Ăn gì bổ não để tăng trí nhớ cho sĩ tử mùa thi
Omega 3, vitamin trong thuốc bổ não phát huy hiệu quả hơn nếu kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng hàng ngày gồm tinh bột, đường, béo.
Trước mùa thi, nhiều phụ huynh mua các loại thuốc bổ não, thực phẩm chức năng cho con uống mong tăng cường trí nhớ để đạt kết quả tốt.
Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM, cho biết thành phần của thuốc bổ não có acid béo omega 3, vitamin D và B, một số hoạt chất thực vật có thể tăng cường hoạt động của não. Tuy nhiên những dưỡng chất này không thể hiệu quả tức thì nếu không kết hợp chế độ ăn uống cân bằng.
“Không có một chất bổ sung nào chỉ dùng trong một thời gian ngắn có thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng trong cả năm”, dược sĩ Phụng nhấn mạnh.
Ảnh: WMD
Theo bà Phụng, một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm carbohydrates (tinh bột và đường), protein (protein động vật và thực vật) và chất béo (đặc biệt là các acid béo thiết yếu).
Nhóm tinh bột và đường
Ngũ cốc, lúa mạch và bánh mì đen, gạo lứt, mì ống làm từ lúa mì hoặc bắp… cung cấp nguồn năng lượng cao, nhiều vitamin nhóm B và chất xơ. Bạn cũng có thể thay đường mía bằng lượng nhỏ mật ong và chocolate.
Trái cây và rau quả như cam quýt, ổi, cà chua, bắp cải, bông cải xanh, dâu… bổ sung vitamin C, tăng cường miễn dịch để ngừa các bệnh do nhiễm trùng như cúm và cảm lạnh. Bữa ăn hàng ngày nên có ít nhất một khẩu phần màu xanh đậm (cải xanh, cải bắp, rau bina) hoặc màu cam, vàng đậm (đào, xoài, cà rốt, khoai lang, bí ngô). Những thức ăn này cung cấp beta-carotene cho cơ thể để cải thiện khả năng miễn dịch và bảo vệ thị lực.
Video đang HOT
Protein động vật chứa các acid amin thiết yếu và khoáng chất. Canxi có trong sữa bò, sữa chua, pho mát. Trong khi đó gan, thịt đỏ, cá, thịt gà, lòng đỏ trứng, hàu cung cấp nhiều sắt và kẽm. Iốt có trong cá và hải sản.
Protein thực vật trong các loại đậu khô, thúc đẩy nhu động ruột.
Nhóm chất béo
Các acid béo bão hòa đa như omega 3 có ích cho tế bào não, cải thiện trí nhớ. Omega 3 có nhiều trong cá và hải sản, đặc biệt là loại cá béo như cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá cơm và cá tuyết. Hàng ngày nên bổ sung dầu cá tốt cho não và hệ thần kinh, đặc biệt là trong giai đoạn căng thẳng như các kỳ thi.
Các acid béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong dầu ôliu, dầu canola và dầu rum. Quả hạch, đậu phộng, bơ đậu phộng, ô liu và quả bơ tốt cho tim và động mạch.
Nhóm vitamin cho não
Vitamin D là một trong những vitamin quan trọng cho cơ thể và sức khỏe não bộ. Cá dầu và lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp vitamin D.
Vitamin B gồm B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B6 (pyridoxin), niacin, acid folic, biotin, acid pantothenic và vitamin B12, có tác dụng tích cực đối với chức năng thần kinh. Các vitamin này có nhiều trong men bia, ngũ cốc nguyên hạt, gan, thịt và rau lá xanh.
Nhóm hoạt chất sinh học thiên nhiên (phytochemicals) trong quả mọng, trái cây họ cam quýt, nho đen hoặc xanh, trà xanh. Một số loại gia vị như gừng, nghệ, rau oregano, cây xô thơm, hương thảo, tỏi hoặc hành tây tốt cho não nhờ vai trò chống oxy hóa và chống viêm.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Thứ ai cũng bỏ khi ăn bơ lại được đánh giá là "mỏ vàng" của sức khỏe
Khi ăn trái bơ, chúng ta chỉ lấy phần thịt quả và bỏ đi phần màng vỏ bọc quanh hạt. Tuy nhiên, điều bất ngờ là màng vỏ bọc này lại chứa hóa chất heptacosane có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong lòng động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch....
Theo các thống kê, khoảng gần 5 triệu tấn bơ được sản xuất mỗi năm và nếu chúng ta biết tận dụng, đó là một "mỏ vàng" cho sức khỏe. Các nhà khoa học ví màng vỏ bọc quanh hạt bơ này là "đá quý của đá quý".
Bởi lẽ, bản thân trái bơ đã được con người xem như một "siêu thực phẩm", đó là một nguồn chất béo bão hòa đơn cực kỳ tốt cho cơ thể, cung cấp muối khoáng, chất xơ, nhiều vi chất như Kali và vitamin E, vitamin B, chứa acid amin tên tyrosine - giúp cơ thể sản xuất "hormone hạnh phúc" dopamine...; nó cũng là loại trái cây chứa nhiều acid folic nhất và là nguồn Omega-3 dồi dào.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bơ cải thiện sức khoẻ tim mạch nhờ sự có mặt của kali không thua kém chuối, nhờ vậy mà trái bơ giúp đã có công hiệu này. Huyết áp cao là một yếu tố chính dẫn đến bệnh tim, song bơ có chứa kali giúp ổn định huyết áp trong cơ thể.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng lượng kali có thể hạ huyết áp ở những người cao huyết áp, nó còn có thể giảm nguy cơ đột quỵ đến 24%. Ngoài ra, qua nghiên cứu cũng nhận thấy rằng chất xơ chứa trong quả bơ có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng và các chất polyphenol trong bơ tăng cường khả năng chống ôxy hóa và chống viêm cho cơ thể. Quả bơ rất giàu chất béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng giúp giảm viêm, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu, giúp giảm đau do viêm xương khớp hay viêm khớp dạng thấp.
Do đó nên ăn bơ nếu bị viêm xương khớp bởi các acid béo không bão hòa, carotenoid lutein và vitamin E - tất cả đều có tác dụng chống viêm - có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp, làm giảm sự thoái hóa của các tế bào nối các khớp của bạn, và thậm chí có thể tái tạo các mô liên kết bình thường.
Mặt khác trong bơ có chứa lượng lutein carotene dồi dào hơn bất cứ loại rau hay trái cây nào khác, rất tốt cho thị lực. Loại chất này giúp chống sự thoái hóa thành các vết đen, bệnh đục nhân mắt và một số bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác.
Thưởng thức bơ thường xuyên cũng có thể làm tăng mức HDL cholesterol tốt, đồng thời giảm mức LDL cholesterol xấu. Bơ có chứa rất nhiều beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỉ lệ cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Pennsylvania State (Mỹ) chứng minh ăn bơ có thể làm giảm cholesterol xấu bởi vì bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn (một dạng chất béo giống như trong dầu oliu) rất tốt cho sức khỏe.
Bơ chứa chất phytochemical và các chất chống oxy hoá như Vitamin E, lutein, beta carotene, alpha carotene và zeaxanthin, những chất này có thể giúp ức chế sự phát triển của các tế bào tiền ung thư và tế bào ung thư. Ngoài ra, chất phytochemicals cũng có thể sử dụng như các chất bảo vệ hóa học có thể làm giảm các phản ứng phụ trong quá trình hóa trị.
Nói đến vấn đề này ta không thể không nhắc đến kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khi cắt trái bơ ra ăn phần thịt quả, còn phần màng vỏ bọc quanh hạt bị vứt bỏ. Như vậy đã vô tình loại đi phần màng vỏ của hạt bơ, vốn chứa các chất ngăn chặn sự phát triển các khối u ác tính! Phát hiện đáng ngạc nhiên này vừa được công bố tại hội nghị toàn quốc của Hiệp hội Hóa học Mỹ, do nhóm nghiên cứu của Đại học Texas Rio Grande Valley trình bày.
Ngoài việc ức chế các tế bào ung thư bởi chứa hóa chất mang tên heptacosane, phần màng vỏ bọc quanh hạt trái bơ cũng chứa các thành phần giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong lòng động mạch, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và một lượng rượu behenyl - thành phần quan trọng trong thuốc kháng virus, hạ sốt, điều trị viêm loét. Ngoài ra, trong danh sách các chất mới phát hiện còn có các hợp chất chống oxy hóa được dùng làm phụ gia thực phẩm và chất bảo quản trong mỹ phẩm.
Trước đó, nhóm nghiên cứu đã nghiền 300 màng vỏ hạt bơ khô thành 21 ounce bột (tương đương 595g). Bột được chế biến và cho ra khoảng 3 muỗng cà phê dầu vỏ màng hạt này hơn 1 ounce sáp (hơn 28,35g). 116 hợp chất trong dầu và 16 hợp chất mới đã được tìm ra, trong đó rất nhiều chất không hề xuất hiện trong dầu ép từ hạt bơ theo kiểu truyền thống!
Tuy nhiên, Giáo sư Debasish Bandyopadhyay, thành viên nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều này không đồng nghĩa với việc họ khuyên cứ ăn cả vỏ màng bọc của hạt khi thưởng thức bơ. Nó cần được nghiên cứu và bào chế đúng cách để thực sự cho ra các dược phẩm có lợi.
Theo Bác sĩ Hoàng Xuân Đại
Sức khỏe đời sống
Người bị cao huyết áp nên ăn gì? Huyết áp cao đôi khi được ví là kẻ giết người thầm lặng bởi nó ít để lại triệu chứng và có thể không được chú ý kịp thời và điều trị. Các thực phẩm dưới đây sẽ giúp giảm huyết áp cao. Huyết áp cao là gì? Tăng huyết áp, hay huyết áp cao, là hiện tượng khi áp lực của máu...