Ăn chay suốt 30 năm, người phụ nữ có nguy cơ bị liệt
Tan (Trung Quốc) ăn chay từ năm 20 tuổi để giảm cân, rồi duy trì chế độ ăn kiêng thịt 30 năm nay dẫn đến tổn thương cột sống.
Theo Worldofbuzz, Tan kiêng ăn thịt và thực phẩm có dầu. Cao 1,6 m, năm 20 tuổi cân nặng của Tan là 55 kg. Cô quyết định ăn chay để giảm cân còn 45 kg và duy trì lối sống này trong 30 năm qua. Gần đây, người phụ nữ cảm thấy chân không đi vững, cả hai chân và bàn tay có dấu hiệu tê liệt.
Bác sĩ khám, phát hiện tế bào nơron trong cột sống của Tan bị tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng này chỉ xảy ra ở các bệnh nhân tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng. Ngoài ra, Tan còn bị thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng. Lượng vitamin B12 trong cơ thể của Tan chỉ bằng 10% so với bình thường.
Người phụ nữ có nguy cơ liệt người vì ăn chay suốt 30 năm. Ảnh: Seehua.
Theo các nhà thần kinh học, vitamin B12 giúp bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển của nơron của cơ thể. Những người ăn chay như Tan dễ bị thiếu hụt lượng vitamin này. Nếu các nơron bị tổn thương nghiêm trọng do thiếu vitamin B12, bệnh nhân sẽ không thể đi bộ và phải nằm liệt giường. Những người ăn chay loại trừ cả sữa và trứng, dễ bị tình trạng này.
Chế độ ăn chay có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm cân, nhưng các chuyên gia khuyên không nên duy trì quá lâu. Ngoài ra, người ăn chay được khuyến khích dùng thêm các chất bổ sung vitamin B12, chiết xuất từ nấm men, marmite… nhằm hạn chế những tác nhân ảnh hưởng đến tế bào nơron trong cơ thể.
Thu Hiền
Video đang HOT
Theo vnexpress.net
Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt
Bàn tay là một bộ phận trên cơ thể và đặc biệt những biểu hiện trên bàn tay cũng biểu hiện bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt.
Bàn tay là bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì thế, những biểu hiện bất thường ở tay có thể dự đoán được tình trạng sức khỏe, phản ánh những dấu hiệu sớm của các bệnh nguy hiểm. Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người từng trải qua cảm giác những ngón tay hoặc thậm chí là một cánh tay bị tê. Tình trạng này có thể xảy ra mang tính tạm thời, tức là do sự mệt mỏi gây ra. Nhưng nếu điều này kéo dài, bạn nên đề phòng những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Thiếu vitamin
Biểu hiện: Sự thiếu hụt vitamin nhất định (như vitamin E, B1, B6, B12) thường gây ra cảm giác tê (ngứa ran) ở ngón tay trái hoặc chân trái.
Khắc phục: Khôi phục sự cân bằng vitamin trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của của bác sĩ để nạp đúng liều lượng vì thừa một số vitamin cũng gây ra tác dụng phụ.
Tổn thương cột sống
Biểu hiện: Một số vấn đề của cột sống có thể được nhận biết thông qua ngón tay út của bàn tay trái. Đây là kết quả của quá nhiều áp lực và các hoạt động gây tổn hại dây thần kinh.
Khắc phục: Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo căng lưng, tập yoga, thể dục dụng cụ hoặc bơi lội. Ngoài ra, bạn cần tránh ngồi lâu.
Mệt mỏi
Biểu hiện: Khi nhấc đồ nặng và đặt cổ tay vào các tư thế không thoải mái, chúng ta đang gây áp lực lên các dây thần kinh nằm gần bề mặt da. Điều này dẫn đến cảm giác tê (ngứa ran) trên bề mặt của tất cả các ngón tay.
Khắc phục: Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi nói chung. Massage cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Các vấn đề về tuần hoàn máu
Biểu hiện: Cảm giác râm ran ở các ngón tay bên phải có thể xảy ra bởi vì áp lực lên các dây thần kinh bề mặt hoặc chấn thương khớp tay, khớp vai. Triệu chứng này cũng có thể là do một số bệnh liên quan đến tim mạch ảnh hưởng đến dòng chảy chung của máu.
Đầu ngón tay chuyển sang màu xám hay xanh nhạt cũng cho thấy khả năng tuần hoàn máu kém trong cơ thể.
Khắc phục: Bạn nên đi dạo với tốc độ vừa phải hoặc tập thể dục để cải thiện sức khỏe của mạnh máu ở các chi. Các vấn đề trầm trọng hơn đối với lưu thông máu đòi hỏi sự can thiệp của các chuyên gia y tế.
Bệnh tiểu đường
Biểu hiện: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường là cảm giác ngứa ran từ chân đến các phần của cánh tay. Điều này xảy ra do sự giảm lưu lượng máu đến những vùng nhất định và do tổn thương tại các đoạn cuối của dây thần kinh.
Khắc phục: Tiểu đường type 1 được điều trị bằng cách tiêm insulin. Còn tiểu đường type 2 thường phải kết hợp với chế độ ăn kiêng, vì vậy bạn cần làm xét nghiệm máu và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo www.phunutoday.vn
Hút thuốc lá dễ làm hỏng thị lực Hút thuốc lá có thể khiến mắt bị khô, viêm kết mạc, làm tăng nặng bệnh sẵn có thậm chí dẫn đến mù lòa. Ảnh minh họa Thuốc lá liên quan trực tiếp đến hai bệnh lý gây mù hàng đầu là đục thể thủy tinh và thoái hóa hoàng điểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc lá là nguyên nhân hoặc yếu...