Ăn ít calo có thể giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu cho thấy ăn ít calo (low-calorie) có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường loại 2.
Một số nghiên cứu đã cho thấy bệnh tiểu đường có thể được đẩy lùi nếu kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.
Bệnh tiểu đường có thể được đẩy lùi nếu kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc. Ảnh: Internet
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng kháng insulin thường dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, cholesterol cao. Chính vì thế, để ngăn ngừa hoặc đảo ngược tình trạng kháng insulin chúng ta nên chọn chế độ ăn ít carbohydrate, ít đường, ít calo, theo The Health Site.
Người mắc bệnh tiểu đường nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, đây là thước đo mức độ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Trong khi một miếng bánh mì có chỉ số đường huyết là 90 thì chỉ số đường huyết của bông cải xanh chỉ là 15. Chỉ số đường huyết thấp hơn có nghĩa là ít căng thẳng hơn trên tuyến tụy để sản xuất insulin.
Có nhiều thực phẩm có thể giúp “đảo ngược” bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho biết tiêu thụ rau xanh và chất béo lành mạnh sẽ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Họ đề nghị ăn rau xanh trong mỗi bữa ăn, chẳng hạn như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn…
Rau xanh giúp giảm bài tiết insulin và giảm viêm trong cơ thể, chính vì thế chúng có thể giúp giữ cho đường trong máu ổn định. Tiêu thụ chất béo lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các loại hạt, dầu ô liu,… là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, theo The Health Site.
Một nghiên cứu khác đã cho thấy lượng calo dư thừa sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, khiến gan sản xuất quá nhiều glucose. Mỡ thừa sau đó có thể bắt đầu duy chuyển vào tuyến tụy, làm các tế bào ở đây không còn sản xuất insulin thành công, từ đó gây ra tiểu đường. Các nhà nghiên cứu phát hiện, chỉ cần mất ít hơn 1 g chất béo từ tuyến tụy, quá trình sản xuất insulin có thể được bắt đầu trở lại.
NGUYÊN VÕ
Cách nhận biết cơn đau tim, khi nào phải đi gặp bác sĩ ngay?
Đau ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim nghiêm trọng, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác.
Video đang HOT
Nếu thấy lo lắng cho cơn đau ngực, nên đi bác sĩ - ngay cả khi không đau tức như cơn đau tim - Ảnh minh họa: Shutterstock
Đây là những gì bạn cần biết để nhận biết cơn đau tim và biết khi nào nên đi gặp bác sĩ, theo Insider.
Làm sao nhận biết đau ngực là cơn đau tim?
Theo tiến sĩ Ajay Kirtane, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Đại học NewYork-Presbyterian và Columbia (Mỹ), cơn đau tim có liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, theo Insider.
Đau ngực dai dẳng, không dứt, đau dữ dội kéo dài, có thể đến 30 phút
Đau ngực càng lúc càng nặng hơn, đặc biệt khi cố gắng hoạt động nhiều
Đau ngực kèm khó thở, buồn nôn, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu
Tức ngực dữ dội, cảm giác như bị một tảng đá đè lên ngực
Kèm theo những yếu tố chính liên quan đến nguy cơ đau tim, như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Nếu có một, hoặc nhiều yếu tố nguy cơ chính này và có các triệu chứng ở trên, nên đi khám bệnh tim mạch ngay lập tức.
Những nguyên nhân khác gây đau ngực
Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực khác mà không nhất thiết là đau tim. Theo tiến sĩ Kirtane, đó là:
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực xảy ra khi thiếu lưu lượng máu và ô xy đến tim, và là triệu chứng của bệnh động mạch vành - có thể dẫn đến đau tim nếu không được điều trị. Thường liên quan đến tập thể dục và hoạt động thể chất, và cảm thấy đau thắt ngực, tức ngực hoặc cảm giác như có vật nặng đè lên ngực, theo Insider.
Trào ngược
Trào ngược hoặc ợ nóng, là do a xít dạ dày đi vào thực quản, tạo cảm giác nóng rát trong cổ họng và ngực. Trào ngược do bữa ăn đọng lại, và thường xảy ra khi nằm sau khi ăn, Kirtane nói.
Khó tiêu
Đau do khó tiêu có thể tạo cảm giác tương tự như đau thắt ngực, vì vậy hãy xem lại thói quen ăn uống.
Đau cơ
Tiến sĩ Kirtane nói: Người trẻ thường bị đau cơ xương khớp hơn, căng cơ sẽ đau hơn khi di chuyển hoặc cử động cánh tay. Vận động viên trẻ cũng có thể gặp chấn thương hoặc viêm ở ngực.
Lo lắng
Lo lắng có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn, có thể biểu hiện giống như một cơn đau tim, theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm của Mỹ. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn có thể bao gồm đau ngực kèm với khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt và đổ mồ hôi, theo Insider.
Cuối cùng, nếu thấy lo lắng cho cơn đau ngực, nên đi bác sĩ - ngay cả khi không đau tức như cơn đau tim.
Nói chung, nên nghiêm túc với tất cả các cơn đau ngực, tiến sĩ Kirtane khuyến cáo. Thông thường, người trẻ thường chần chừ nếu cảm thấy đau ngực, đừng chần chừ.
Đau ngực có thể khác nhau theo tuổi và giới tính
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, độ tuổi trung bình của cơn đau tim là 65 đối với nam và 72 đối với nữ.
Mặc dù các cơn đau tim ở người trẻ hiếm gặp hơn, tỷ lệ này đang gia tăng. Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Circulation, có đến 30% ca đau tim là ở độ tuổi từ 35 đến 54.
Ngoài ra, cơn đau ngực có nhiều khả năng biểu hiện đau thắt ngực ở đàn ông trên 45 tuổi hoặc phụ nữ trên 55 tuổi.
Mặc dù người trẻ vẫn có thể bị đau ngực nghiêm trọng, tuổi tác làm tăng nguy cơ đau ngực do bệnh động mạch vành hoặc đau tim.
Nếu bạn thấy lo lắng về cơn đau ngực mới xuất hiện hoặc nặng hơn bình thường, cần đi bác sĩ để kiểm tra, theo Insider.
Theo Thanh niên
5 việc khi ăn mì tôm cần áp dụng ngay để tránh 'rước bệnh vào thân' Mỳ ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng lo lắng. Ăn quá nhiều mì ăn liền nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân...