Áp lực công việc làm rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bị thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng dưới 5 giờ/ngày, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc.
Ảnh: Shutterstock
Theo Trần Quốc Tuấn (Bệnh viện Gia An 115, TP.HCM), mất ngủ xảy ra là do một trong số các nguyên nhân như: cuộc sống công nghiệp hiện đại, công việc áp lực, nhất là vào thời điểm cuối năm với quá nhiều việc gây căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng; sử dụng thuốc, chất kích thích; mắc các bệnh lý nội khoa, chức năng cơ thể suy giảm; chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý; ảnh hưởng của môi trường sống, không gian ngủ; sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ (việc này ngày càng nhiều với thời buổi công nghệ)…
Rối loạn giấc ngủ thường dẫn đến nhiều hậu quả, trong đó có nguy cơ đột quỵ; suy giảm hệ thống miễn dịch, suy nhược cơ thể, thần kinh, suy giảm trí nhớ; nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch…
Bác sĩ lưu ý, không được tự ý dùng thuốc chữa mất ngủ vì có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc và các biến chứng rất nguy hiểm. Cần đến bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị.
Hiện nay, việc điều trị rối loạn giấc ngủ còn có phương pháp không dùng thuốc. Bác sĩ có thể dùng máy móc, dụng cụ để điều chỉnh làm dịu các xung kích thích thần kinh giúp an thần cho người bị rối loạn giấc ngủ, tạo thuận vào giấc ngủ sinh lý để người bệnh ngủ nhanh hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Video đang HOT
Bác sĩ cũng khuyên, ngoài thuốc men, máy móc y cụ, thì nên điều chỉnh về sinh hoạt để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, tạo thói quen tốt cho giấc ngủ ngon như: Sắp xếp thời gian cho công việc và nghỉ ngơi hợp lý; tập thể dục thường xuyên; không ăn quá no, không dùng đồ uống có cồn, chất kích thích trước khi ngủ; ngưng sử dụng các thiết bị điện tử từ 1 – 2 giờ trước khi ngủ; bố trí phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ; trong ngày dành chút thời gian để thư giãn, tắm nước ấm, xoa bóp tay chân, nghe nhạc nhẹ…
Theo thanhnien
5 lợi ích sức khỏe của thiền
Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khám phá và tìm hiểu những lợi ích sức khỏe của thiền. Tuy lợi ích thường khác nhau tùy thuộc vào từng người, thì nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự thúc đẩy tích cực nõi chung của việc thực hành thiền, cả về sức khỏe tâm thần lẫn thể chất. Dưới đây là năm lợi ích tiềm năng mà bạn nên biết.
Thiền siêu việt (transcendental meditation) có thể cải thiện trí thông minh cảm xúc và giảm bớt stress nhận thức ở các nhân viên trường học.
1. Giấc ngủ
Những người bị mất ngủ và kèm theo đó là mệt mỏi có thể có một cách can thiệp không dùng thuốc. Theo TS. Herbert Benson, giám đốc danh dự của Viện y học tâm thể Benson-Henry, Đại học Harvard, cho biết: "Thiền chính niệm là một trong số những kỹ thuật gợi lên phản ứng thư giãn".
Điều này có thể giúp nhắm vào phản ứng stress trong cơ thể, thường là một yếu tố quan trọng khi nói đến rối loạn giấc ngủ. TS. Benson khuyên nên sử dụng một tiêu điểm trấn tĩnh (chẳng hạn như một cụm từ hoặc một từ) theo cách lặp đi lặp lại để giúp tạo ra phản ứng này.
2. Đau
Các chuyên gia nhận xét rằng thiền có thể hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị bằng thuốc truyền thống khác, có tác dụng như một cách thay thế cho điều trị opioid. Không giống như nguy cơ nghiện thường xảy ra khi dùng opioid, thiền có thể giúp giảm đau với rất ít tác dụng phụ, như đã được chứng minh bởi một số nghiên cứu.
Ví dụ, phát hiện từ một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tờ Journal of Neuroscience gợi ý rằng thiền có thể giúp giảm mức độ hoạt hóa ở não liên quan đến đau. Nhìn chung, những người tham gia đánh giá mức độ giảm đau là từ 11 đến 70% và giảm khó chịu từ 20 đến 93%.
3. Rối loạn tâm trạng
Mặc dù không được thấy là hiệu quả hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền chính niệm có thể hiệu quả ngang với liệu pháp hành vi nhận thức hoặc thuốc chống trầm cảm đối với một số người bị lo âu hoặc trầm cảm.
"Điều này có nghĩa là [can thiệp dựa trên chính niệm] có thể được dùng để thay thế cho thuốc chống trầm cảm cho những người miễn cưỡng hoặc muốn tránh tác dụng phụ của thuốc", TS. Galle Desbordes, chuyên gia thần kinh học tại Trường Y Harvard, nói.
4. Trí tuệ cảm xúc
Trong một nghiên cứu mới trên các nhân viên trường học, thiền siêu việt đã được thấy là cải thiện trí tuệ cảm xúc và giảm bớt cảm nhận stress ở nơi làm việc.
Vì stress tâm lý là một vấn đề rất phổ biến ở người lao động trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu tin rằng thiền nên được giới thiệu như một chương trình chăm sóc sức khỏe tùy chọn ở nơi làm việc.
5. Mối quan hệ
Thiền đôi (dyadic meditation) dùng để chỉ việc hai người cùng thực hành thiền với nhau. Người ta tin rằng điều này có thể giúp cải thiện mối quan hệ với người kia nhờ thúc đẩy sự gần gũi và giao tiếp.
Như nhà nghiên cứu Bethany Kok nhận xét, các cuộc trò chuyện thông thường hay bị giới hạn và tập trung vào những gì mà một người nên nói tiếp theo thay vì lắng nghe người khác. Trong khi đó, thiền đôi dạy mọi người chú ý và lắng nghe người kia một cách bình tĩnh và chấp nhận.
Cẩm Tú
Theo MD
Cơ thể hoạt động ra sao khi bạn ngủ Bộ não sắp xếp và củng cố thông tin, mức độ căng thẳng giảm, cơ bắp dần tê liệt, hormone chống lợi tiểu được giải phóng. Theo QG, cơ thể làm rất nhiều công việc quan trọng trong khi bạn đang ngủ. Một giấc ngủ đủ khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm giúp các bộ phận cơ thể tái tạo và phục...