Bác sĩ chia sẻ cách vượt qua giấc mộng ‘đếm cừu’ mỗi đêm
Tối đến cơn buồn ngủ ập tới, nhưng giấc ngủ chưa kịp sâu thì nửa đêm đã tỉnh giấc nằm “đếm cừu”, thức chong chong hoặc ngủ lại dễ bị bóng đè, đó là nỗi khổ của những người không có giấc ngủ ngon
Mệt mỏi vì mất ngủ
Tìm tới bác sĩ cầu cứu, anh Nguyễn Khắc T. 38 tuổi, Hà Nội tâm sự khoảng 2 năm nay anh T. cực kỳ khổ sở trong giấc ngủ của mình.
Mỗi tối khoảng 10h hai mắt anh díp lại. Anh T. lên giường đi ngủ nhưng chỉ đến 12h sáng là anh thức giấc, trằn trọc nhìn trần nhà. Đêm nào anh cũng lăn qua lăn lại tới 4,5 h sáng mới ngủ lại nhưng sau đó cảm giác mê man như ‘bóng đè’. Vợ anh còn đi xem bói, nhờ cúng để giải tỏa tâm lý. Nhưng giấc ngủ vẫn chưa đến, mỗi sáng anh T. đều đi làm với dáng vẻ mệt mỏi.
Thạc sĩ – Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết khoảng 30% người trưởng thành bị mất ngủ và không thể làm tốt công việc hôm sau. Thời lượng ngủ không nói lên tình trạng mất ngủ, mà quan trọng là cảm giác thế nào vào hôm sau. Nếu lúc tỉnh dậy mà cơ thể vẫn choáng váng và gà gật thì chắc chắn bạn thiếu ngủ.
Thời gian ngủ khác nhau ở mỗi độ tuổi. Ví dụ trẻ sơ sinh ngủ từ 16 – 18 tiếng ngủ để phát triển trí não, thể chất. Trẻ dưới 16 tuổi ngủ khoảng 8 – 10 tiếng/ngày. Ở người trưởng thành 18 – 60 tuổi trung bình 8 tiếng/ngày. Trên 80 tuổi thì ngủ khoảng 6 -8 tiếng.
Ở người lớn tuổi thường ngủ lơ mơ hơn, tính chất giấc ngủ không sâu, ngủ nông rất dễ thức dậy. Khi ngủ sâu thì sự hồi phục thể chất tốt hơn nhưng người lớn ít ngủ sâu được hơn nên họ cảm thấy ít hồi phục thể chất.
Bác sĩ chia sẻ cách xử lý nỗi khổ mỗi đêm nằm “đếm cừu”. Ảnh minh họa
Cách trị mất ngủ
Người bình thường được khuyến cáo ngủ 8 – 10 tiếng/ngày, chiếm 1/3 thời gian của một ngày. Nếu không ngủ ngon tế bào thần kinh không được tái tạo lại sẽ tạo ra nhiều bệnh từ hệ thần kinh, tuần hoàn, tiêu hoá, chuyển hoá thấp nhất. Nếu trường hợp các cơ quan không được nghỉ ngơi thì con người sẽ giảm tuổi thọ, suy nhược sức khoẻ.
BS Hạnh cho biết có 3 loại mất ngủ. Thứ nhất khó đi vào giấc ngủ, lăn qua lăn lại, trằn trọc băn khoăn mà mọi người hay gọi “đếm cừu”. Thứ hai, dễ ngủ đầu giấc nhưng khó ngủ sâu giấc. Thứ ba, khó quay lại giấc ngủ.
Theo BS Hạnh các nguyên nhân mất ngủ hiện nay ở người trẻ chủ yếu do stress. Một số người có yếu tố công việc làm rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên (53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
Video đang HOT
Cũng có thể do sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích…; những thói quen của người ngủ cùng: thí dụ như ngáy, yếu tố môi trường, ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí… cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Trường hợp của anh T. bác sĩ Hạnh cho rằng, anh T. thường xuyên bị bóng đè nhưng thực chất không phải là do âm khí như anh nghĩ. Khi bị bóng đè đó là do cơ thể thiếu oxy, người ngủ cảm thấy có người đè, giấc ngủ rất nông nhưng khó đi vào giấc ngủ do tưới máu não kém.
Với những người mất ngủ có thể kiểm tra đa ký giấc ngủ. Người bệnh ngủ lại bệnh viện 1 đêm và bác sĩ xác định nguyên nhân gây mất ngủ để có cách chữa trị hiệu quả.
Tuy nhiên, để duy trì giấc ngủ những người mất ngủ có thể uống thêm các thảo dược có tác dụng tăng tuần hoàn máu não như tâm sen.
Ngoài ra, các phương pháp như đi bộ nhẹ trước khi đi ngủ, ngâm chân nước nóng nhẹ, uống ly sữa không đường… cũng có tác dụng chút ít nhưng bác sĩ Hạnh cho rằng các phương pháp này cũng có hiệu quả với 1 số người nhưng tuỳ cơ địa có hợp với mình không.
Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất cafe, nicotine vào buổi tối. Dùng quá nhiều cafe sẽ bị mất ngủ, tuy nhiên liều lượng tùy thuộc vào thể chất, thói quen của mỗi người. Người hút thuốc lá thường chỉ ngủ chập chờn và sẽ bị thức giấc vì một tiếng động nhỏ, đôi khi không thể ngủ lại được.
Uống một ly rượu cocktail trước khi đi ngủ là một trong những phương cách cổ điển giúp dễ ngủ. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi uống vừa phải, vì nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
Cứ bận việc lại "quăng" điện thoại cho con chơi, một thời gian sau bà mẹ tá hỏa khi thấy mắt con lác xệch
Cứ mỗi lần bận việc, bà mẹ này lại đưa ngay điện thoại cho con mà không hề nhận ra rằng con mình đang ngày càng nghiện điện thoại.
Trong thời đại công nghệ phát triển đỉnh cao như hiện nay, các thiết bị điện tử thông minh như smartphone, ipad bỗng trở thành vật dụng không thể thiếu ở mỗi gia đình. Thậm chí, có bố mẹ còn sắm cho mỗi đứa con 1 cái điện thoại để khỏi phải mượn của bố mẹ hay tranh giành nhau.
Mặc dù đã biết tác hại của việc cho trẻ em xem điện thoại nhiều, nhưng vì một mình phải xoay xở chăm sóc cho cậu con trai 6 tuổi trong khi chồng đi làm xa, chị Tôn, sinh sống ở Trung Quốc, vẫn thỉnh thoảng lấy điện thoại làm "mồi nhử" để con ngồi yên một chỗ lúc mẹ bận việc.
Ban đầu, bà mẹ này chỉ có con xem điện thoại lúc mình bận việc, nhưng dần dần, chị cho con xem điện thoại ngay cả khi bản thân rảnh rỗi chỉ vì muốn tận hưởng thời gian tự do của mình.
Cứ mỗi lần bận việc, chị Tôn lại đưa điện thoại cho con xem để con ngồi yên (Ảnh minh họa).
Theo thời gian, con trai của chị Tôn ngày càng yêu thích điện thoại, cậu bé luôn nũng nịu nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi, con muốn xem điện thoại, con hứa sẽ thật yên lặng cho mẹ làm việc". Cứ mỗi lần nghe con nói vậy, bà mẹ này lại đưa ngay điện thoại cho con mà không hề nhận ra rằng con mình đang ngày càng nghiện điện thoại.
Cách đây vài hôm, chị Tôn chợt thấy đôi mắt của con trở nên khác lạ. Lòng đen dường như biến mất và bé có biểu hiện bị lác mắt. Chị rất lo lắng nên đã đưa con đi khám chuyên khoa mắt ngay.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán đứa trẻ bị lác mắt mà nguyên nhân là do xem điện thoại quá lâu trong một thời gian dài. Vì nhìn tập trung vào một chỗ trong một thời gian dài, lâu dần sẽ khiến các cơ quanh mắt làm việc quá sức và bị tổn thương. Các cơ không thể phục hồi nhanh chóng nên mắt sẽ bị lác. Nghe đến đây, bà mẹ trẻ gần như ngã quỵ.
Bác sĩ kết luận con trai chị Tôn bị lác mắt do xem điện thoại quá lâu trong một thời gian dài (Ảnh minh họa).
Tác hại của điện thoại di động đối với trẻ em
Theo Jeanne Williams, một nhà tâm lý học trẻ em và nhà trị liệu trò chơi có trụ sở tại Edmonton (Canada), khi mới sinh, não của một em bé có hàng trăm tỷ tế bào thần kinh, hầu hết chúng không được kết nối với nhau. Các tế bào thần kinh bắt đầu hình thành kết nối với nhau khi đứa trẻ tương tác với cha mẹ và những người xung quanh chúng. Ví dụ khi con mỉm cười và được cha mẹ mỉm cười đáp lại, hoặc khi con khóc và cha mẹ đáp lại bằng một cái ôm.
Đây là kiểu tương tác gọi nôm na là "giao bóng và trả lại" bởi chúng hoạt động giống như một trò chơi trong đó quá bóng được chuyền qua chuyền lại. Nhờ quá trình tương tác này, các tế bào thần kinh trong não của trẻ được kết nối lại, từ đó các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp cũng như học tập được tăng lên.
Tuy nhiên, nếu trẻ dành quá nhiều thời gian để xem và chơi trên điện thoại và ipad thì đó là sự tương tác một chiều. Trẻ nhận được các thông tin từ điện thoại nhưng không thể tương tác lại được và ngược lại khi trẻ có nhu cầu tương tác thì điện thoại lại không thể nhận diện để "chuyền bóng lại". Việc này sẽ dẫn đến một số hậu quả sau:
Xem điện thoại quá lâu trong một thời gian dài sẽ khiến sức khỏe, hành vi, giấc ngủ và việc học của trẻ bị giảm sút (Ảnh minh họa).
- Các vấn đề về hành vi: Trẻ em ở độ tuổi tiểu học xem tivi hoặc sử dụng điện thoại hơn 2 giờ mỗi ngày có nhiều khả năng gặp các vấn đề về cảm xúc, xã hội và sự chú ý. Vì khả năng giao tiếp tương tác với người khác của trẻ sẽ rất thấp, con khó có thể hòa mình vào môi trường xã hội khi đi học hoặc đi chơi với bạn bè.
- Các vấn đề về giáo dục: Những đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học có ti vi trong phòng ngủ sẽ học hành kém hơn các bạn.
- Các vấn đề về sức khỏe: Vì chỉ ngồi yên một chỗ xem điện thoại, ipad hay tivi nên trẻ ít tham gia vận động, từ đó trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì. Chưa kể, trong khi xem, trẻ luôn phải cúi thấp đầu, khiến cho cột sống bị vẹo, gù lưng về sau này
- Các vấn đề về giấc ngủ: Nhiều cha mẹ cho rằng để con chơi điện thoại hoặc xem tivi trước khi đi ngủ là một cách thư giãn giúp con ngủ ngon hơn. Nhưng thực tế thì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ cản trở chu kỳ ngủ trong não dẫn đến việc trẻ khó ngủ hay mất ngủ.
Để bảo vệ mắt của con khi xem điện thoại, cha mẹ cần nhớ một số quy tắc
Sau khi nêu rõ nguyên nhân bị lác mắt, bác sĩ cũng khuyên chị Tôn cũng như các cha mẹ khác khi cho con xem điện thoại nên áp dụng một số quy tắc sau:
- Khi sử dụng điện thoại, hãy để mắt và màn hình điện thoại cách nhau một khoảng là 30 cm, không được đưa mắt gần sát vào màn hình.
- Không vừa nằm vừa xem điện thoại mà nên đặt điện thoại trên chiếc bàn còn trẻ ngồi lên ghế xem.
- Môi trường xem điện thoại không nên quá tối hoặc quá sáng.
- Không xem điện thoại liên tục quá lâu. Thông thường, trẻ cần cho mắt nghỉ ngơi sau 20 phút xem và không nên xem quá 2 giờ/ngày.
- Sau mỗi lần xem xong nên nhìn ra xa để mắt được thư giãn và không bị mỏi.
Nói tóm lại, chơi điện thoại trong thời gian dài không chỉ có hại cho mắt mà còn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Thế nên, tốt nhất là bạn không nên cho con xem điện thoại quá nhiều. Thay vào đó, bạn hãy cho con trải nghiệm cuộc sống thực bằng những chuyến dạo chơi ở công viên mỗi chiều, hay những chuyến du lịch, đi khám phá bảo tàng, thư giãn ở khu vui chơi... Đây chính là cách tốt nhất để bạn bảo vệ con an toàn trong thế giới phẳng hiện nay.
Trong trường hợp con muốn xem điện thoại, bạn nên kiểm soát chặt chẽ thời lượng con xem. Đồng thời bạn nên dành thời gian ngồi xem cùng con. Việc này vừa giúp bạn biết thêm về các chương trình mà con đang xem, vừa tương tác để con hiểu cái nào xấu và cái nào tốt cần học hỏi.
Độ dài của một cái ngáp được quyết định bởi... kích thước não Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, độ dài của một cái ngáp có thể cho biết bộ não của bạn lớn như thế nào. (Ảnh: Flickr) Ngoài ra, việc sinh vật ngáp kéo dài trong bao lâu cũng cho biết sinh vật đó có bao nhiêu tế bào thần kinh. Điều này có thể giải thích tại sao...