. Gia đình nào khó khăn, bác sĩ sẵn sàng gửi thuốc trị bệnh về tận nhà để bố mẹ điều trị cho bé. Vị bác sĩ ấy, được rất nhiều bà mẹ quen tên, biết mặt, anh là Tô Quang Huy.
Câu nói quen thuộc nhất mỗi ngày: "Bác sĩ ơi, cho em hỏi..."
Rất nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook, bác sĩ Huy có hàng chục nghìn bà mẹ theo dõi và tương tác mỗi ngày để cập nhật thông tin bác sĩ chia sẻ về cách phòng bệnh, điều trị bệnh cho trẻ em và các bà mẹ. Cho đến hôm nay, bác sĩ Tô Quang Huy đã không thể nhớ nổi tất cả những trường hợp bệnh nhân mà anh đã từng tư vấn, giúp đỡ và điều trị khỏi bệnh.
Bác sĩ Tô Quang Huy - vị bác sĩ quen thuộc của nhiều mẹ Việt.
Bất kể là ngay hay đêm, chỉ cần có thắc mắc là các mẹ sẽ vào nhắn tin " Bác sĩ ơi, cho em hỏi..." hoặc là " Bác sĩ ơi tư vấn giúp em..." là anh sẽ sẵn sàng giải đáp. Lắng nghe tất cả tâm sự, giải đáp tất cả các thắc mắc, kiên nhẫn nhắn tin hồi đáp cho từng trường hợp một. Ai cần anh tư vấn kỹ càng hơn, có thể tới gặp anh trực tiếp. Ai không có điều kiện, anh tới tận nơi để khám bệnh.
Từ những vấn đề đơn giản như bé sốt, bé ho, bé bị chảy nước mũi, viêm phế quản, viêm xoang... đến những bệnh phức tạp như bé bị chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý, bác sĩ Huy đều đưa ra những lời khuyên hữu ích và cách điều trị an toàn nhất. Các trăn trở của phụ huynh đều được bác sĩ Huy trả lời rất súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu. Dù là ai, từ người nội trợ, người bán nước, người lao động nghèo... bất kể giàu nghèo, chỉ cần muốn giải đáp, bác sĩ Huy đều tận tình giải thích, tư vấn, hỗ trợ.
Bác sĩ Tô Quang Huy tới tận nhà khám và điều trị cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Đã có cả ngàn trường hợp em bé có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện chữa trị cho bé đã được gửi thuốc điều trị miễn phí về tận nhà để cho bé điều trị tới khi khỏi bệnh. Anh chia sẻ: " Mỗi khi nhận được những cuộc gọi, tin nhắn cảm ơn vì bé khỏi bệnh, mẹ khỏe mạnh tôi lại có động lực để tiếp tục công việc mình đang làm. Bỏ qua mọi lời gièm pha, bỏ qua tất cả những sự hiểu lầm, tôi vẫn giữ tâm huyết của người bác sĩ, để mang kiến thức của mình tới những bà mẹ và em bé đang cần sự giúp đỡ."
Chia sẻ một kỷ niệm gần đây nhất về một mẹ có con bị bệnh tự kỷ chưa có tiền chữa bệnh, được anh hỗ trợ thuốc điều trị cho bé. Sau một thời gian, người mẹ nhắn tin lại cảm ơn và chia sẻ tình trạng của con cho bác sĩ Huy: "Anh ơi, bé nhà em nay biết dùng ngón tay để chỉ những đồ bé để ý rồi. Sáng nay có chị hàng xóm qua chơi, bé thấy cái vòng cổ của chị đó thế là chỉ lên cái vòng cổ. Bé cũng ú ớ nhiều hơn mọi khi, chơi với bạn biết nạt bạn rồi. Bữa hôm chưa cầm được ly uống nước nhưng nay biết rồi."
Hướng cha mẹ tới phương pháp "nuôi con không lạm dụng kháng sinh"
Không ai xa lạ gì những buổi livestream của bác sĩ Tô Quang Huy nhằm giải đáp tất cả những băn khoăn, thắc mắc của các ông bố, bà mẹ. Từ việc hướng dẫn tự bảo vệ sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, nuôi con, sau sinh con... tới cách chăm sóc bé, chữa bệnh cho bé an toàn ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mỗi buổi nói chuyện của anh có hàng ngàn lượt bình luận, hàng ngàn lượt xem và chia sẻ. Thế mới thấy, bác sĩ Huy đã quen thuộc và có sức ảnh hưởng tới những ông bố, bà mẹ như thế nào.
Đặc biệt anh luôn khuyên và hướng các bà mẹ chăm sóc con theo hướng không lạm dụng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, hướng điều trị để các mẹ để nếu chưa cần thiết thì không nên cho con dùng kháng sinh. Vì có những bệnh thực sự không cần dùng kháng sinh mà bé vẫn có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Bác sĩ Huy cho biết: "Điều trị cho các bé nhiều mới thấy, vì cứ bé ốm là lại uống kháng sinh, bệnh không cần dùng kháng sinh cũng cho con dùng. Nhiều bé còi cọc, suy dinh dưỡng và kiệt quệ vì kháng sinh. Cho đến lúc cần tôi giúp đỡ điều trị thì đã nhờn kháng sinh, chữa bệnh rất lâu khỏi. Tôi thực sự muốn thay đổi các ông bố bà mẹ từ bỏ thói quen cho con dùng kháng sinh vô tội vạ."
Bác sĩ Huy luôn thăm khám và hỗ trợ bệnh nhi một cách tận tình, chu đáo nhất.
Mong muốn chia sẻ và hướng tới cộng đồng
Ngoài việc tư vấn miễn phí cho mọi người qua mạng xã hội, bác sĩ Huy còn tham gia và tổ chức rất nhiều hoạt động tình nguyện, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con ở nhiều vùng quê trên cả nước. Dù chẳng thể nhớ hết được những nơi mình đã đi qua, những người mình đã từng gặp nhưng anh vẫn nhớ được rằng, vẫn còn nhiều lắm những trường hợp mình cần giúp đỡ. Phải nỗ lực nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, giúp đỡ nhiều hơn để vơi đi những nỗi đau, bớt đi những giọt nước mắt và nhân lên nhiều hơn những nụ cười cho người bệnh trên khắp cả nước.
" Tôi cũng giống như những thầy thuốc khác thôi, giúp người, cứu người là chuyện phải làm và nên làm. Tôi chỉ là một hạt cát bé nhỏ trong số rất nhiều những người tốt ngoài kia. Còn sức khỏe, còn làm thầy thuốc thì tôi còn mong muốn giúp đỡ được nhiều người hơn nữa."
Xuân Hùng
Theo Người lao động
Người phụ nữ nhiễm HIV hiến thận: 'Tôi không muốn trở thành anh hùng của bất kỳ ai' Đây là ca ghép tạng đầu tiên thành công giữa 2 người nhiễm HIV do các bác sĩ phẫu thuật tại ĐH Y khoa Johns Hokins (Mỹ) thực hiện. Ca ghép này đánh dấu cột mốc mới cho nền y học thế giới. Người hiến thận là Nina Martinez, 35 tuổi, ở Atlanta, Mỹ. Chị là bệnh nhân đã sống với HIV gần...