Ai đi bơi cũng cần biết: Loại vi trùng này có thể dễ dàng tồn tại trong nước hồ bơi bẩn và gây bệnh cho con người
Đi bơi là lựa chọn tuyệt vời vừa giúp rèn luyện sức khỏe vừa hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng mùa hè. Tuy nhiên, lượt người tới các bể bơi công cộng ngày càng đông có thể gây nên nhiều vấn đề đe dọa sức khỏe, thậm chí cả gây bệnh.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số người phải nhập viện do mắc Cryptosporidiosis – bệnh lây lan qua nước hồ bơi bị ô nhiễm hay còn gọi là tiêu chảy sau khi đi bơi – đang gia tăng đột biến. Nếu không điều trị kịp thời, vấn đề sức khỏe này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới con người.
Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia nhằm ngăn ngừa và điều trị căn bệnh lây truyền này:
Cryptosporidiosis là gì?
Cryptosporidiosis bắt nguồn từ một loại ký sinh trùng mang tên Cryptosporidium. Về cơ bản, ký sinh trùng này sẽ lây truyền qua đường phân – miệng. Waleed Javaid, bác sĩ kiêm trưởng khoa phòng chống bệnh nhiễm khuẩn tại Tổ chức Mount Sinai Downtown, New York, cho biết, đây là nguyên nhân chủ yếu và hàng đầu dẫn tới căn bệnh này.
Vì vậy, nếu một người bị đi ngoài liên tục trong vài ngày trước khi sử dụng bể bơi công cộng, vi khuẩn còn sót lại của bệnh tiêu chảy có thể lây nhiễm cho những người bơi khác.
Hầu hết những người mắc cryptosporidiosis chỉ ở dạng nhẹ. Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy và cảm thấy khó chịu trong bụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ phát triển thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như làm suy yếu hệ thống miễn dịch. CDC cho biết, những người này thường mắc tiêu chảy lâu hơn người khỏe mạnh, có thể kéo dài tới 3 tuần.
Ngoài nguyên nhân từ hồ bơi công cộng, bạn có thể mắc bệnh này từ gia súc mang ký sinh trùng Cryptosporidium.
Nếu một người bị đi ngoài liên tục trong vài ngày trước khi sử dụng bể bơi công cộng, vi khuẩn còn sót lại của bệnh tiêu chảy có thể lây nhiễm cho những người bơi khác.
Bệnh này có phổ biến không?
Theo thống kê của CDC, số người mắc Cryptosporidiosis gia tăng chóng mặt từ năm 2007-2017. Nhìn chung có tới 7465 trường hợp mắc bệnh ký sinh trùng này được ghi nhận ở 40 tiểu bang Mỹ.
Video đang HOT
Trên thực tế, số người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng mỗi năm và khó thể kiểm soát. Theo báo cáo của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, Cryptosporidiosis bùng phát trở thành một trong những vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu do số ca mắc bệnh này tăng khoảng 13% sau mỗi năm từ 2007-2017. Tuy nhiên, CDC cho biết, sự gia tăng đột biến này chủ yếu là do các phương pháp phòng ngừa và điều trị Cryptosporidiosis chưa được phổ biến.
Bí quyết phòng tránh Cryptosporidiosis
Theo Seymour Diamond, chuyên gia y khoa kiêm người điều hành Tổ chức HealthCare, một trong những việc làm hàng đầu nhằm ngăn ngừa căn bệnh này là không đi bơi hoặc xuống tắm ở những khu vực chứa nước bẩn. Bạn hãy đảm bảo chắc chắn nước trong bể sạch sẽ trước khi xuống bơi lội. Đây là việc làm quan trọng, đặc biệt đối với người dễ mắc.
Bạn hãy đảm bảo chắc chắn nước trong bể sạch sẽ trước khi xuống bơi lội. Đây là việc làm quan trọng, đặc biệt đối với người dễ mắc.
Bác sĩ Javaid cho biết, những người bị suy giảm miễn dịch cần phải cảnh giác với môi trường có nguy cơ gây bệnh cao. Ngoài ra, bạn hãy thận trọng nếu xung quanh hồ bơi có gia súc hoặc động vật khác vì ký sinh trùng có thể lây truyền từ chúng sang người. Đồng thời, bất cứ khi nào bạn chạm vào gia súc, hãy chắc chắn vệ sinh tay sạch sẽ sau đó.
Ngoài việc lưu ý tới động vật, bạn còn phải cẩn thận những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em. Không ít cha mẹ mắc sai lầm cho con đi bơi sau khi trẻ bị tiêu chảy vài ngày trước đó. Như đã đề cập, ký sinh trùng Cryptosporidium có thể tồn tại và lây truyền qua đường phân và miệng. Hơn nữa, do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ kém hơn người trưởng thành, bạn cũng không nên để trẻ bơi ở nơi có nguy cơ mắc bệnh cao.
Theo bác sĩ Javaid, những người bị tiêu chảy sau khi đi bơi trong vài ngày không nên tập lặn vì điều đó có thể truyền bệnh cho những người sở hữu sức đề kháng kém.
Nguồn: Health/Helino
Nguy cơ mắc căn bệnh viêm mắt này rất cao khi đi bơi trong mùa hè, ai cũng cần lưu ý
Nếu không chú ý tới loại vi khuẩn thường trú ngụ trong những hồ bơi, bạn có thể mắc phải bệnh viêm kết mạc khi đi bơi trong mùa hè.
Có thể nói, mùa hè là thời điểm tuyệt vời nhất để những khu bể bơi lên ngôi. Do nắng nóng kéo dài nên con người ta cũng cảm thấy mệt mỏi nhanh hơn. Thay vì ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, mọi người rủ nhau tới bể bơi để giải nhiệt trong mùa hè.
Đi bơi trong mùa hè vừa giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái hơn, lại vừa đập tan cơn nóng oi bức ngay tức thì. Tuy nhiên, do nước ở hồ bơi không phải lúc nào cũng được vệ sinh thường xuyên nên nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis trong nước hồ bơi là rất cao. Và vi khuẩn Chlamydia Trachomatis cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm kết mạc khi đi bơi ở bể bơi công cộng.
Bệnh viêm kết mạc là loại bệnh gì?
Viêm kết mạc (hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ) là loại bệnh thường xảy ra vào mùa xuân hè, có thể lây lan thành dịch nếu không chú ý phòng tránh. Khi bị viêm kết mạc, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Chảy nhiều nước mắt.
- Nổi mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt.
- Đau mắt, có cảm giác cộm mắt, khó chịu.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Chảy dịch màu trắng.
- Có gỉ mắt màu vàng hoặc màu xanh lục từ mắt.
- Đột ngột bị mờ mắt.
Tại sao đi bơi ở bể bơi công cộng lại có nguy cơ bị viêm kết mạc cao?
Theo những thống kê gần đây, số người mắc viêm kết mạc tại các bệnh viện mắt đang ngày càng tăng cao, trong đó, một nguyên nhân chính lại xuất phát từ việc đi bơi ở bể bơi công cộng.
Do nước trong bể bơi thường chứa nhiều hóa chất tẩy rửa, đặc biệt là chlorine (Clo). Đây cũng được biết tới là một chất dễ gây kích ứng, khiến mắt bị đỏ. Mặc dù, nước ở hồ bơi cũng được cọ rửa và thay nước thường xuyên, nhưng đây là nơi tắm công cộng nên rất khó để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Khi bạn bơi ở bể bơi công cộng, mắt sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với nước bể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc tấn công trực tiếp vào mắt, gây ra các tổn thương không nhỏ cho đôi mắt. Thêm nữa, nước trong hồ bơi cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn Chlamydia Trachomatis tồn tại và phát triển. Đây là một loại vi khuẩn lây lan từ bộ phận sinh dục, nếu bám vào mắt sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm kết mạc.
Ngoài ra, bệnh viêm kết mạc cũng rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác. Với số lượng người trong bể bơi đông như vậy thì nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc hay bất kỳ loại bệnh nào về da khác cũng có thể xuất hiện.
Vậy phải làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc khi đi bơi ở bể bơi công cộng?
- Đeo kính bơi để giữ cho mắt tránh khỏi những hóa chất độc hại trong bể.
- Khi bơi xong, hãy vệ sinh bên ngoài mắt thật sạch bằng nước để loại bỏ các hóa chất bám trên mắt và lông mi.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt sau khi bơi để giữ cho màng mắt được cân bằng và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
Source (Nguồn tham khảo): Health, Prevention
Theo Helino
Giữ gìn đôi mắt của trẻ khi đi bơi Chắc hẳn ai cũng muốn tận hưởng giây phút ngâm mình một cách sảng khoái trong hồ bơi ngày hè. Đối với trẻ em, bơi lội là một trong những hình thức tập thể dục hiệu quả nhất với nhiều lợi ích. Không chỉ là một bài tập toàn thân tuyệt vời mà còn giúp giải tỏa nóng bức của cái nắng hè....