Bác sĩ khuyến cáo cách tăng cường dinh dưỡng để góp phần phòng chống dịch Covid-19
Trước diễn tiến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bác sĩ chuyên về dinh dưỡng cho rằng, cần tăng sức đề kháng cho cơ thể để phòng ngừa tác nhân gây bệnh, virus xâm nhập cơ thể.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khuyến cáo, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mỗi người cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ chất đạm và các vi chất dinh dưỡng.
Đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
Tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể mỗi ngày.
Theo bác sĩ Minh Hạnh, vitamin C có trong các loại trái cây họ cam quýt, kiwi, đu đủ chín, dâu tây, ớt ngọt, cà chua, bông cải xanh, khoai tây,….
Mỗi ngày nên ăn khoảng 300g rau xanh, 2-3 phần hoa quả tươi (một phần tương đương 1 trái cam cỡ vừa, hoặc 1 trái kiwi, 1 trái táo, 2-3 múi bưởi, 1 trái ổi, 1/2 trái bơ, 6 trái dâu tây, 1 ly đu đủ (xắt miếng)…) thì sẽ nhận đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể.
Nhiều biện pháp phòng chống mùa dịch Covid-19.
Ngoài ra, Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh cho rằng, cần phải có lối sống lành mạnh, sắp xếp khoa học giữa công việc, chơi thể thao, và nghỉ ngơi thư giãn sẽ là liều thuốc bổ vô cùng quan trọng nhằm củng cố hệ thống miễn dịch.
Thường xuyên tập luyện thể thao, cải thiện môi trường sống,…cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Hạn chế các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng như ngủ không đủ giấc, thức quá khuya hay thức đêm, ăn uống thất thường.
Video đang HOT
Phòng ngừa bệnh bằng cách tăng cường rửa tay.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh dưỡng -Tiết chế , bệnh viện Đại học Y Dược, ngoài việc bổ sung vitamin A, B, C, cần tăng cường dinh dưỡng để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đồng thời, xây dựng bữa ăn hằng ngày đầy đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo, ăn đa dạng, cân bằng các loại thực phẩm, bổ sung khoáng chất đầy đủ.
Những thực phẩm giàu vitamin E, C như thanh long, bưởi, cam, các loại rau màu xanh đậm, thực phẩm giàu vitamin D như sữa tách béo, trứng, hải sản sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp, vitamin D có từ ánh nắng mặt trời rất tốt cho việc tăng cường kháng thể.
Bên cạnh đó, những thực phẩm chống oxy hóa như hạt hướng dương, hạt điều, óc chó, có nhiều chất kẽm sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Hoặc các thực phẩm giúp kháng viêm tốt như hành, gừng, tỏi, sữa chua…Tất cả đều có ích cho việc tăng cường đề kháng cơ thể mùa dịch bệnh.
Điều quan trọng là, cần tránh nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh bằng cách tuân thủ theo đúng những khuyến cáo của bộ Y tế.
Bao gồm: Tránh tiếp xúc nơi đông người, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên với xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay nhanh), không đưa tay bẩn lên mắt, môi, miệng…
Trường hợp có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp như ho, sốt, khó thở thì nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị sớm.
Theo nguoiduatin
Dinh dưỡng cho người "thiếu máu"!
Để điều trị thiếu máu TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng cho biết, tùy theo mức độ thiếu máu sẽ được chỉ định truyền máu, bổ sung sắt đường uống cho phù hợp.
Dinh dưỡng cho người "thiếu máu"!
Trong xã hội hiện đại nhiều người cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, chán ăn... nhưng họ thường không để ý và không biết rằng đây có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu. Nếu không điều trị sớm cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, căn bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người.
Lối sống "nhà giàu" vẫn thiếu máu...
Không ít người có điều kiện kinh tế, khi đi thăm khám nhận kết quả xét nghiệm bị thiếu máu, thiếu sắt lại giật mình và không tin. Bởi họ vẫn nghĩ, thiếu máu, thiếu chất thường xảy ra ở những người có cuộc sống khó khăn, ăn không đủ no. Còn với họ, lối sống "nhà giàu", bữa ăn dư thừa chất, bồi bổ tích cực... người vẫn to béo thì không có chuyện thiếu chất, thiếu máu.
Lý giải về điều này, TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 3, Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải thích: "Đúng là ngày xưa khi cuộc sống kinh tế khó khăn dẫn đến chế độ ăn đơn điệu, không đầy đủ nên đã ảnh hưởng đến quá trình cung cấp cũng như hấp thu sắt.
Tuy nhiên, ngày nay khi đời sống kinh tế thay đổi, không còn thiếu thốn thực phẩm như xưa nữa, nhưng tình trạng thiếu máu vẫn còn xảy ra, lý do thường gặp là do không sử dụng đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt; Hay bị các bệnh nhiễm khuẩn hoặc không điều trị dứt điểm để bệnh tái đi tái lại, kéo dài; Không được bổ sung viên sắt cho các thời điểm cũng như các đối tượng có nguy cơ cao; Biếng ăn, chán ăn, hoặc mắc các bệnh mãn tính..."
Đối tượng bị thiếu máu hay gặp là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi, ngoài ra còn gặp ở người cao tuổi, dân văn phòng, đối tượng có chế độ ăn không cân đối...
Khi bị thiếu máu, tùy theo mức độ cấp tính hay mạn tính mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đôi khi khi xuất hiện từ từ, phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt và sẽ thường dễ bị bỏ qua.
Theo Bác sỹ Hưng, có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để nhận biết cơ thể bị thiếu máu và tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
Người bệnh hoặc người thân có thể thấy một vài dấu hiệu sau: Xanh xao, da niêm nhợt, tim đập nhanh, mệt mỏi, kém hoạt động.
Trẻ em có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn.
Một số triệu chứng khác như: Không lên cân hoặc sụt cân, mất gai lưỡi, môi khô, móng mềm, nhăn, biến dạng...
Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu oxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng.
Với trẻ nhỏ, trẻ bị thiếu máu thường có kết quả học tập thấp hơn hẳn so với trẻ không bị thiếu máu và có thể khắc phục được sau khi được điều trị thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện sớm thiếu máu là nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm các thiếu hụt vi chất trong đó có thiếu máu.
Người bị thiếu máu nên ăn uống thế nào?
Để điều trị thiếu máu TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng cho biết, tùy theo mức độ thiếu máu sẽ được chỉ định truyền máu, bổ sung sắt đường uống cho phù hợp. Bên cạnh việc truyền máu, bổ sung sắt thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có vai trò quan trọng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và giúp bệnh chóng khỏi. Theo đó, người bệnh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng như sau:
Đa dạng hóa bữa ăn là phương pháp tốt nhất để cải thiện các nguyên tố vi lượng của cơ thể trong đó có sắt; Cần phải kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Lựa chọn ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như: Thịt bò, gan động vật, trứng, ngao, sò, sữa, thực phẩm tăng cường sắt...
Tăng cường nguồn thực phẩm có nguồn gốc thực vật như một số loại rau xanh, đậu đỗ, nấm... kết hợp thực phẩm giàu vitamin C, giàu acid folic như các loại rau có lá màu xanh thẫm, đậu quả, đậu hạt...
Tăng cường hoa quả chín để cung cấp vitamin C, đồng thời tăng cường hấp thu sắt.
Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng, tẩy giun định kỳ, vệ sinh cá nhân và môi trường...
Hạn chế sử dụng các chất gây ức chế hấp thu sắt như: Trà, cà phê, đậu đỗ cả vỏ, canxi, ăn chay...
Phòng ngừa thiếu máu bằng cách bổ sung sắt cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao
Phụ nữ mang thai: Bổ sung viên sắt và acid folic là biện pháp phòng ngừa thiếu máu hữu hiệu nhất cần thực hiện ngay khi có thai và đều đặn trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh một tháng.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Cần uống viên sắt theo phác đồ dự phòng với liều 1 viên/tuần trong thời gian 16 tuần.
Trẻ sinh non, trẻ sinh đa thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ thiếu sữa mẹ: Lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung chất sắt, theo dõi đánh giá tình trạng thiếu máu.
Vân Anh
Theo tapchitaichinh.vn
Cải thiện dinh dưỡng học đường của trẻ em Chế độ ăn cho trẻ lứa tuổi tiểu học với việc bổ sung đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng và vi chất giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ. Giai đoạn tích lũy dưỡng chất PGS-TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết đầu tư vào dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn...