Bạc hà không chỉ chữa cảm mạo
Bạc hà hay còn gọi là bạc hà nam, tên khoa học là Mentha arvensis L thuộc họ hoa môi (Labiatae).
Là loại cây cỏ cao từ 10 – 60 cm, thân vuông và có nhiều lông, lá mọc đối chữ thập, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt. Cây bạc hà thấy mọc hoang ở đồng bằng hay miền núi nước ta như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La, cũng được trồng nhiều tại Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngoại thành Hà Nội…
Bộ phận sử dụng để chế biến là toàn cây bỏ rễ. Chặt ngắn khoảng 3 cm hay dùng lá được thu hái khi cây sắp ra hoa để phơi khô trong râm mát (âm can) cũng có thể sử dụng tươi.
Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.
Liều sử dụng trung bình từ 10 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hay giã tươi vắt lấy nước cốt uống. Lưu ý không sử dụng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hay cho trẻ sơ sinh. Khi sắc chú ý không lâu quá 15 phút để tinh dầu bạc hà không bị bay hơi làm giảm thiểu lượng tinh dầu cần thiết.
Ngoài ra, người ta còn điều chế tinh dầu bạc hà dùng trị nhiều bệnh chứng. Trong tân dược, người ta đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng, mũi hoặc cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà…
Để tham khảo và áp dụng trị liệu, chúng tôi xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cây bạc hà:
- Chữa các chứng cảm sốt: Khi thấy cảm sốt nóng không gai rét, nhức đầu, mặt đau sưng, nôn ọe hoặc là trẻ sốt nóng hay lên sởi lúc bắt đầu mọc. Dùng bạc hà 10 – 15 g, sắn dây 10 – 15 g. Đổ chừng 1/3 lít nước vào siêu, đậy nắp bịt kín vòi đun sôi một dạo thì bắc xuống để xông và rót 1 chén uống. Sau đó lại sắc và uống thêm 1 – 2 nước nữa. Nếu thấy xuất hiện mồ hôi thì thôi không xông nữa và uống thuốc nguội.
Video đang HOT
- Chữa dị ứng: Dùng lá bạc hà tươi giã nát xát vào nơi ngứa.
- Giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 8 – 15 giọt cùng với ngụm nước nóng.
- Chữa nôn mửa, không tiêu: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 4 – 8 giọt, kèm một ngụm nước nguội. Chú ý khi uống tinh dầu bạc hà cần rót tinh dầu vào chén hay muỗng nước rồi uống, sau đó lại dùng nước tráng miệng.
Theo VNE
Bí quyết đón Xuân không lo đau nhức cảm sốt.
Khi phải đối mặt với hàng tá công việc để đón tết như hoàn tất công việc ở cơ quan, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, về quê hay tiếp đón bạn bè, đi thăm họ hàng, ... chính là lý do khiến các bạn phải trải qua những cơn đau nhức tay chân mình mẩy kinh niên.
Bên cạnh đó, khí hậu se lạnh mùa Tết cũng chính là môi trường tốt cho vi rút cảm cúm phát triển và lây lan trong cộng đồng. Vậy để đón một cái tết vẹn tròn và để đẩy lùi những cơn đau dai dẳng hay chứng hắt xì khó chịu của cảm cúm ta cần chủ động làm gì?
Lưu trữ những loại thuốc mùa tết là vô cùng quan trọng:
Nếu bạn vẫn còn e dè việc lưu trữ thuốc vào dịp Tết vì thói quen kiêng cữ? Có thể bạn sẽ phải thay đổi quan niệm vì những lý do dưới đây:
Mùa Tết là thời gian dễ mắc bệnh: Tết là thời gian bạn phải hoạt động nhiều để chuẩn bị đón Tết, tiệc tùng, ngủ nghỉ không điều độ... khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Đây là điều kiện tốt cho các loại bệnh như: cảm cúm, sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy, đau vai mỏi cổ tấn công bạn...
Khó mua thuốc: Các nhà thuốc thường đóng cửa 1 - 2 tuần trong dịp Tết. Bệnh viện cũng không hoạt động như thường lệ. Hãy tưởng tượng nếu bạn mắc phải các bệnh thông thường nêu trên mà không có sẵn thuốc tại nhà? Đầu năm, bạn càng không thể đến nhà bạn bè để "cầu cứu"!
Niềm vui không trọn vẹn: Nếu không chuẩn bị sẵn các loại thuốc như giảm đau, hạ sốt, cảm cúm ... tại nhà để điều trị kịp thời các triệu chứng, rất có thể, bạn sẽ phải đối mặt với các biến chứng như viêm khớp mãn tính, viêm phổi nếu không sớm chặn đứng triệu chứng kịp thời.
Kỹ năng lựa chọn thuốc mùa tết
Bạn đã biết tầm quan trọng của việc lưu trữ thuốc vào dịp Tết vậy những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi chọn thuốc lưu trữ tại nhà:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt đường uống
Sẽ khó có loại nào tiện lợi và phù hợp cho nhiều đối tượng hơn paracetamol. Đây là loại thuốc giảm đau- hạ sốt có ưu điểm không hại dạ dày, dùng được ngay cả khi bụng đói, không gây buồn ngủ, dùng được cho người cao huyết áp, phụ nữ có thai và cho con bú, phù hợp với người có vấn đề về tim mạch... Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thuốc giảm đau hạ sốt chứa paracetamol kết hợp cùng caffeine, giúp tinh thần luôn tỉnh táo để tiếp tục đón xuân.
- Cao dán và gel giảm đau kháng viêm
Việc mang vác nặng, ngồi lâu, ngồi sai tư thế, mang giày cao gót... trong ngày Tết hay thường xuyên phải di chuyển thăm viếng là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị đau nhức toàn thân, thậm chí bong gân, trật khớp. Đề phòng cho các tình huống này, bạn có thể chọn mua loại cao dán hay gel giảm đau kháng viêm có chứa Diclofenac vì đây là hoạt chất vừa giảm đau vừa kháng viêm hiệu quả.
- Thuốc điều trị cảm cúm thường và cảm cúm có ho:
Thời tiết mùa tết là điều kiện tốt để các bệnh như cảm cúm và cảm cúm có ho tấn công bạn. Để nhanh chóng lấy lại sức khỏe và tiếp tục đón Tết cùng gia đình bạn nên lưu trữ những loại thuốc dạng viên nén 3 thành phần cho cảm cúm và 6 thành phần cho cảm cúm có ho tại nhà. Các loại viên nén này vừa giúp bạn mau chóng đẩy lùi các triệu chứng ngăn ngừa biến chứng và còn giúp tỉnh táo với thành phần caffeine kết hợp.
- Các loại thuốc khác: thuốc trị đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bông băng, dung dịch muối loãng, dung dịch sát trùng ngoài da, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), nước muối nhỏ mắt, mũi...
Bảng ghi nhớ lựa chọn thuốc mùa tết
Thuốc giảm đau - hạ sốt : có thành phần paracetamol loại dành cho người lớn và loại cho trẻ em. Hãng dược có uy tín và chuyên gia về paracetamol
Thuốc cảm cúm thường và thuốc cảm cúm có ho. Các loại viên nén 3 & 6 thành phần, loại có caffeine kết hợp
Cao dán hay Gel giảm đau: chứa hoạt chất Diclofenac. Loại kháng viêm: dùng ngoài da, vừa kháng viêm vừa giảm đau
Theo VNE
Rau càng cua dưỡng huyết - thanh nhiệt Rau càng cua dùng dưới dạng thức ăn phòng chữa cảm mạo, ho hen, ăn không tiêu, tăng huyết áp. Ở nước ta, rau càng cua mọc hoang khắp mọi nơi, quanh các khu dân cư, chân tường, trên chậu cảnh... Rau càng cua dùng ăn sống trộn dầu giấm đường, xào, nấu canh suông hoặc với tôm nõn, thịt lợn, cho vào...