Ăn kiêng dài hạn và những rủi ro có thể gặp phải
Dù mang đến hiệu quả giảm cân nhất định, tuy nhiên những chế độ ăn kiêng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với sức khỏe nếu áp dụng trong thời gian dài.
Chế độ ăn kiêng là phương pháp được nhiều người áp dụng khi muốn thay đổi vóc dáng. Bên cạnh những hiệu quả rõ rệt do chúng mang lại, rủi ro là điều không tránh khỏi nếu chúng ta duy trì quá lâu.
Không chỉ bị hạn chế nguồn năng lượng từ các chất đa lượng, theo các chueyen gia, nhiều người ăn kiêng dài hạn dễ mắc bệnh liên quan thiếu chất, đặc biệt là sắt, vitamin, magie và canxi.
Một số vấn đề chúng ta hay gặp nhất là giảm sức khỏe xương khớp, loãng xương (thiếu canxi); tăng nguy cơ rụng tóc (thiếu vitamin B1, B7); sức đề kháng suy giảm dẫn đến dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết (thiếu vitamin A); nguy cơ chuột rút, nhịp tim thất thường (thiếu magie)…
Dễ tăng cân trở lại
Nguyên nhân của vấn đề này là khả năng trao đổi chất dần trở nên kém và chậm hơn khi ăn kiêng quá lâu. Chúng ta luôn tồn tại cơ chế thích nghi tự nhiên, việc giới hạn năng lượng hấp thụ trong ngày ở ngưỡng thấp hơn mức cần thiết của cơ thể khiến khả năng trao đổi chất chậm hơn. Do đó, quá trình giảm cân cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra khả năng trao đổi chất của những người ăn kiêng trên 30 tuần bị giảm 23%. Con số không dừng ở đó mà tiếp tục kéo dài trong khoảng thời gian sau. Đây là nguyên nhân khiến chúng ta dễ dàng quay lại mức cân nặng ban đầu ngay khi kết thúc chu trình ăn kiêng – thời điểm bạn nạp nhiều thức ăn hơn nhưng tốc độ trao đổi chất chậm.
Video đang HOT
Mất cơ
Bên cạnh tập luyện với cường độ đủ lớn, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tiếp theo để cơ bắp được duy trì và phát triển. Do đó, 2 vấn đề có thể xảy ra với chế độ ăn kiêng dài hạn.
Cụ thể, hầu hết trong chế độ ăn kiêng, tỷ lệ tinh bột của khẩu phần dinh dưỡng khá thấp. Đây là nguyên nhân khiến chúng ta thiếu hụt lượng carbohydrate – nguồn năng lượng chính của mọi hoạt động – để sử dụng trong buổi tập nặng. Thay vào đó, hiện tượng dị hóa cơ bắp (cơ thể chuyển hóa cơ bắp thành năng lượng) sẽ xảy ra.
Một trường hợp khác là chế độ ăn kiêng không đảm bảo lượng đạm cần thiết. Đạm (protein) là chất dinh dưỡng giúp duy trì khối lượng và phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện. Một chế độ dinh dưỡng không đủ chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển của cơ bắp.
Trên thực tế, không có thang đo cụ thể cho tốc độ tiêu thụ năng lượng từ tinh bột, đạm hay chất béo. Nguyên nhân là cơ thể của mỗi người có phản ứng khác nhau với các chế độ dinh dưỡng, chương trình tập. Do đó, theo các chuyên gia, mọi người nên nạp lượng đạm khoảng 1,8-2,2 g/ngày kết hợp cường độ tập đủ lớn để duy trì cơ bắp trong quá trình đốt mỡ.
Để hạn chế những rủi ro trên, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn kiêng trong thời gian tối đa là 12 tuần. Sau khoảng thời gian đó, cơ thể cần được hồi phục ở 4 tuần tiếp theo trước khi bước vào chế độ ăn kiêng mới.
Giảm cân: Được phép 'ăn gian' bao nhiêu lần trong một tuần?
Để giảm cân, người ta phải hy sinh rất nhiều, đặc biệt là việc lựa chọn thực phẩm. Họ phải loại bỏ các loại thực phẩm chế biến, chiên rán và nhiều đường ra khỏi chế độ ăn uống.
Một "bữa ăn gian lận" trong một tuần là cách tiếp cận lành mạnh nhất. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng việc kiềm chế thức ăn ngon và lạ miệng không phải là một việc dễ dàng. Đây là lúc thử thách bản lĩnh trước cám dỗ ăn uống.
Thỉnh thoảng bạn ngấu nghiến một món ăn yêu thích trong khi vẫn rất cố gắng hạn chế lượng calo nạp vào, sẽ giúp bạn không đi chệch mục tiêu giảm cân, và có thêm động lực để giảm cân. Vấn đề là bạn không được lạm dụng "bữa ăn gian lận" (tạm gọi là "ăn gian" này) .
Được "ăn gian" bao nhiêu và cần thận trọng điều gì?
Giảm cân đòi hỏi nhiều sự hy sinh - SHUTTERSTOCK
Một "bữa ăn gian lận" trong một tuần là cách tiếp cận lành mạnh nhất. Điều đó không dẫn đến tăng cân và thậm chí còn được chứng minh là tốt cho sự trao đổi chất của bạn, theo Times of India.
Các nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng các bữa "ăn gian" hằng tuần sẽ giúp tránh được cảm giác thiếu thốn và cải thiện khả năng tuân thủ chế độ ăn kiêng của bạn.
Dưới đây là một số điều bạn phải lưu ý khi lên kế hoạch cho bữa "ăn gian" của mình.
Đừng biến "bữa ăn gian" thành "ngày ăn gian"
Hãy bám sát kế hoạch và chỉ "ăn gian" một bữa trong một tuần. Tuyệt đối không biến "bữa ăn gian" thành "ngày ăn gian" hoặc "tuần ăn gian".
"Ăn gian" một bữa là tốt cho sức khỏe, nhưng "ăn gian" một tuần thì không tốt chút nào.
Kiểm soát khẩu phần ăn của bạn
Ăn uống có ý thức là điều cần thiết cho mỗi người. Đó là chìa khóa để sống khỏe mạnh. Ngay cả khi bạn ăn một bữa "ăn gian" cũng phải kiểm soát khẩu phần ăn của bạn. Không ăn no hoặc ăn quá nhiều, theo Times of India.
Lên kế hoạch cho "bữa ăn gian"
Nếu bạn quyết định có một bữa ăn như thế vào cuối tuần thì hãy chọn món bạn sẽ ăn trước. Khi bạn đi đến nhà hàng hoặc đang gọi đồ ăn, đừng bị ảnh hưởng bởi sự đa dạng của các lựa chọn thực phẩm, nhờ vậy mà tránh được nguy cơ ăn quá nhiều.
Đừng ăn khi bạn đói
Bạn không được quên rằng ưu tiên của bạn là giảm cân. Bạn đang "ăn gian" để thỏa mãn cơn thèm của mình. Vì vậy, đừng dùng bữa "ăn gian" khi bạn đang đói vì bạn có thể sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn những gì bạn phải làm.
Trở lại và lợi hại hơn xưa
Sau "bữa ăn gian", hãy trở lại đúng đường của bạn. Hãy tập luyện thêm một chút để đốt cháy lượng calo thừa mà bạn đã "ăn gian" và bắt đầu chế độ ăn kiêng hạn chế mà bạn đang tuân theo trước đó để đạt được mục tiêu giảm cân của mình, theo Times of India.
Sau sinh hai tuần mẹ trẻ lao đi tập giảm cân và cái kết không ngờ Muốn giảm cân nhanh chóng, bà mẹ bỉm sữa sau 2 tuần sinh đã lao đến phòng tập kèm chế độ ăn hà khắc. Ngày thứ 3 người mẹ trẻ này bị tụt đường huyết, ngất xỉu ngay tại phòng tập. Sau sinh hai tuần mẹ trẻ lao đi tập giảm béo và cái kết không ngờ. (Ảnh minh họa). Sốc và ngất...