Bà bầu ăn chanh dây có tốt không?
Chanh dây rất tốt cho sức khỏe bà bầu, còn có nhiều tác dụng phòng ngừa bệnh nguy hiểm trong qua trình mang thai.
Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi
Trong quả chanh dây có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoảng chất và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé tron bụng mẹ. Vì vậy, thường xuyên ăn chanh dây trong chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp mẹ có một em bé khỏe mạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Chanh dây là loại trái cây nổi tiếng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu bởi chúng có chứa hàm lượng cao vitamin C, beta-cryptoxanthin và alpha-carotene. Những chất chống oxy hóa này sẽ giúp trung hòa hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào và làm giảm quá trình oxy hóa, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, mẹ bầu sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tận hưởng một thai kỳ an toàn.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chanh dây cũng thường được sử dụng để chữa trị các vấn đề tiêu hóa và các bệnh dạ dày. Hàm lượng chất xơ trong chanh dây rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Nó hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ, giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ. Các hạt của loại quả này cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp làm sạch ruột kết và cải thiện tiêu hóa.
Hữu ích trong việc chữa thiếu máu
Thiếu máu là do sự sụt giảm của nồng độ các tế bào máu đỏ hoặc huyết sắc tố. Chanh dây là một nguồn cung cấp chất sắt phong phú từ thực vật, có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này. Một cốc nước ép chanh dây có thể cung cấp gần 4 mg sắt. Vitamin C trong chanh dây sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng chất sắt này.
Video đang HOT
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh về hô hấp
Loại trái cây này cũng hoạt động như một loại thuốc loại bỏ đờm trong cổ họng, giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng thở khò khè, ho và hen suyễn.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Các axit phenolic và flavonoid có trong chanh dây giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu. Hợp chất polyphenol trong hạt chanh dây sẽ nới lỏng các tế bào bên trong thành mạch máu, giúp làm giãn mạch máu và giảm căng thẳng lên tim, giúp tim khỏe hơn. Chanh dây cũng chứa sterol thực vật có thể hỗ trợ làm giảm cholesterol, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch.
Duy trì trọng lượng lý tưởng cho mẹ bầu
Chanh dây là loại quả tuyệt vời cho những mẹ bầu không muốn tăng cân quá nhiều vì nó là ít calo, natri và chất béo. 100 gram chanh dây chỉ cung cấp 97 calo. Nó cũng chứa hàm lượng carbohydrate và đường tự nhiên cùng với các chất dinh dưỡng có lợi trong việc giảm mức cholesterol trong cơ thể. Hàm lượng chất xơ cao trong chanh dây còn làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp mẹ bầu duy trì trọng lượng lý tưởng cho cơ thể.
Theo www.phunutoday.vn
Có bầu tháng thứ mấy thì ho mọc tóc
Ho mọc tóc là dấu hiệu phổ biến trong chu kì mang thai. Đến tháng thứ mấy thì bà bầu xuất hiện dấu hiệu này?
Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?
Theo đó, bà bầu xuất hiện ho mọc tóc vào khoảng tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ. Các mẹ sẽ bị ho do lúc này thai nhi bắt đầu mọc tóc. Tóc của bé sẽ khiến mẹ ngứa cổ và ho nhiều hơn. Thực chất, các nghiên cứu đã chứng minh rằng: bé mọc tóc không hề khiến mẹ ho. Nguyên nhân chính là thời kỳ này mẹ cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bị viêm họng, cảm cúm trong thời gian bé mọc tóc.
Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ tình trạng này, mẹ có thể bị ốm và tình trạng ho nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân gây ho, viêm họng trong thai kỳ
Trong thai kỳ, nếu bà bầu bị ho hoặc viêm họng thì nhiều người thường gọi đó là ho mọc tóc. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như:
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể bà bầu có sự biến đổi lớn, làm sức đề kháng suy giảm. Do đó, phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm các vi khuẩn từ môi trường, hay bị virus tấn công dẫn tới tình trạng ho hay viêm họng.
Bên cạnh đó quá trình mang thai cũng làm lượng màng nhầy tăng đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi, gây ho và ho có đờm. Màng nhầy không được xử lý đúng cách, trôi xuống cổ họng, dẫn tới viêm họng, viêm đường hô hấp cấp. Những căn bệnh này không chỉ gây phiền toái, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi thai nhi lớn dần, tử cung sẽ gây áp lực lên ổ bụng, khiến cho dịch ở dạ dày bị trào ngược lên đường hô hấp cũng dẫn tới viêm họng ở phụ nữ mang thai.
Ho mọc tóc ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nhìn chung tình trạng ho hay viêm họng thông thường do vi khuẩn, một số virus thể nhẹ hoặc các yếu tố môi trường khi mang thai, hay dân gian gọi là ho mọc tóc ở bà bầu thì gần như không nguy hiểm. Nhưng chúng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và cáu gắt nên cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bà bầu vẫn cần thận trọng, bởi ho có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh do những virus nguy hiểm gây ra, có thể tổn hại đến thai nhi.
Mẹ bầu cần làm gi khi họ mọc tóc?
Khi bị ho, dù là ho thông thường hoặc ho do viêm họng, cảm sốt, các mẹ nên giữ sức khỏe, mặc ấm,...Hãy đến bác sĩ để khám và nhờ sự tư vấn, không nên tự ý mua thuốc để uống để tránh dị ứng, gây ảnh hưởng thai nhi,....
Mẹ bầu thường phải kiêng thuốc tây, kháng sinh,... Vì thế, cách tốt nhất, an toàn nhất là sử dụng các cách trị ho dân gian sau đây để mang lại hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
1.Trị ho mọc tóc bằng giá đỗ luộc
Giá đỗ là món ăn quen thuộc hàng ngày. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý vì đây cũng là một vị thuốc chữa ho cực hiệu quả đấy nhé!
Bạn chỉ cần luộc khoảng 100g giá đỗ và dùng nước để uống. Cách này sẽ giúp giảm ho nhanh chóng, làm dịu cổ họng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn. Nước giá đỗ còn giúp thanh lọc cơ thể rất tốt. Bạn có thể thay nước luộc giá đỗ bằng cách giã giá đỗ và dùng nước để uống cũng mang lại hiệu quả tương tự.
2.Trị ho mọc tóc bằng mật ong hấp với lá hẹ
Lá hẹ kết hợp với mật ong là một bài thuốc chữa ho dân gian cực hiệu quả và dễ tìm. Bạn chỉ cần cho từ 3-5 nhánh lá hẹ thái nhỏ cùng với một ít mật ong và đem hấp. Dùng hỗn hợp này để uống 2 - 3 lần một ngày sẽ giảm ngứa rát cổ và giảm ho mọc tóc rất nhanh.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ bầu ăn trứng ngỗng vào tháng này, con sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh và xinh xắn Trứng ngỗng là thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt đối với bà bầu. Nhưng bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất? Vì sao bà bầu nên ăn trứng ngỗng? Trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà. Trứng ngỗng có chứa tới 13,5% protein, 13,2% lipid và rất nhiều vitamin A, vitamin B1, Vitamin B2, các...