Ăn tiết canh có cải thiện được tình trạng thiếu má.u?
Tôi mắc bệnh thiếu má.u, xin hỏi bác sĩ tôi có thể ăn tiết canh để cải thiện tình trạng bệnh được không vì nghe nói ‘ăn gì bổ nấy’?
Tôi bị thiếu sắt, thiếu má.u, xin hỏi bác sĩ tôi có thể ăn tiết canh để cải thiện tình trạng bệnh được không vì nghe nói “ăn gì bổ nấy”?
ThS.BS Nguyễn Quốc Nhật, Phó Trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học – Truyền má.u Trung ương
Trên thực tế, tiết canh có chứa nhiều sắt, là thành phần rất quan trọng để tạo má.u. Vì vậy, việc ăn tiết canh có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu má.u trong trường hợp người bệnh bị thiếu sắt.
Tuy nhiên, thiếu má.u có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và thiếu sắt chỉ là một trong số đó. Trong trường hợp người bệnh thiếu má.u nhưng lại thừa sắt (điển hình là ở người mắc bệnh tan má.u bẩm sinh – thalassemia), việc uống thuố.c sắt hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều sắt sẽ là.m tìn.h trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Do đó, không phải ai ăn tiết canh cũng tốt.
Cần lưu ý rằng, tiết canh là thực phẩm chưa được nấu chín, luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Mọi người nên cân nhắc trước khi ăn, đặc biệt với những bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo ăn chín, uống sôi.
Người bị thiếu má.u, thiếu sắt nên ăn gì?
Video đang HOT
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh thiếu má.u cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục. Nguyên tắc là ăn cân đối giữa protein động vật và thực vật, bổ sung đủ sắt cho cơ thể.
Người thiếu má.u nên tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B:
Nhóm Protein động vật:
Thịt: Nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, thịt lợn… với trọng lượng 200-300 gram/ngày, tương đương với 45-60 gram protein.
Thủy, hải sản: Người bị thiếu má.u được khuyến khích ăn các loại cá thu, cá hồi và nhóm nhuyễn thể có vỏ như: hàu, sò, ốc… khoảng 2-3 bữa/tuần.
Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn có chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một người trưởng thành nên ăn 2-3 quả trứng/tuần.
Nhóm Protein thực vật:
Nhóm rau lá màu xanh đậm: Bao gồm các loại rau họ cải như rau chân vịt (cải bó xôi), cải xoong, súp lơ xanh… Mỗi ngày, người bị thiếu má.u nên ăn khoảng 300-400 gram các loại rau này.
Nhóm đậu và các loại hạt: Đậu hà lan, đậu tương, lạc, hạt điều, hạnh nhân…là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thiếu má.u.
Các loại quả chín, quả mọng: Có thể kể đến cherry, dâu tây, nho, việt quất, lựu… Các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện lưu lượng má.u trong cơ thể và tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100-200 gram quả chín/ngày
Người mắc bệnh thiếu má.u nên hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.
Sự thật về lời đồn thức ăn màu đỏ giúp bổ má.u, có món nhiều người Việt mê
Tiết canh, thịt bò, củ dền... là những thực phẩm được nhiều người lựa chọn khi bị thiếu má.u thiếu sắt.
Tôi bị thiếu má.u do thiếu sắt. Nhiều người khuyên nên dùng thức ăn có màu đỏ sẽ bổ má.u, như tiết canh, thịt bò, củ dền... Điều này có đúng không thưa bác sĩ? (Thu Anh, Gia Lai)
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Đoan Trang, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) tư vấn:
Thiếu má.u khiến cơ thể mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Nếu mắc bệnh lý thiếu má.u có nguyên nhân bẩm sinh, người bệnh cần điều trị theo chuyên khoa huyết học. Trường hợp bị thiếu má.u do thiếu sắt, axit folic và vitamin B12, bạn có thể bổ sung qua chế độ dinh dưỡng.
Những thực phẩm tốt cho quá trình tạo má.u cần chứa nhiều chất sắt, axit folic, vitamin B12. Ngoài ra thực phẩm chứa vitamin C, caroten cũng giúp tăng hấp thu sắt.
Nhiều người có quan niệm ăn củ dền, tiết canh, sẽ bổ má.u vì có màu đỏ, "ăn gì bổ nấy". Thực tế, hai loại này đều chứa nhiều sắt, tiết canh cũng rất phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, do bản chất tiết canh là má.u động vật chưa được chế biến, có thể có ký sinh trùng hay ấu trùng nên người sử dụng có nguy cơ nhiễm giun, sán... Nhiều trường hợp bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, một số người nhiễm liên cầu lợn gây ra viêm não, thậm chí có thể t.ử von.g sau khi dùng món ăn phổ biến này.
Củ dền tốt cho người thiếu má.u do thiếu sắt. Ảnh: Pixabay.
Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu... cũng chứa nhiều sắt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch và ung thư đại trực tràng. Vì vậy, dù thịt đỏ tốt cho người thiếu má.u do thiếu sắt nhưng chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần. Những ngày còn lại nên thay bằng thực phẩm khác như thịt gà, cá, trứng...
Ngoài ra, những loại rau củ trái cây có màu đỏ như thanh long, củ dền... cũng tốt cho quá trình hấp thu sắt vì trong thành phần có chất caroten. Trái cây giàu vitamin C cũng tốt cho quá trình này.
Lưu ý là canxi ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt. Do đó, nên uống sữa cách tối thiểu 2 tiếng khi uống thuố.c sắt hoặc ăn thực phẩm giàu sắt.
Đối với người không có bệnh lý đặc biệt gây ra tình trạng ứ sắt, cơ thể sẽ hạn chế hấp thu sắt qua đường tiêu hoá nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc tự đào thải ra ngoài.
Vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng thế nào đối với cơ thể con người? Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể. Trẻ từ 6-35 tháng tuổ.i cần được bổ sung vitamin A 2 lần/năm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng...